CTTĐT - Qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết. Dưới đây là tóm tắt nội dung trả lời của các bộ, ngành trung ương (chi tiết nội dung trả lời tại văn bản đính kèm):
Đã có 12/14 ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái đã được các bộ, ngành trung ương trả lời
* Bộ Nội vụ
Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan nghiên cứu, xem xét điều chỉnh theo hướng bổ sung đối tượng và tăng thêm mức hỗ trợ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở để kịp thời động viên, khuyến khích, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đối tượng trên trong quá trình tổ chức, triển khai thực nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Trả lời: Bộ Nội vụ đang tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và cử tri (trong đó có cử tri tỉnh Yên Bái) để trình cấp có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp.
* Ủy ban Dân tộc
+ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu sớm ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 861/QĐ- TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT; kiến nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ Xây dựng sớm ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung thực hiện Tiêu chí hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Trả lời: Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành đang tích cực nghiên cứu, đánh giá để đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Cử tri kiến nghị, Ủy ban Dân tộc và Bộ Xây dựng sớm ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung thực hiện Tiêu chí hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Trả lời: Tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định: “Nhà ở bị dột nát, hư hỏng là loại nhà tạm, nhà dột nát theo quy định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn”. Hiện nay, tiêu chí về nhà ở nông thôn được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại văn bản số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 trong đó quy định “nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng); thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định; không đảm bảo an toàn cho người sử dụng”. Đề nghị tỉnh căn cứ vào hướng dẫn triển khai theo quy định.
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ban hành nghị quyết ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lúa theo hướng nâng hạng mức so với quy định hiện nay để đảm bảo linh hoạt, tạo điều kiện để các địa phưong đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Trả lời: Việc áp dụng chính sách khác cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, lúa theo hướng nâng hạn mức so với quy định hiện nay thì phải được Quốc hội cho phép. Đề nghị tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề xuất, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét.
Hiện nay, Quốc hội đang cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Khánh Hòa, trong đó, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, và chuyển mục đích sử dụng rừng. Sau thời gian thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù của các địa phương nêu trên, sẽ tổng kết, làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp áp dụng cho toàn quốc.
* Bộ Công thương
Cử tri tỉnh Yên Bái về việc đề nghị xem xét điều chỉnh giá mua điện theo hướng tính giá trung bình đối với các dự án thủy điện, điện gió và điện mặt trời, có sự điều chỉnh theo mỗi chu kỳ 5 năm để đảm bảo công bằng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, đồng thời giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án thủy điện.
Trả lời: Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện và các thông tư sửa đổi bổ sung. Theo đó, nguyên tắc xác định giá điện của các nhà máy điện (trong đó có nhà máy thủy điện) được xây dựng trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý của chủ đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án và tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vưọt quá 12%. Giá điện được chủ đầu tư và EVN đàm phán, thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành hàng năm. Như vậy, quy định của Bộ Công Thương đã hướng dẫn việc xác định giá bán điện của dự án nhà máy điện trên cơ sở chi phí đầu tư của dự án và ở mức lợi nhuận hợp lý. Riêng đối với các nhà máy thủy điện nhỏ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW, hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành biểu giá chi phí tránh được ở mức hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất điện từ năng lượng tái tạo cũng như đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
* Bộ Giao thông Vận tải
Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường trên tuyến Quốc lộ 70 để các phương tiện tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn.
Trả lời: Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về nhu cầu đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 70 nhằm phát huy hiệu quả tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho nhân dân trong vùng, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa và hành khách, đảm bảo quốc phòng - an ninh cho tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung.
Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông Vận tải được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên chưa thể cân đối bố trí cho tuyến quốc lộ này. Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để sớm triển khai đầu tư, nâng cấp tuyến đường.
* Bộ Thông tin và Truyền thông
Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị khắc phục tình trạng những người nổi tiếng tham gia quảng cáo, bán các loại thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội không giống quảng cáo khiến người tiêu dùng “tiền mất tật mang”, nguy hại sức khỏe và tính mạng, còn đối tượng lừa đảo thì thu lợi trái phép hàng tỷ đồng gây bức xúc, hoang mang cho người dân.
Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dụng Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sỹ, nghệ sỹ...) vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử (phát tán, lan truyền tin giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm thuần phong mỹ tục...) theo hướng: cấm biểu diễn, cấm sóng, cấm mạng (hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên Đài phát thanh truyền hình, trên môi trường mạng (trang tin, mạng xã hội).
