CTTĐT - Sau 15 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đem lại những chuyển biến tích cực, khá toàn diện, phong phú trong hoạt động văn học, nghệ thuật, từ sáng tác đến xuất bản, từ phong trào quần chúng đến hoạt động chuyên nghiệp với nhiều kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực, từ sáng tạo đến nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, củng cố, đổi mới hoạt động Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh; xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật quần chúng... đã góp phần bồi đắp giá trị đạo đức, xây dựng môi trường văn học nghệ thuật lành mạnh, khơi dậy khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ Yên Bái vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã và đang đảm nhiệm vai trò, trọng trách quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn tỉnh hiện có 720 di sản văn hóa vật thể và 574 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đã có 18 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và 21 người được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân đã có nhiều đóng góp tích cực trong nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản, điển hình như các nghệ nhân Lò Văn Biến, Giàng A Su, Hoàng Tương Lai, Đặng Thị Thanh...
Một lớp dạy chữ Thái cổ ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh đối với công tác truyền dạy và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, đến nay, đã có 25 đội văn nghệ được hỗ trợ thành lập mới, 50 đội văn nghệ được hỗ trợ duy trì hoạt động; 07 lớp truyền dạy được hỗ trợ theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/04/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các nghệ nhân ưu tú trên địa bàn cũng được địa phương hỗ trợ mở các lớp truyền dạy lại các di sản văn hóa phi vật thể cho các lớp trẻ (dạy chữ Thái cổ, nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ; dạy tiếng nói, chữ nôm Dao ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên; lớp học đàn tính - hát Then của dân tộc Tày ở Trấn Yên....). Việc mở lớp truyền dạy kết hợp với đưa vào chương trình học ở các trường tiểu học, trung học phổ thông đã tạo nên sức sống cho các di sản văn hóa phi vật thể, giúp cho các thế hệ sau trân trọng giá trị của di sản.
Hoạt động sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật không ngừng phát triển, với các khuynh hướng sáng tạo tích cực, bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, phản ánh chân thực đời sống xã hội, mang đậm giá trị chân - thiện- mỹ, đã đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, của tỉnh, bám sát thực tiễn và hơi thở cuộc sống; đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, quảng bá hình ảnh Yên Bái đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đã vinh dự đoạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi của Trung ương, của tỉnh và một số cuộc thi quốc tế.
Nhiều tác giả tên tuổi gạo cội, xuất sắc đã tận tâm cống hiến, có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại mà tên tuổi của họ đã gắn liền với đất và người Yên Bái như: Xuân Nguyên, Bùi Hồng Sính, Ngọc Bái, Dương Soái, Hoàng Thế Sinh, Địch Ngọc Lân, Vũ Chấn Nam, Trần Cao Đàm, Hoàng Việt Quân, Hà Lâm Kỳ, Nguyễn Hiền Lương, Nguyễn Đình Thi…
Tiếp nối thế hệ trước, một lớp văn nghệ sỹ trẻ Yên Bái đã xuất hiện khá nhiều những cây bút xuất sắc, mới mẻ, đa phong cách, tiêu biểu như: Nông Quang Khiêm, Nguyễn Ngọc Yến, Vũ Mai Oanh, Nguyễn Tuấn Vũ, Đỗ Thanh Tửu, Nguyễn Hà Thành, Đinh Phú Bình, Đỗ Thị Thanh Hương, Thái Ly, Lê Văn Cường… với nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng, góp phần bồi đắp giá trị nhân văn, đạo đức, nhất là cho thế hệ trẻ.
