CTTĐT - Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức gặp cán bộ tham gia Đề án số 11 – ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh uỷ về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quán lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Toàn cảnh buổi Hội nghị
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng 191 đại biểu là cán bộ tham gia Đề án 11.
Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc và định hướng Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Sau gần 05 năm thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyển chọn cán bộ tham gia Đề án được tiến hành công phu, bài bản, kỹ lưỡng, đảm bảo công khai, minh bạch. Qua 2 đợt đã tuyển chọn được 210 cán bộ thực sự nổi trội, có tố chất, triển vọng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Công tác quản lý cán bộ tham gia Đề án được tăng cường, bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Đề án được chú trọng. Đã tổ chức đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho 91 cán bộ; 2 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho 150 cán bộ tham gia Đề án được tuyển chọn đợt 1 năm 2018; cử 54 cán bộ trẻ tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Trường Đảng Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc; tổ chức 4 khóa tập huấn cho 124 cán bộ về kỹ năng quản trị doanh nghiệp tại Công ty LG Electronics Việt Nam. Cùng với đó, các cán bộ thuộc Đề án cũng thường xuyên được cập nhật thông tin, kiến thức về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị của tỉnh thông qua việc tham gia dự thính các Kỳ họp của HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, các Hội nghị thường kỳ, chuyên đề của Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện.
Hầu hết cán bộ thuộc Đề án đều đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Đến nay, sau quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hiện đang có 71/173 cán bộ được quy hoạch vào các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trong đó 7 đồng chí được quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ tiếp theo. Từ năm 2018 đến nay đã thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái 102 lượt cán bộ thuộc Đề án, gắn với sắp xếp, bố trí nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của Đề án, cũng như công tác cán bộ ở một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương như: Một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn, đề xuất, giới thiệu nhân sự tham gia Đề án; Việc thực hiện Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quản lý cán bộ tham gia Đề án còn nhiều hạn chế; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chủ động và chưa phối hợp tốt với cơ quan Thường trực Đề án (Ban Tổ chức Tỉnh ủy) trong việc xây dựng và thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo tính khả thi, hiệu quả’ Ý thức tổ chức kỷ luật của một số ít cán bộ tham gia Đề án còn hạn chế; chưa nhiệt tình, thiếu khát vọng cống hiến…
Trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn và cởi mở, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy đề nghị các đồng chí thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đang quản lý, sử dụng cán bộ thuộc Đề án cần tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong thực hiện Đề án. Đối với các cán bộ tham gia Đề án cần thẳng thắn, cởi mở, thảo luận, trao đổi, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia Đề án; mạnh dạn tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị các giải pháp để Đề án được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới. Với các đồng chí đã được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, đề nghị tập trung chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bản thân trong việc khắc phục khó khăn khi tham gia Đề án; đề xuất, kiến nghị về những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phần thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã phổ biến, quán triệt Quy định số 25-QĐ/TU về quản lý cán bộ tham gia Đề án; Kế hoạch số 120-KH/TU về thực hiện Đề án năm 2023; báo cáo kết quả khảo sát thông tin về thực hiện một số nội dung của Đề án và kiến nghị, đề xuất.
Đồng chí Lê Trí Hà - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện Đề án và công tác quản lý cán bộ tham gia Đề án; chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tham gia Đề án và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ sở; ý thức, trách nhiệm, định hướng phấn đấu, phát triển của bản thân trong quá trình tham gia Đề án…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy khẳng định: Đề án số 11-ĐA/TU là một trong những giải pháp mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh, với tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn, từ khâu phát hiện, tuyển chọn cho đến đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ; đã được minh chứng rõ nét bằng chính những kết quả tích cực trong công tác cán bộ nói chung, kết quả thực hiện Đề án 11-ĐA/TU nói riêng trong thời gian qua. Các cán bộ thuộc Đề án luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy được năng lực, sở trường, tiếp cận nhanh với công việc; nỗ lực học hỏi, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị có cán bộ luân chuyển, điều động đã có những thay đổi tích cực, qua đó tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của Đề án đã đề ra, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Quan tâm xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ tại chỗ, kết hợp với điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường đi cơ sở, nhằm tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, đồng thời rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý qua thực tiễn công tác. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần xây dựng một môi trường công tác thuận lợi và tạo mọi điều kiện để cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số được rèn luyện, cống hiến.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát huy tốt vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Thường xuyên rà soát, đề xuất để Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố. Tham mưu xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ thuộc Đề án đảm bảo quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Đại biểu tham gia Đề án 11 dự Hội nghị
Đối với các cán bộ tham gia Đề án, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của Đề án và trách nhiệm của mình khi tham gia Đề án. Kiên trì phấn đấu, rèn luyện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; tích cực tham gia dào tạo, bổi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cần xác định mục tiêu, động cơ phấn đấu rõ ràng và xây dựng kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, chuyên nghiệp; đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, chuẩn bị tốt tư tưởng và tâm thế cho mình, sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công; chấp nhận khó khăn, gian khổ, xung kích, tình nguyện đi cơ sở để rèn luyện và khẳng định bản thân với tinh thần “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Đối với các cán bộ thuộc Đề án đã giữ các chức vụ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và trọng trách của mình, tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến để bản thân ngày càng tiến bộ, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác nói riêng và cho tỉnh Yên Bái nói chung. Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình, gương mẫu giúp đỡ, tạo động lực, nguồn cảm hứng cho cán bộ khác của Đề án phấn đấu, rèn luyện, cùng nhau phát triển, để tỉnh Yên Bái có một đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thực sự chất lượng, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Đồng chí tin tưởng các cán bộ thuộc Đề án 11-ĐA/TU sẽ luôn là những tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, khát khao cống hiến, quyết tâm vượt khó vươn lên, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sứ mệnh đưa tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.
2448 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức gặp cán bộ tham gia Đề án số 11 – ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh uỷ về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quán lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng 191 đại biểu là cán bộ tham gia Đề án 11.
Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc và định hướng Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Sau gần 05 năm thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyển chọn cán bộ tham gia Đề án được tiến hành công phu, bài bản, kỹ lưỡng, đảm bảo công khai, minh bạch. Qua 2 đợt đã tuyển chọn được 210 cán bộ thực sự nổi trội, có tố chất, triển vọng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Công tác quản lý cán bộ tham gia Đề án được tăng cường, bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Đề án được chú trọng. Đã tổ chức đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho 91 cán bộ; 2 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho 150 cán bộ tham gia Đề án được tuyển chọn đợt 1 năm 2018; cử 54 cán bộ trẻ tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại Trường Đảng Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc; tổ chức 4 khóa tập huấn cho 124 cán bộ về kỹ năng quản trị doanh nghiệp tại Công ty LG Electronics Việt Nam. Cùng với đó, các cán bộ thuộc Đề án cũng thường xuyên được cập nhật thông tin, kiến thức về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị của tỉnh thông qua việc tham gia dự thính các Kỳ họp của HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, các Hội nghị thường kỳ, chuyên đề của Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện.
Hầu hết cán bộ thuộc Đề án đều đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Đến nay, sau quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hiện đang có 71/173 cán bộ được quy hoạch vào các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trong đó 7 đồng chí được quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ tiếp theo. Từ năm 2018 đến nay đã thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái 102 lượt cán bộ thuộc Đề án, gắn với sắp xếp, bố trí nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của Đề án, cũng như công tác cán bộ ở một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương như: Một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn, đề xuất, giới thiệu nhân sự tham gia Đề án; Việc thực hiện Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quản lý cán bộ tham gia Đề án còn nhiều hạn chế; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chủ động và chưa phối hợp tốt với cơ quan Thường trực Đề án (Ban Tổ chức Tỉnh ủy) trong việc xây dựng và thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo tính khả thi, hiệu quả’ Ý thức tổ chức kỷ luật của một số ít cán bộ tham gia Đề án còn hạn chế; chưa nhiệt tình, thiếu khát vọng cống hiến…
Trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn và cởi mở, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy đề nghị các đồng chí thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đang quản lý, sử dụng cán bộ thuộc Đề án cần tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong thực hiện Đề án. Đối với các cán bộ tham gia Đề án cần thẳng thắn, cởi mở, thảo luận, trao đổi, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia Đề án; mạnh dạn tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị các giải pháp để Đề án được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới. Với các đồng chí đã được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, đề nghị tập trung chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bản thân trong việc khắc phục khó khăn khi tham gia Đề án; đề xuất, kiến nghị về những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phần thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã phổ biến, quán triệt Quy định số 25-QĐ/TU về quản lý cán bộ tham gia Đề án; Kế hoạch số 120-KH/TU về thực hiện Đề án năm 2023; báo cáo kết quả khảo sát thông tin về thực hiện một số nội dung của Đề án và kiến nghị, đề xuất.
Đồng chí Lê Trí Hà - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện Đề án và công tác quản lý cán bộ tham gia Đề án; chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tham gia Đề án và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ sở; ý thức, trách nhiệm, định hướng phấn đấu, phát triển của bản thân trong quá trình tham gia Đề án…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy khẳng định: Đề án số 11-ĐA/TU là một trong những giải pháp mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh, với tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn, từ khâu phát hiện, tuyển chọn cho đến đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ; đã được minh chứng rõ nét bằng chính những kết quả tích cực trong công tác cán bộ nói chung, kết quả thực hiện Đề án 11-ĐA/TU nói riêng trong thời gian qua. Các cán bộ thuộc Đề án luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy được năng lực, sở trường, tiếp cận nhanh với công việc; nỗ lực học hỏi, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị có cán bộ luân chuyển, điều động đã có những thay đổi tích cực, qua đó tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của Đề án đã đề ra, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Quan tâm xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ tại chỗ, kết hợp với điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường đi cơ sở, nhằm tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, đồng thời rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý qua thực tiễn công tác. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần xây dựng một môi trường công tác thuận lợi và tạo mọi điều kiện để cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số được rèn luyện, cống hiến.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát huy tốt vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Thường xuyên rà soát, đề xuất để Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố. Tham mưu xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ thuộc Đề án đảm bảo quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Đại biểu tham gia Đề án 11 dự Hội nghị
Đối với các cán bộ tham gia Đề án, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của Đề án và trách nhiệm của mình khi tham gia Đề án. Kiên trì phấn đấu, rèn luyện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; tích cực tham gia dào tạo, bổi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cần xác định mục tiêu, động cơ phấn đấu rõ ràng và xây dựng kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, chuyên nghiệp; đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, chuẩn bị tốt tư tưởng và tâm thế cho mình, sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công; chấp nhận khó khăn, gian khổ, xung kích, tình nguyện đi cơ sở để rèn luyện và khẳng định bản thân với tinh thần “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Đối với các cán bộ thuộc Đề án đã giữ các chức vụ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và trọng trách của mình, tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến để bản thân ngày càng tiến bộ, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác nói riêng và cho tỉnh Yên Bái nói chung. Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình, gương mẫu giúp đỡ, tạo động lực, nguồn cảm hứng cho cán bộ khác của Đề án phấn đấu, rèn luyện, cùng nhau phát triển, để tỉnh Yên Bái có một đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thực sự chất lượng, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Đồng chí tin tưởng các cán bộ thuộc Đề án 11-ĐA/TU sẽ luôn là những tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, khát khao cống hiến, quyết tâm vượt khó vươn lên, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sứ mệnh đưa tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.