CTTĐT - Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
.
Mục tiêu tổng quát
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; thuộc nhóm phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lựa chọn 4 khâu đột phá đó là:
* Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả gắn với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.
* Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
* Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ đào tạo gắn với nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, từng bước đưa dịch vụ khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của tỉnh.
* Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu tư công và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông liên kết nội vùng, liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội), thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản...
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; Phương án quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng; Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển hạ tầng xã hội; Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Phương án phát triển hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang; Phương án quan trắc môi trường; Phương án phát triển bền vững rừng và kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu...
Việc sắp xếp, bố trí lại không gian phát triển nông thôn bảo đảm tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vật chất cho người dân, thuận tiện trong sản xuất và ổn định lâu dài, tránh các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, thường xảy ra lũ quét, lũ ống.
Đối với các trung tâm đô thị lớn (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ): Phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, xanh, chủ yếu phát triển các ngành nghề mới và chuyên môn hóa như sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Đối với các huyện trong tỉnh: Hoạt động chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp; mức độ đô thị hóa thấp.
Phát triển làng nghề: Khôi phục, phát triển các làng nghề đan xen trong các khu dân cư nông thôn, kết hợp hài hòa giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương, bảo tồn bản sắc dân tộc.
Về giải pháp thực hiện quy hoạch đó là: Huy động vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước, từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường; Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
3882 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Mục tiêu tổng quát
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; thuộc nhóm phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lựa chọn 4 khâu đột phá đó là:
* Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả gắn với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.
* Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
* Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ đào tạo gắn với nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, từng bước đưa dịch vụ khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của tỉnh.
* Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu tư công và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông liên kết nội vùng, liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội), thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản...
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; Phương án quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng; Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển hạ tầng xã hội; Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Phương án phát triển hệ thống xử lý chất thải, nghĩa trang; Phương án quan trắc môi trường; Phương án phát triển bền vững rừng và kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu...
Việc sắp xếp, bố trí lại không gian phát triển nông thôn bảo đảm tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vật chất cho người dân, thuận tiện trong sản xuất và ổn định lâu dài, tránh các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, thường xảy ra lũ quét, lũ ống.
Đối với các trung tâm đô thị lớn (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ): Phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, xanh, chủ yếu phát triển các ngành nghề mới và chuyên môn hóa như sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Đối với các huyện trong tỉnh: Hoạt động chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp; mức độ đô thị hóa thấp.
Phát triển làng nghề: Khôi phục, phát triển các làng nghề đan xen trong các khu dân cư nông thôn, kết hợp hài hòa giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương, bảo tồn bản sắc dân tộc.
Về giải pháp thực hiện quy hoạch đó là: Huy động vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước, từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường; Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.