CTTĐT - Sáng nay (14/4), tại thị xã Nghĩa Lộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Các đại biểu dự Hội nghị
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái; đồng chí Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình. Cùng dự Hội nghị còn có đại biểu các Bộ, ngành, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; đại diện 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để khai thác các lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp của các vùng, miền trên cả nước, bao gồm vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong số các giải pháp về cơ chế, chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong những giải pháp đột phá chiến lược. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả vùng đã tăng gần gấp đôi, từ 13,9% năm 2011 lên 25,9% năm 2021. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho vùng trong giai đoạn này là 578.951 người (chiếm 30,65% cả nước), trong đó đào tạo cho người dân tộc thiểu số là 398.765 người. Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của vùng là 248.985 người, (chiếm 30% số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của cả nước). Lao động qua đào tạo đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 với 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó một trong những đột phá quan trọng là “phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số” và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; trọng tâm là phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững”. Tỉnh Yên Bái đã ban hành thể chế, chính sách đồng bộ với nhiều Nghị quyết, Đề án, chính sách triển khai thực hiện cho cả giai đoạn phủ kín các ngành, lĩnh vực.
Đồng chí cũng khẳng định: Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Cùng với đó là các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ về kiến thức, vốn để đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ và phi nông nghiệp. Đồng thời mong muốn Hội nghị sẽ đưa ra các giải pháp, cách làm hay, phù hợp, những gợi mở quan trọng để Yên Bái và các tỉnh trong vùng tham khảo, học tập, áp dụng vào thực tiễn địa phương; hiến kế để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lượng nông nghiệp trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nội dung thúc đẩy công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi tư duy, nhận thức từ sản xuất nông nghiệp nhỏ theo phương thức sản xuất tự cung, tự cấp theo quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư địa phương sang phương thức sản xuất theo quy mô hợp tác liên kết để tập trung nguồn lực đất đai, phát triển các cây con chủ lực có lợi thế, năng suất và chất lượng để tạo ra giá trị gia tăng cao theo hình thức tổ hợp tác, HTX liên kết, ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc với hệ thống các cơ sở đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo tập trung và bán tập trung để tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận được các chương trình đào tạo có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tế gắn với sản xuất và doanh nghiệp; Tham mưu cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích người học ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, khai thác các thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập, ổn định việc làm và cư trú tại địa phương.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các trường Đại học, cơ sở giáo dục của Bộ tiếp tục trao đổi với các địa phương để phối hợp trong công tác đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các địa phương phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương hoàn chỉnh chương trình giáo dục và chương trình đào tạo nghề; quan tâm đến chương trình đào tạo khuyến nông…
Các đại biểu tham qua các gian hàng OCOP của tỉnh Yên Bái
Nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị đã có 9 gian hàng của 9 huyện, thị, thành phố tỉnh Yên Bái tham gia trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.
2438 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng nay (14/4), tại thị xã Nghĩa Lộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái; đồng chí Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình. Cùng dự Hội nghị còn có đại biểu các Bộ, ngành, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; đại diện 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để khai thác các lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp của các vùng, miền trên cả nước, bao gồm vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong số các giải pháp về cơ chế, chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong những giải pháp đột phá chiến lược. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả vùng đã tăng gần gấp đôi, từ 13,9% năm 2011 lên 25,9% năm 2021. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho vùng trong giai đoạn này là 578.951 người (chiếm 30,65% cả nước), trong đó đào tạo cho người dân tộc thiểu số là 398.765 người. Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của vùng là 248.985 người, (chiếm 30% số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của cả nước). Lao động qua đào tạo đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 với 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó một trong những đột phá quan trọng là “phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số” và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; trọng tâm là phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững”. Tỉnh Yên Bái đã ban hành thể chế, chính sách đồng bộ với nhiều Nghị quyết, Đề án, chính sách triển khai thực hiện cho cả giai đoạn phủ kín các ngành, lĩnh vực.
Đồng chí cũng khẳng định: Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Cùng với đó là các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ về kiến thức, vốn để đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ và phi nông nghiệp. Đồng thời mong muốn Hội nghị sẽ đưa ra các giải pháp, cách làm hay, phù hợp, những gợi mở quan trọng để Yên Bái và các tỉnh trong vùng tham khảo, học tập, áp dụng vào thực tiễn địa phương; hiến kế để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lượng nông nghiệp trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nội dung thúc đẩy công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi tư duy, nhận thức từ sản xuất nông nghiệp nhỏ theo phương thức sản xuất tự cung, tự cấp theo quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư địa phương sang phương thức sản xuất theo quy mô hợp tác liên kết để tập trung nguồn lực đất đai, phát triển các cây con chủ lực có lợi thế, năng suất và chất lượng để tạo ra giá trị gia tăng cao theo hình thức tổ hợp tác, HTX liên kết, ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc với hệ thống các cơ sở đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo tập trung và bán tập trung để tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận được các chương trình đào tạo có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tế gắn với sản xuất và doanh nghiệp; Tham mưu cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích người học ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, khai thác các thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập, ổn định việc làm và cư trú tại địa phương.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các trường Đại học, cơ sở giáo dục của Bộ tiếp tục trao đổi với các địa phương để phối hợp trong công tác đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các địa phương phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương hoàn chỉnh chương trình giáo dục và chương trình đào tạo nghề; quan tâm đến chương trình đào tạo khuyến nông…
Các đại biểu tham qua các gian hàng OCOP của tỉnh Yên Bái
Nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị đã có 9 gian hàng của 9 huyện, thị, thành phố tỉnh Yên Bái tham gia trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.