Đặc biệt, ở Yên Bái có những gia đình văn nghệ sỹ mà “lớp cha trước, lớp con sau”, tiếp nối truyền thống gia đình, năng khiếu nghệ thuật và niềm đam mê sáng tác. Đó là gia đình nhà văn Hoàng Hạc với 3 thế hệ viết văn, gắn bó sâu sắc với quê hương với nhiều đóng góp giá trị cho nền văn học, nghệ thuật (là nhà văn Hoàng Hạc, con trai là nhà văn Hoàng Tương Lai và cháu ngoại là Nông Quang Khiêm). Nhà văn Hoàng Hạc, với khối lượng tác phẩm đồ sộ, bên cạnh tác phẩm sáng tác còn có một khối lượng khá lớn tác phẩm sưu tầm, biên dịch văn hoá, văn nghệ dân gian Tày, đặc biệt là thể loại trường ca... là những tài sản quý giá cả về giá trị văn hoá, văn nghệ dân gian, nhiều tác phẩm đã được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống nhà trường. Nhà văn Hoàng Tương Lai là cây bút sáng tác văn hóa, song cũng đã rất thành công trong công tác sưu tầm, biên dịch, thể hiện các làn điệu dân ca Tày; là người say mê truyền dạy vốn dân ca Tày quý báu cho các thế hệ trẻ ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình.
Nhà văn Nông Quang Khiêm (thứ hai từ phải sang) tham gia sáng tác âm nhạc tại huyện Mù Cang Chải.
Được thừa hưởng những tố chất của một gia đình có truyền thống hoạt động văn học nghệ thuật, sinh ra và lớn lên trong một vùng văn hóa giàu bản sắc với những câu khắp, cọi nuôi dưỡng tâm hồn trong từng câu hát ru của bà, của mẹ, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nông Quang Khiêm đam mê viết văn từ nhỏ, nay là một tác giả trẻ chững chạc của văn học Yên Bái, hiện đang công tác tại cơ quan thường trực Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, đã đi vào lòng bạn đọc với những tác phẩm mang phong cách riêng, văn phong, ngôn từ trong trẻo, sâu sắc, chứa đựng cái tâm, cái tình đáng quý của người cầm bút, được độc giả đón nhận, yêu mến. Mới đây nhất, bài thơ Cây cỏ và hoa của Nông Quang Khiêm, đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1006, tháng 2 năm 2023 đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên chọn làm đề chính thức trong Kỳ thi thử tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023, với những ngôn từ, ý tứ mang triết lý nhân văn sâu sắc.
Ở Yên Bái, còn có những cặp “vợ - chồng”, “cha - con” đều là văn nghệ sỹ, là hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh ở rất nhiều chuyên ngành khác nhau, như: vợ chồng nhạc sỹ Thiện Tín - biên đạo múa Bích Thảo và con trai Nguyễn Hà Thành (chuyên ngành âm nhạc); vợ chồng họa sỹ Nguyễn Văn Sự - Nguyễn Tố Thanh (chuyên ngành thơ); cha con họa sỹ Nguyễn Đình Thi - Tuấn Vũ (chuyên ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh, cả hai cha con đều đang công tác tại Cơ quan thường trực Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh); cha con nhà văn Thái Sinh - Thái Ly (chuyên ngành văn học); vợ chồng họa sỹ Trần Nghị - Bích Hạnh (đều là giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Yên Bái); cặp vợ chồng Nghệ sỹ ưu tú Minh Tuấn - Nghệ sỹ ưu tú Thanh Hương; vợ chồng Xuân Tình - Phương Lan (chồng là giáo viên, vợ công tác trong ngành y tế nhưng đều có chung đam mê sáng tác văn học, nghệ thuật, sưu tầm, biên soạn văn hóa dân gian)...
Thay lời kết
Có thể nhận thấy rất rõ, đời sống văn học nghệ thuật tỉnh ta hiện nay khá phong phú, với nhiều màu sắc riêng, đã dần khẳng định được vị thế, “thương hiệu” văn học nghệ thuật Yên Bái. Các văn nghệ sỹ đã không ngừng nỗ lực, tâm huyết, gửi trọn đam mê trong từng ý tưởng sáng tạo tác phẩm; nhiều tác giả - tác phẩm đã khẳng định chất lượng qua các cuộc thi văn học nghệ thuật trong tỉnh, trong nước và quốc tế, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, lan tỏa giá trị tốt đẹp và quảng bá, giới thiệu đất và người Yên Bái đến với công chúng trong và ngoài nước.
