CTTĐT - Cùng với thời kỳ đổi mới, nhu cầu đọc sách không còn thuần túy, truyền thống mà dần thay đổi với nhiều loại hình, hình thức như: Đọc sách thông qua máy tính, điện thoại thông minh, sách nói… Trước sự phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Thư viện tỉnh Yên Bái đã từng bước đổi mới, bắt kịp xu thế, tạo hứng khởi cho độc giả với các phần mềm, ứng dụng hiện đại thông qua chương trình đọc sách trên nền tảng số.
Chị Hồng Thanh Tâm – cán bộ Văn phòng UBND tỉnh là người rất chăm chỉ đọc sách. Tuy nhiên theo chị, việc đến thư viện để tìm kiếm thêm tài liệu phục vụ cho công việc dù rất hiệu quả nhưng vì bản thân phải đi làm trong giờ hành chính nên không có thời gian để đến thư viện đọc sách. Chị chia sẻ: "Hệ thống thư viện tỉnh có kho dữ liệu được số hóa, lưu giữ trực tuyến đã giúp độc giả có thể khai thác, đọc sách và tiếp cận các tài liệu bất cứ lúc nào".
Giờ đây, mong mỏi của chị Tâm cũng như nhiều độc giả có nhu cầu tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy... đã trở thành hiện thực.
Để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đọc, Thư viện tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội nhằm giới thiệu tài liệu đến người đọc, là kênh tiếp nhận phản hồi, đăng ký làm thẻ, gia hạn hay mượn trực tuyến, tài liệu số... phục vụ hiệu quả việc cung cấp thông tin, tư liệu cho người đọc nhanh, chính xác và thuận tiện.
Công việc của chị Bùi Thị Dịu - Kho Địa chí, Phòng Công tác bạn đọc, Thư viện tỉnh Yên Bái là scan, cắt, xử lý và đưa lên trang web khoảng 300 trang sách, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu của Thư viện tỉnh. Đây là một phần trong công tác số hóa tài liệu của Thư viện tỉnh Yên Bái.
Thông qua các chương trình số hóa tài liệu, trang Thư viện số của Thư viện tỉnh Yên Bái tại địa chỉ http://sohoa.thuvientinhyenbai.gov.vn đã xây dựng các bộ sưu tập số, tài liệu cổ, tài liệu về địa phương, tài liệu phục vụ giáo viên và học sinh các cấp học. Đây là trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử của thư viện. Với trang thông tin điện tử này, bạn đọc có thể tra cứu tài liệu bằng các thiết bị công nghệ có kết nối internet và đọc tài liệu trực tuyến vào bất kỳ thời gian nào và ở đâu.
Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã ảnh hưởng đến công tác phục vụ bạn đọc, Thư viện tỉnh đã chủ động đề ra các giải pháp chuyển đổi hình thức phục vụ bạn đọc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Bên cạnh sử dụng trang thông tin điện tử, Thư viện còn tuyên truyền và giới thiệu sách thông qua các trang fanpage, youtube…
Tính riêng trong Quý 1/2023, Thư viện tỉnh đã thực hiện số hóa 11.182 trang tài liệu (đạt 30,4% kế hoạch giao), sưu tầm 850 trang tài liệu số (đạt 11,9% kế hoạch giao) để bổ sung vào 09 bộ sưu tập số đăng tải trên Website giúp bạn đọc được tiếp cận với nhiều loại hình tài liệu.
Nhờ đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần duy trì và thu hút được lượng lớn độc giả đến với Thư viện tỉnh. Trong Quý 1/2023, Thư viện tỉnh đã cấp 1.064 thẻ bạn đọc (đạt 32,3% kế hoạch giao). Tổng số lượt tài nguyên thông tin được phục vụ là 58.818 lượt, trong đó: 20.120 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện (đạt17,4% kế hoạch giao), 36.687 lượt tài nguyên thông tin phục vụ lưu động (đạt 45,7% kế hoạch giao), 2.011 lượt tài nguyên thông tin phục vụ thông qua không gian mạng.