Đối với quảng cáo trên truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo; Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ ngành, Sở Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động của các Đài phát thanh truyền hình trong công tác quảng cáo. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
* Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách cải thiện tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục và Y tế; sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên, học sinh tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…
Trả lời: Ngày 15/02/2023, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; theo đó tại Điều 1. Bổ sung khoản 7 vào Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP như sau:
“7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:
"a) Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3”.
Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được ban hành đã giúp cho viên chức y dự phòng, y tế cơ sở tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.
* Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
+ Cử tri đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ hằng tháng đối với những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xã hội;
Trả lời: Ngày 15/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng. Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cũng quy định việc mở rộng thêm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định đang sống tại các địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Việc nâng mức trợ cấp xã hội và mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi là một cố gắng lớn của Chính phủ trong bối cảnh cả nước đang tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đã quy định tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định: Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn, bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này; đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội; đối tượng người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại địa phương; đối tượng là những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xã hội; đối tượng là người bệnh ung thư, bệnh suy thận mãn tính được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Cử tri đề nghị xem xét, tính toán mức hỗ trợ kinh phí di chuyển hài cốt liệt sỹ về địa phương đảm bảo theo thực tế quãng đường di chuyển
Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, kinh phí hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ bao gồm:
- Hỗ trợ tiền cất bốc hài cốt liệt sĩ 4.000.000 đồng/01 hài cốt liệt sĩ;
- Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (tối đa 03 người) tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ 3.000 đồng/01 km/01 người.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.
+ Cử tri đề nghị tăng mức trợ cấp đối với ngưòi có công theo lộ trình tăng lương cơ sở, tăng lương hưu và một số khoản phụ cấp trợ cấp khác.
Trả lời: Chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, theo mức độ đóng góp, công lao cống hiến, hy sinh của từng diện đối tượng và cân đối trong mặt bằng chính sách nói chung.
Để chăm lo tốt hơn đời sống người có công với cách mạng, ngày 11/11/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 01/7/2023 sẽ thực hiện tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm bảo không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị.
1974 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết. Dưới đây là tóm tắt nội dung trả lời của các bộ, ngành trung ương (chi tiết nội dung trả lời tại văn bản đính kèm):* Bộ Nội vụ
Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan nghiên cứu, xem xét điều chỉnh theo hướng bổ sung đối tượng và tăng thêm mức hỗ trợ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở để kịp thời động viên, khuyến khích, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đối tượng trên trong quá trình tổ chức, triển khai thực nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Trả lời: Bộ Nội vụ đang tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và cử tri (trong đó có cử tri tỉnh Yên Bái) để trình cấp có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp.
* Ủy ban Dân tộc
+ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu sớm ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 861/QĐ- TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT; kiến nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ Xây dựng sớm ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung thực hiện Tiêu chí hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Trả lời: Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành đang tích cực nghiên cứu, đánh giá để đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Cử tri kiến nghị, Ủy ban Dân tộc và Bộ Xây dựng sớm ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung thực hiện Tiêu chí hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Trả lời: Tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định: “Nhà ở bị dột nát, hư hỏng là loại nhà tạm, nhà dột nát theo quy định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn”. Hiện nay, tiêu chí về nhà ở nông thôn được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại văn bản số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 trong đó quy định “nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng); thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định; không đảm bảo an toàn cho người sử dụng”. Đề nghị tỉnh căn cứ vào hướng dẫn triển khai theo quy định.
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ban hành nghị quyết ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lúa theo hướng nâng hạng mức so với quy định hiện nay để đảm bảo linh hoạt, tạo điều kiện để các địa phưong đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Trả lời: Việc áp dụng chính sách khác cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, lúa theo hướng nâng hạn mức so với quy định hiện nay thì phải được Quốc hội cho phép. Đề nghị tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề xuất, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét.
Hiện nay, Quốc hội đang cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Khánh Hòa, trong đó, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, và chuyển mục đích sử dụng rừng. Sau thời gian thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù của các địa phương nêu trên, sẽ tổng kết, làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp áp dụng cho toàn quốc.
* Bộ Công thương
Cử tri tỉnh Yên Bái về việc đề nghị xem xét điều chỉnh giá mua điện theo hướng tính giá trung bình đối với các dự án thủy điện, điện gió và điện mặt trời, có sự điều chỉnh theo mỗi chu kỳ 5 năm để đảm bảo công bằng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, đồng thời giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án thủy điện.
Trả lời: Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 57/2020/TT-Bộ Chính trị ngày 31/12/2020 quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện và các thông tư sửa đổi bổ sung. Theo đó, nguyên tắc xác định giá điện của các nhà máy điện (trong đó có nhà máy thủy điện) được xây dựng trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý của chủ đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án và tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vưọt quá 12%. Giá điện được chủ đầu tư và EVN đàm phán, thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành hàng năm. Như vậy, quy định của Bộ Công Thương đã hướng dẫn việc xác định giá bán điện của dự án nhà máy điện trên cơ sở chi phí đầu tư của dự án và ở mức lợi nhuận hợp lý. Riêng đối với các nhà máy thủy điện nhỏ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW, hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành biểu giá chi phí tránh được ở mức hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất điện từ năng lượng tái tạo cũng như đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
* Bộ Giao thông Vận tải
Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường trên tuyến Quốc lộ 70 để các phương tiện tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn.
Trả lời: Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về nhu cầu đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 70 nhằm phát huy hiệu quả tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho nhân dân trong vùng, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa và hành khách, đảm bảo quốc phòng - an ninh cho tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung.
Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông Vận tải được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên chưa thể cân đối bố trí cho tuyến quốc lộ này. Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để sớm triển khai đầu tư, nâng cấp tuyến đường.
* Bộ Thông tin và Truyền thông
Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị khắc phục tình trạng những người nổi tiếng tham gia quảng cáo, bán các loại thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội không giống quảng cáo khiến người tiêu dùng “tiền mất tật mang”, nguy hại sức khỏe và tính mạng, còn đối tượng lừa đảo thì thu lợi trái phép hàng tỷ đồng gây bức xúc, hoang mang cho người dân.
Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dụng Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sỹ, nghệ sỹ...) vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử (phát tán, lan truyền tin giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm thuần phong mỹ tục...) theo hướng: cấm biểu diễn, cấm sóng, cấm mạng (hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên Đài phát thanh truyền hình, trên môi trường mạng (trang tin, mạng xã hội).
Đối với quảng cáo trên truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo; Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ ngành, Sở Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động của các Đài phát thanh truyền hình trong công tác quảng cáo. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
* Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cử tri kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách cải thiện tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục và Y tế; sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên, học sinh tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…
Trả lời: Ngày 15/02/2023, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; theo đó tại Điều 1. Bổ sung khoản 7 vào Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP như sau:
“7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:
"a) Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3”.
Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được ban hành đã giúp cho viên chức y dự phòng, y tế cơ sở tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.
* Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
+ Cử tri đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ hằng tháng đối với những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xã hội;
Trả lời: Ngày 15/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng. Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cũng quy định việc mở rộng thêm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định đang sống tại các địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. Việc nâng mức trợ cấp xã hội và mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi là một cố gắng lớn của Chính phủ trong bối cảnh cả nước đang tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đã quy định tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định: Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn, bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này; đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội; đối tượng người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại địa phương; đối tượng là những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xã hội; đối tượng là người bệnh ung thư, bệnh suy thận mãn tính được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Cử tri đề nghị xem xét, tính toán mức hỗ trợ kinh phí di chuyển hài cốt liệt sỹ về địa phương đảm bảo theo thực tế quãng đường di chuyển
Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, kinh phí hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ bao gồm:
- Hỗ trợ tiền cất bốc hài cốt liệt sĩ 4.000.000 đồng/01 hài cốt liệt sĩ;
- Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (tối đa 03 người) tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ 3.000 đồng/01 km/01 người.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.
+ Cử tri đề nghị tăng mức trợ cấp đối với ngưòi có công theo lộ trình tăng lương cơ sở, tăng lương hưu và một số khoản phụ cấp trợ cấp khác.
Trả lời: Chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, theo mức độ đóng góp, công lao cống hiến, hy sinh của từng diện đối tượng và cân đối trong mặt bằng chính sách nói chung.
Để chăm lo tốt hơn đời sống người có công với cách mạng, ngày 11/11/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 01/7/2023 sẽ thực hiện tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm bảo không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị.