CTTĐT - Ngày 18/4, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Quý I năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%; ngành khai khoáng giảm 4,5%. Có 48 địa phương có IIP quý I/2023 tăng và 15 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Về xuất nhập khẩu, tính chung quý I năm 2023, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ; có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, giảm 2 mặt hàng so với quý I/2022, chiếm 77,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 04 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,8%).
Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã nêu những khó khăn chủ yếu trong các hoạt động của ngành Công Thương như: thiếu thông tin thị trường; nguồn vốn cho vay sản xuất, kinh doanh vẫn khó tiếp cận. Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm; các dự án điện còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xuất khẩu; giải quyết và xử lý chỉ số hàng tồn kho; cắt giảm thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh; đề xuất hỗ trợ vốn và giảm lãi suất ngân hàng...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Công Thương. Ảnh Báo Công Thương
Tiếp thu, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo khả thi, phù hợp với các FTA đã ký kết; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi, phát triển sản xuất. Cùng với đó đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa, các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước để kết nối giữa sản xuất với thị trường, ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước thông qua kết nối giữa các cơ quan của Bộ Công Thương, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngành Công Thương hiện đang nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm đạt kế hoạch dự kiến năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp cả năm phấn đấu tăng khoảng 8-9% so với năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước dự kiến tăng khoảng 8-9%; tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước dự kiến tăng 6% so với năm trước.
Tại Yên Bái, theo báo cáo của Sở Công Thương, quý I, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 10,34% so với cùng kỳ 2022; chỉ số công nghiệp quý I tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 ước đạt 62,67 USD, giảm 0,75% so với cùng kỳ năm trước.
|
2651 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18/4, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Quý I năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%; ngành khai khoáng giảm 4,5%. Có 48 địa phương có IIP quý I/2023 tăng và 15 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Về xuất nhập khẩu, tính chung quý I năm 2023, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ; có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, giảm 2 mặt hàng so với quý I/2022, chiếm 77,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 04 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,8%).
Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã nêu những khó khăn chủ yếu trong các hoạt động của ngành Công Thương như: thiếu thông tin thị trường; nguồn vốn cho vay sản xuất, kinh doanh vẫn khó tiếp cận. Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm; các dự án điện còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xuất khẩu; giải quyết và xử lý chỉ số hàng tồn kho; cắt giảm thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh; đề xuất hỗ trợ vốn và giảm lãi suất ngân hàng...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Công Thương. Ảnh Báo Công Thương
Tiếp thu, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo khả thi, phù hợp với các FTA đã ký kết; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi, phát triển sản xuất. Cùng với đó đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa, các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước để kết nối giữa sản xuất với thị trường, ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước thông qua kết nối giữa các cơ quan của Bộ Công Thương, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, qua đó giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngành Công Thương hiện đang nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm đạt kế hoạch dự kiến năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp cả năm phấn đấu tăng khoảng 8-9% so với năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước dự kiến tăng khoảng 8-9%; tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước dự kiến tăng 6% so với năm trước.
Tại Yên Bái, theo báo cáo của Sở Công Thương, quý I, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 10,34% so với cùng kỳ 2022; chỉ số công nghiệp quý I tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 ước đạt 62,67 USD, giảm 0,75% so với cùng kỳ năm trước.
Các bài khác
- Cuộc diễn tập ứng phó bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thị xã Nghĩa Lộ năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 26/5/2023 (18/04/2023)
- Chi tiết phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng từ ngày 01/7/2023 (18/04/2023)
- Yên Bái thành lập Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh (16/04/2023)
- Yên Bái tổ chức gian trưng bày xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch tại thành phố Hà Nội (15/04/2023)
- Hội nghị phát triển mô hình và nguồn nhân lực du lịch canh nông (14/04/2023)
- Gặp mặt hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và doanh nghiệp thành viên năm 2023 (14/04/2023)
- Hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (14/04/2023)
- Điện lực Yên Bái tích cực tiếp nhận và xử lý phản ánh, góp ý của người dân trên ứng dụng công dân số YenBai-S (14/04/2023)
- Hội nghị truyền thông phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (13/04/2023)
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc với tỉnh Yên Bái (13/04/2023)
Xem thêm »