Tỉnh luôn coi trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ quản lý văn học, nghệ thuật của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, việc xét kết nạp hội viên thuộc các chuyên ngành, nhất là lực lượng trẻ được ưu tiên chú trọng. Hiện nay, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh đã phát triển được 156 hội viên. Hội đã chú trọng tổ chức các phong trào, hoạt động chuyên môn theo chương trình công tác hàng năm, duy trì nhiều mô hình sáng tác, quảng bá, bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác. Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã cử 148 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác, lớp bồi dưỡng do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và các hội chuyên ngành Trung ương tổ chức, hoàn thành hơn 200 tập bản thảo, bộ tranh, ảnh, ca khúc nộp theo quy định. Bên cạnh đó, các trại sáng tác của tỉnh thường được tổ chức tại Hà Nội và tại địa phương (tính riêng từ năm 2019 đến 2022, đã tổ chức được 05 trại sáng tác văn học nghệ thuật cho 75 lượt hội viên, 30 đợt đi thực tế sáng tác tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh); đồng thời, tổ chức được nhiều cuộc cho các văn nghệ sỹ đi thực tế ở một số tỉnh, thành phố. Hội cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên môn, tọa đàm, giới thiệu tác giả - tác phẩm. Thông qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, khích lệ, động viên, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ. Nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao đã được sáng tạo, hoàn thành qua các trại sáng tác và các chuyến đi thực tế.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì số lượng các tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc, có quy mô lớn của các tác giả Yên Bái chưa nhiều; đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ, người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực, năng khiếu, tâm huyết với nghề còn ít; lực lượng hội viên trẻ của Hội ngày càng mỏng, hiện nay, lực lượng trẻ dưới 35 tuổi chỉ có 10/156 hội viên, trong khi đó vẫn còn có một số ít hội viên hoạt động mang tính cầm chừng... Điều này tiếp tục đặt ra những yêu cầu đối với việc tìm kiếm, phát hiện, kết nạp hội viên trẻ; cũng như các các giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính dài hơi đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực để có đội ngũ kế cận làm công tác quản lý văn học, nghệ thuật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh cho những nhiệm kỳ tiếp theo đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.
1868 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 15 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đem lại những chuyển biến tích cực, khá toàn diện, phong phú trong hoạt động văn học, nghệ thuật, từ sáng tác đến xuất bản, từ phong trào quần chúng đến hoạt động chuyên nghiệp với nhiều kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực, từ sáng tạo đến nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, củng cố, đổi mới hoạt động Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh; xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật quần chúng... đã góp phần bồi đắp giá trị đạo đức, xây dựng môi trường văn học nghệ thuật lành mạnh, khơi dậy khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ Yên Bái vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước.Đặc biệt, trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã và đang đảm nhiệm vai trò, trọng trách quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn tỉnh hiện có 720 di sản văn hóa vật thể và 574 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đã có 18 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và 21 người được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân đã có nhiều đóng góp tích cực trong nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản, điển hình như các nghệ nhân Lò Văn Biến, Giàng A Su, Hoàng Tương Lai, Đặng Thị Thanh...
Một lớp dạy chữ Thái cổ ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh đối với công tác truyền dạy và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, đến nay, đã có 25 đội văn nghệ được hỗ trợ thành lập mới, 50 đội văn nghệ được hỗ trợ duy trì hoạt động; 07 lớp truyền dạy được hỗ trợ theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/04/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các nghệ nhân ưu tú trên địa bàn cũng được địa phương hỗ trợ mở các lớp truyền dạy lại các di sản văn hóa phi vật thể cho các lớp trẻ (dạy chữ Thái cổ, nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ; dạy tiếng nói, chữ nôm Dao ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên; lớp học đàn tính - hát Then của dân tộc Tày ở Trấn Yên....). Việc mở lớp truyền dạy kết hợp với đưa vào chương trình học ở các trường tiểu học, trung học phổ thông đã tạo nên sức sống cho các di sản văn hóa phi vật thể, giúp cho các thế hệ sau trân trọng giá trị của di sản.
Hoạt động sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật không ngừng phát triển, với các khuynh hướng sáng tạo tích cực, bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, phản ánh chân thực đời sống xã hội, mang đậm giá trị chân - thiện- mỹ, đã đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, của tỉnh, bám sát thực tiễn và hơi thở cuộc sống; đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, quảng bá hình ảnh Yên Bái đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đã vinh dự đoạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi của Trung ương, của tỉnh và một số cuộc thi quốc tế.
Nhiều tác giả tên tuổi gạo cội, xuất sắc đã tận tâm cống hiến, có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại mà tên tuổi của họ đã gắn liền với đất và người Yên Bái như: Xuân Nguyên, Bùi Hồng Sính, Ngọc Bái, Dương Soái, Hoàng Thế Sinh, Địch Ngọc Lân, Vũ Chấn Nam, Trần Cao Đàm, Hoàng Việt Quân, Hà Lâm Kỳ, Nguyễn Hiền Lương, Nguyễn Đình Thi…
Tiếp nối thế hệ trước, một lớp văn nghệ sỹ trẻ Yên Bái đã xuất hiện khá nhiều những cây bút xuất sắc, mới mẻ, đa phong cách, tiêu biểu như: Nông Quang Khiêm, Nguyễn Ngọc Yến, Vũ Mai Oanh, Nguyễn Tuấn Vũ, Đỗ Thanh Tửu, Nguyễn Hà Thành, Đinh Phú Bình, Đỗ Thị Thanh Hương, Thái Ly, Lê Văn Cường… với nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng, góp phần bồi đắp giá trị nhân văn, đạo đức, nhất là cho thế hệ trẻ.
Đặc biệt, ở Yên Bái có những gia đình văn nghệ sỹ mà “lớp cha trước, lớp con sau”, tiếp nối truyền thống gia đình, năng khiếu nghệ thuật và niềm đam mê sáng tác. Đó là gia đình nhà văn Hoàng Hạc với 3 thế hệ viết văn, gắn bó sâu sắc với quê hương với nhiều đóng góp giá trị cho nền văn học, nghệ thuật (là nhà văn Hoàng Hạc, con trai là nhà văn Hoàng Tương Lai và cháu ngoại là Nông Quang Khiêm). Nhà văn Hoàng Hạc, với khối lượng tác phẩm đồ sộ, bên cạnh tác phẩm sáng tác còn có một khối lượng khá lớn tác phẩm sưu tầm, biên dịch văn hoá, văn nghệ dân gian Tày, đặc biệt là thể loại trường ca... là những tài sản quý giá cả về giá trị văn hoá, văn nghệ dân gian, nhiều tác phẩm đã được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống nhà trường. Nhà văn Hoàng Tương Lai là cây bút sáng tác văn hóa, song cũng đã rất thành công trong công tác sưu tầm, biên dịch, thể hiện các làn điệu dân ca Tày; là người say mê truyền dạy vốn dân ca Tày quý báu cho các thế hệ trẻ ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình.
Nhà văn Nông Quang Khiêm (thứ hai từ phải sang) tham gia sáng tác âm nhạc tại huyện Mù Cang Chải.
Được thừa hưởng những tố chất của một gia đình có truyền thống hoạt động văn học nghệ thuật, sinh ra và lớn lên trong một vùng văn hóa giàu bản sắc với những câu khắp, cọi nuôi dưỡng tâm hồn trong từng câu hát ru của bà, của mẹ, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nông Quang Khiêm đam mê viết văn từ nhỏ, nay là một tác giả trẻ chững chạc của văn học Yên Bái, hiện đang công tác tại cơ quan thường trực Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, đã đi vào lòng bạn đọc với những tác phẩm mang phong cách riêng, văn phong, ngôn từ trong trẻo, sâu sắc, chứa đựng cái tâm, cái tình đáng quý của người cầm bút, được độc giả đón nhận, yêu mến. Mới đây nhất, bài thơ Cây cỏ và hoa của Nông Quang Khiêm, đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1006, tháng 2 năm 2023 đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên chọn làm đề chính thức trong Kỳ thi thử tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023, với những ngôn từ, ý tứ mang triết lý nhân văn sâu sắc.
Ở Yên Bái, còn có những cặp “vợ - chồng”, “cha - con” đều là văn nghệ sỹ, là hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh ở rất nhiều chuyên ngành khác nhau, như: vợ chồng nhạc sỹ Thiện Tín - biên đạo múa Bích Thảo và con trai Nguyễn Hà Thành (chuyên ngành âm nhạc); vợ chồng họa sỹ Nguyễn Văn Sự - Nguyễn Tố Thanh (chuyên ngành thơ); cha con họa sỹ Nguyễn Đình Thi - Tuấn Vũ (chuyên ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh, cả hai cha con đều đang công tác tại Cơ quan thường trực Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh); cha con nhà văn Thái Sinh - Thái Ly (chuyên ngành văn học); vợ chồng họa sỹ Trần Nghị - Bích Hạnh (đều là giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Yên Bái); cặp vợ chồng Nghệ sỹ ưu tú Minh Tuấn - Nghệ sỹ ưu tú Thanh Hương; vợ chồng Xuân Tình - Phương Lan (chồng là giáo viên, vợ công tác trong ngành y tế nhưng đều có chung đam mê sáng tác văn học, nghệ thuật, sưu tầm, biên soạn văn hóa dân gian)...
Thay lời kết
Có thể nhận thấy rất rõ, đời sống văn học nghệ thuật tỉnh ta hiện nay khá phong phú, với nhiều màu sắc riêng, đã dần khẳng định được vị thế, “thương hiệu” văn học nghệ thuật Yên Bái. Các văn nghệ sỹ đã không ngừng nỗ lực, tâm huyết, gửi trọn đam mê trong từng ý tưởng sáng tạo tác phẩm; nhiều tác giả - tác phẩm đã khẳng định chất lượng qua các cuộc thi văn học nghệ thuật trong tỉnh, trong nước và quốc tế, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, lan tỏa giá trị tốt đẹp và quảng bá, giới thiệu đất và người Yên Bái đến với công chúng trong và ngoài nước.
Tỉnh luôn coi trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ quản lý văn học, nghệ thuật của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, việc xét kết nạp hội viên thuộc các chuyên ngành, nhất là lực lượng trẻ được ưu tiên chú trọng. Hiện nay, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh đã phát triển được 156 hội viên. Hội đã chú trọng tổ chức các phong trào, hoạt động chuyên môn theo chương trình công tác hàng năm, duy trì nhiều mô hình sáng tác, quảng bá, bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác. Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã cử 148 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác, lớp bồi dưỡng do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và các hội chuyên ngành Trung ương tổ chức, hoàn thành hơn 200 tập bản thảo, bộ tranh, ảnh, ca khúc nộp theo quy định. Bên cạnh đó, các trại sáng tác của tỉnh thường được tổ chức tại Hà Nội và tại địa phương (tính riêng từ năm 2019 đến 2022, đã tổ chức được 05 trại sáng tác văn học nghệ thuật cho 75 lượt hội viên, 30 đợt đi thực tế sáng tác tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh); đồng thời, tổ chức được nhiều cuộc cho các văn nghệ sỹ đi thực tế ở một số tỉnh, thành phố. Hội cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên môn, tọa đàm, giới thiệu tác giả - tác phẩm. Thông qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, khích lệ, động viên, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ. Nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao đã được sáng tạo, hoàn thành qua các trại sáng tác và các chuyến đi thực tế.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì số lượng các tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc, có quy mô lớn của các tác giả Yên Bái chưa nhiều; đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ, người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực, năng khiếu, tâm huyết với nghề còn ít; lực lượng hội viên trẻ của Hội ngày càng mỏng, hiện nay, lực lượng trẻ dưới 35 tuổi chỉ có 10/156 hội viên, trong khi đó vẫn còn có một số ít hội viên hoạt động mang tính cầm chừng... Điều này tiếp tục đặt ra những yêu cầu đối với việc tìm kiếm, phát hiện, kết nạp hội viên trẻ; cũng như các các giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính dài hơi đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực để có đội ngũ kế cận làm công tác quản lý văn học, nghệ thuật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh cho những nhiệm kỳ tiếp theo đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.