Song song với đó, Thư viện tỉnh còn thực hiện tốt các hoạt động tại các xe thư viện lưu động. Xe thư viện lưu động đã đi phục vụ tại cơ sở được 57 buổi (đạt 39,3% kế hoạch giao), trong đó có 06 buổi phục vụ tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (đạt 30% kế hoạch giao). Tổng số lượt bạn đọc được thư viện phục vụ là 40.417 lượt (đạt 40,4 % kế hoạch giao), trong đó 15.970 lượt bạn đọc được phục vụ tại thư viện, 19.164 lượt bạn đọc phục vụ lưu động và 5.283 lượt bạn đọc được phục vụ thông qua không gian mạng.
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành là 1 trong 12 trường học trong toàn tỉnh đăng ký chia sẻ dữ liệu thư viện số với Thư viện tỉnh (ảnh trên). Từ tài khoản đăng ký, thư viện nhà trường được tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh
Trong ngày sách Việt Nam 21/4 năm nay, Thư viện tỉnh Yên Bái tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 theo chủ đề “Ứng dụng nền tảng công nghệ để nghe và đọc sách” nhằm truyền tải thông điệp “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”, “Sách cho tôi, cho bạn”, tuyên truyền về giá trị của sách, tiện ích của sách điện tử, thư viện điện tử và phong trào đọc sách trong cộng đồng. Đồng thời, giới thiệu sách theo chủ đề trên mạng xã hội, website, trên Cổng Thông tin điện tử; tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách báo, xếp mô hình sách nghệ thuật phục vụ bạn đọc tại thư viện và tủ sách cơ sở…
Đồng chí Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái cho biết: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong thời gian tới, ngoài việc phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng theo cách truyền thống, Thư viện tỉnh sẽ tiếp tục kết hợp với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào phục vụ bạn đọc nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại tỉnh Yên Bái. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trước hết, Thư viện tỉnh sẽ tăng cường bổ sung nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, thực hiện sưu tầm, số hóa tài liệu để bổ sung vào các bộ sưu tập số. Đồng thời, đổi mới các hoạt động nghiệp vụ, phương thức phục vụ để thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Duy trì, đẩy mạnh chương trình thu hút bạn đọc tại các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh.
2837 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với thời kỳ đổi mới, nhu cầu đọc sách không còn thuần túy, truyền thống mà dần thay đổi với nhiều loại hình, hình thức như: Đọc sách thông qua máy tính, điện thoại thông minh, sách nói… Trước sự phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Thư viện tỉnh Yên Bái đã từng bước đổi mới, bắt kịp xu thế, tạo hứng khởi cho độc giả với các phần mềm, ứng dụng hiện đại thông qua chương trình đọc sách trên nền tảng số.Chị Hồng Thanh Tâm – cán bộ Văn phòng UBND tỉnh là người rất chăm chỉ đọc sách. Tuy nhiên theo chị, việc đến thư viện để tìm kiếm thêm tài liệu phục vụ cho công việc dù rất hiệu quả nhưng vì bản thân phải đi làm trong giờ hành chính nên không có thời gian để đến thư viện đọc sách. Chị chia sẻ: "Hệ thống thư viện tỉnh có kho dữ liệu được số hóa, lưu giữ trực tuyến đã giúp độc giả có thể khai thác, đọc sách và tiếp cận các tài liệu bất cứ lúc nào".
Giờ đây, mong mỏi của chị Tâm cũng như nhiều độc giả có nhu cầu tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy... đã trở thành hiện thực.
Để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đọc, Thư viện tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội nhằm giới thiệu tài liệu đến người đọc, là kênh tiếp nhận phản hồi, đăng ký làm thẻ, gia hạn hay mượn trực tuyến, tài liệu số... phục vụ hiệu quả việc cung cấp thông tin, tư liệu cho người đọc nhanh, chính xác và thuận tiện.
Công việc của chị Bùi Thị Dịu - Kho Địa chí, Phòng Công tác bạn đọc, Thư viện tỉnh Yên Bái là scan, cắt, xử lý và đưa lên trang web khoảng 300 trang sách, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu của Thư viện tỉnh. Đây là một phần trong công tác số hóa tài liệu của Thư viện tỉnh Yên Bái.
Thông qua các chương trình số hóa tài liệu, trang Thư viện số của Thư viện tỉnh Yên Bái tại địa chỉ http://sohoa.thuvientinhyenbai.gov.vn đã xây dựng các bộ sưu tập số, tài liệu cổ, tài liệu về địa phương, tài liệu phục vụ giáo viên và học sinh các cấp học. Đây là trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử của thư viện. Với trang thông tin điện tử này, bạn đọc có thể tra cứu tài liệu bằng các thiết bị công nghệ có kết nối internet và đọc tài liệu trực tuyến vào bất kỳ thời gian nào và ở đâu.
Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã ảnh hưởng đến công tác phục vụ bạn đọc, Thư viện tỉnh đã chủ động đề ra các giải pháp chuyển đổi hình thức phục vụ bạn đọc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Bên cạnh sử dụng trang thông tin điện tử, Thư viện còn tuyên truyền và giới thiệu sách thông qua các trang fanpage, youtube…
Tính riêng trong Quý 1/2023, Thư viện tỉnh đã thực hiện số hóa 11.182 trang tài liệu (đạt 30,4% kế hoạch giao), sưu tầm 850 trang tài liệu số (đạt 11,9% kế hoạch giao) để bổ sung vào 09 bộ sưu tập số đăng tải trên Website giúp bạn đọc được tiếp cận với nhiều loại hình tài liệu.
Nhờ đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần duy trì và thu hút được lượng lớn độc giả đến với Thư viện tỉnh. Trong Quý 1/2023, Thư viện tỉnh đã cấp 1.064 thẻ bạn đọc (đạt 32,3% kế hoạch giao). Tổng số lượt tài nguyên thông tin được phục vụ là 58.818 lượt, trong đó: 20.120 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện (đạt17,4% kế hoạch giao), 36.687 lượt tài nguyên thông tin phục vụ lưu động (đạt 45,7% kế hoạch giao), 2.011 lượt tài nguyên thông tin phục vụ thông qua không gian mạng.
Song song với đó, Thư viện tỉnh còn thực hiện tốt các hoạt động tại các xe thư viện lưu động. Xe thư viện lưu động đã đi phục vụ tại cơ sở được 57 buổi (đạt 39,3% kế hoạch giao), trong đó có 06 buổi phục vụ tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (đạt 30% kế hoạch giao). Tổng số lượt bạn đọc được thư viện phục vụ là 40.417 lượt (đạt 40,4 % kế hoạch giao), trong đó 15.970 lượt bạn đọc được phục vụ tại thư viện, 19.164 lượt bạn đọc phục vụ lưu động và 5.283 lượt bạn đọc được phục vụ thông qua không gian mạng.
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành là 1 trong 12 trường học trong toàn tỉnh đăng ký chia sẻ dữ liệu thư viện số với Thư viện tỉnh (ảnh trên). Từ tài khoản đăng ký, thư viện nhà trường được tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh
Trong ngày sách Việt Nam 21/4 năm nay, Thư viện tỉnh Yên Bái tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 theo chủ đề “Ứng dụng nền tảng công nghệ để nghe và đọc sách” nhằm truyền tải thông điệp “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”, “Sách cho tôi, cho bạn”, tuyên truyền về giá trị của sách, tiện ích của sách điện tử, thư viện điện tử và phong trào đọc sách trong cộng đồng. Đồng thời, giới thiệu sách theo chủ đề trên mạng xã hội, website, trên Cổng Thông tin điện tử; tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách báo, xếp mô hình sách nghệ thuật phục vụ bạn đọc tại thư viện và tủ sách cơ sở…
Đồng chí Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái cho biết: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong thời gian tới, ngoài việc phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng theo cách truyền thống, Thư viện tỉnh sẽ tiếp tục kết hợp với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào phục vụ bạn đọc nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc tại tỉnh Yên Bái. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trước hết, Thư viện tỉnh sẽ tăng cường bổ sung nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, thực hiện sưu tầm, số hóa tài liệu để bổ sung vào các bộ sưu tập số. Đồng thời, đổi mới các hoạt động nghiệp vụ, phương thức phục vụ để thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Duy trì, đẩy mạnh chương trình thu hút bạn đọc tại các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh.