Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao... Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến.
Tham gia các sự kiện giới thiệu, kết nối thương mại là cơ hội để DN và HTX Yên Bái quảng bá sản phẩm.
Thời gian gần đây, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì chính người dân cũng đã chủ động trong việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm.
Thành phố Yên Bái là địa phương thường xuyên đưa các sản phẩm nông sản có thế mạnh của địa phương tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh như: miến đao Giới Phiên, mật ong đa hoa tự nhiên Minh Bảo, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo…
Bà Phạm Thị Thu Hà, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái cho biết, chính nhờ công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà từ chỗ chỉ là những sản phẩm nông nghiệp đơn thuần của địa phương, đến nay, hầu hết các sản phẩm có thế mạnh của thành phố, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đều đã tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước, từ đó mang lại giá trị cao cho người sản xuất.
Theo bà Hà: "Thông qua những buổi hội chợ chúng tôi được gặp gỡ trực tiếp khách hàng, những nhà phân phối lớn, tôi thấy rất hiệu quả, đến giờ sản phẩm của chúng tôi đã vươn được vào hệ thống siêu thị BigC, Vinmart và có 15 nhà phân phối tại các tỉnh".
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại do ngành công thương tổ chức, thời gian qua, ngành văn hóa và du lịch ở Yên Bái cũng có những sáng tạo trong việc kết hợp giới thiệu các sản phẩm nông sản gắn với những sản phẩm du lịch, đặc điểm văn hóa vùng miền, nhằm tạo nên sự khác biệt.
Ông Đỗ Minh Tuyền, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Nam Dược Đại Phú An chia sẻ, thông qua các các cuộc giao thương, xúc tiến thương mại, các sản phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm sản của doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội đến gần hơn với khách hàng, các đối tác kinh doanh, nhà phân phối mới.
"Chúng tôi mong muốn có thêm những sản phẩm OCOP đưa ra thị trường không những trong nước mà hướng đến xuất khẩu" - ông Tuyền chia sẻ.
Ông Đoàn Lê Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái cho biết thêm: "Những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc đi giới thiệu các sản phẩm còn hạn chế, tuy nhiên sang năm 2022 chúng tôi đã triển khai được rất nhiều chương trình như tham gia vào các hội nghị kết nối tại các tỉnh hoặc tham gia vào các chương trình kết nối, giới thiệu sản phẩm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Chúng tôi cũng tổ chức các đoàn đi để giới thiệu các sản phẩm OCOP đến các tỉnh".
Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản của tỉnh cũng đã và đang được thực hiện thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến...
"Đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử là một trong những nội dung chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả thực hiện bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương và những cơ quan thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin để tiếp tục khai thác lợi thế của công nghệ thông tin để đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận khách hàng nhanh nhất, thuận lợi nhất và hiệu quả nhất" - ông Điển nêu rõ.
Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Sở Công Thương, Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã đưa gần 4.700 sản phẩm đặc trưng, điển hình như: quế Văn Yên, chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, măng tre Bát độ Trấn Yên, mật ong Mù Cang Chải… lên sàn thương mại điện tử.
Tổng số giao dịch là trên 7.100 đơn hàng, đem về doanh thu gần 1,2 tỷ đồng. Kết quả này là tiền đề để các cấp, ngành ở Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá, nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc sản ra thị trường.
2039 lượt xem
Theo VOV
Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao... Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến.Thời gian gần đây, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì chính người dân cũng đã chủ động trong việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm.
Thành phố Yên Bái là địa phương thường xuyên đưa các sản phẩm nông sản có thế mạnh của địa phương tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh như: miến đao Giới Phiên, mật ong đa hoa tự nhiên Minh Bảo, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo…
Bà Phạm Thị Thu Hà, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái cho biết, chính nhờ công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà từ chỗ chỉ là những sản phẩm nông nghiệp đơn thuần của địa phương, đến nay, hầu hết các sản phẩm có thế mạnh của thành phố, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đều đã tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước, từ đó mang lại giá trị cao cho người sản xuất.
Theo bà Hà: "Thông qua những buổi hội chợ chúng tôi được gặp gỡ trực tiếp khách hàng, những nhà phân phối lớn, tôi thấy rất hiệu quả, đến giờ sản phẩm của chúng tôi đã vươn được vào hệ thống siêu thị BigC, Vinmart và có 15 nhà phân phối tại các tỉnh".
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại do ngành công thương tổ chức, thời gian qua, ngành văn hóa và du lịch ở Yên Bái cũng có những sáng tạo trong việc kết hợp giới thiệu các sản phẩm nông sản gắn với những sản phẩm du lịch, đặc điểm văn hóa vùng miền, nhằm tạo nên sự khác biệt.
Ông Đỗ Minh Tuyền, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Nam Dược Đại Phú An chia sẻ, thông qua các các cuộc giao thương, xúc tiến thương mại, các sản phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm sản của doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội đến gần hơn với khách hàng, các đối tác kinh doanh, nhà phân phối mới.
"Chúng tôi mong muốn có thêm những sản phẩm OCOP đưa ra thị trường không những trong nước mà hướng đến xuất khẩu" - ông Tuyền chia sẻ.
Ông Đoàn Lê Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái cho biết thêm: "Những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc đi giới thiệu các sản phẩm còn hạn chế, tuy nhiên sang năm 2022 chúng tôi đã triển khai được rất nhiều chương trình như tham gia vào các hội nghị kết nối tại các tỉnh hoặc tham gia vào các chương trình kết nối, giới thiệu sản phẩm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Chúng tôi cũng tổ chức các đoàn đi để giới thiệu các sản phẩm OCOP đến các tỉnh".
Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản của tỉnh cũng đã và đang được thực hiện thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến...
"Đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử là một trong những nội dung chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả thực hiện bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương và những cơ quan thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin để tiếp tục khai thác lợi thế của công nghệ thông tin để đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận khách hàng nhanh nhất, thuận lợi nhất và hiệu quả nhất" - ông Điển nêu rõ.
Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Sở Công Thương, Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã đưa gần 4.700 sản phẩm đặc trưng, điển hình như: quế Văn Yên, chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, măng tre Bát độ Trấn Yên, mật ong Mù Cang Chải… lên sàn thương mại điện tử.
Tổng số giao dịch là trên 7.100 đơn hàng, đem về doanh thu gần 1,2 tỷ đồng. Kết quả này là tiền đề để các cấp, ngành ở Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá, nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc sản ra thị trường.