CTTĐT - Cùng với đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái luôn chú trọng công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của địa phương.
Đến 31/3/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.271,8 tỷ đồng
Đến 31/3/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.271,8 tỷ đồng, tăng 99,4 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 2,4%, hoàn thành 24,7% kế hoạch tăng trưởng được giao đợt 1 năm 2023.
Dư nợ tăng trưởng trong quý I tập trung ở các chương trình như: chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tăng 68 tỷ đồng chủ yếu sửa dụng vốn trồng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng, tái đàn gia súc, gia cầm và sản xuất nông nghiệp; chương trình giải quyết việc làm tăng 22,6 tỷ đồng, chủ yếu giải quyết việc làm cho các khu vực đô thị có nhiều lao động chưa có việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 17,4% tỷ đồng. Quý I, đã giải ngân cho vay mới 243,7 tỷ đồng hỗ trợ 4.880 lượt hộ gia đình được thụ hưởng tín dụng chính sách. Trong đó có 1.284 hộ nghèo, 533 hộ cận nghèo, 362 hộ mới thoát nghèo; 441 hộ sản xuất kinh doanh và thương nhân tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm cho 495 lao động; xây dựng mới 1.752 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo ở khu vực.
Riêng cho vay phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, quý I, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) đã rà soát đối tượng, giải ngân cho vay mới hơn 9,8 tỷ đồng cho 141 lượt khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay mới chủ yếu ở chương trình giải quyết việc làm và nhà ở xã hội. Chất lượng các chương trình tín dụng chính sách tiếp tục được củng cố duy trì. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,11%.
Hoạt động giao dịch tại xã tiếp tục được nâng cao chất lượng. 173/173 điểm giao dịch đã được rà soát, bổ sung thay thế trang thiết bị cũ, hỏng, xuống cấp, bổ sung đầy đủ thông tin chính sách tín dụng mới của Chính phủ, để chính quyền, người dân giám sát.
Công tác tuyên truyền về hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và vươn lên thoát nghèo bền vững được tập trung tăng cường, đặc biệt là các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức giải ngân kịp thời, quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách ở cơ sở; triển khai kế hoạch tập huấn, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát; củng cố nâng cao chất lượng các Tổ tiết kiệm và vay vốn...
Công tác phối hợp ủy thác với các hội, đoàn thể được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Đến hết quý I/2023, tổng dư nợ ủy thác đạt 4.257,6 tỷ đồng, chiếm 99,66% tổng dư nợ, tăng 100,6 tỷ đồng so với đầu năm với trên 2.300 tổ tiết kiệm vay vốn và 82.722 hộ đang có dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội. Trong đó Hội phụ nữ chiếm 32,11% tổng dư nợ, Hội Nông dân chiếm 26,47%; Hội Cựu chiến binh chiếm 22,61%; Đoàn Thanh niên chiếm 18,79%.
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục chỉ đạo NHCSXH các huyện, thị xã tiếp tục rà soát đối tượng cho vay các chương trình tín dụng phục hồi phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11 và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36 của Chính phủ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn, hiệu quả các chương trình cho vay phục hồi phát triển kinh tế, xã hội; rà soát nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng nhằm dẫn vốn hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương.
2462 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái luôn chú trọng công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của địa phương.Đến 31/3/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.271,8 tỷ đồng, tăng 99,4 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 2,4%, hoàn thành 24,7% kế hoạch tăng trưởng được giao đợt 1 năm 2023.
Dư nợ tăng trưởng trong quý I tập trung ở các chương trình như: chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tăng 68 tỷ đồng chủ yếu sửa dụng vốn trồng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng, tái đàn gia súc, gia cầm và sản xuất nông nghiệp; chương trình giải quyết việc làm tăng 22,6 tỷ đồng, chủ yếu giải quyết việc làm cho các khu vực đô thị có nhiều lao động chưa có việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 17,4% tỷ đồng. Quý I, đã giải ngân cho vay mới 243,7 tỷ đồng hỗ trợ 4.880 lượt hộ gia đình được thụ hưởng tín dụng chính sách. Trong đó có 1.284 hộ nghèo, 533 hộ cận nghèo, 362 hộ mới thoát nghèo; 441 hộ sản xuất kinh doanh và thương nhân tại vùng khó khăn; giải quyết việc làm cho 495 lao động; xây dựng mới 1.752 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo ở khu vực.
Riêng cho vay phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, quý I, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) đã rà soát đối tượng, giải ngân cho vay mới hơn 9,8 tỷ đồng cho 141 lượt khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay mới chủ yếu ở chương trình giải quyết việc làm và nhà ở xã hội. Chất lượng các chương trình tín dụng chính sách tiếp tục được củng cố duy trì. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,11%.
Hoạt động giao dịch tại xã tiếp tục được nâng cao chất lượng. 173/173 điểm giao dịch đã được rà soát, bổ sung thay thế trang thiết bị cũ, hỏng, xuống cấp, bổ sung đầy đủ thông tin chính sách tín dụng mới của Chính phủ, để chính quyền, người dân giám sát.
Công tác tuyên truyền về hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và vươn lên thoát nghèo bền vững được tập trung tăng cường, đặc biệt là các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức giải ngân kịp thời, quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách ở cơ sở; triển khai kế hoạch tập huấn, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát; củng cố nâng cao chất lượng các Tổ tiết kiệm và vay vốn...
Công tác phối hợp ủy thác với các hội, đoàn thể được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Đến hết quý I/2023, tổng dư nợ ủy thác đạt 4.257,6 tỷ đồng, chiếm 99,66% tổng dư nợ, tăng 100,6 tỷ đồng so với đầu năm với trên 2.300 tổ tiết kiệm vay vốn và 82.722 hộ đang có dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội. Trong đó Hội phụ nữ chiếm 32,11% tổng dư nợ, Hội Nông dân chiếm 26,47%; Hội Cựu chiến binh chiếm 22,61%; Đoàn Thanh niên chiếm 18,79%.
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục chỉ đạo NHCSXH các huyện, thị xã tiếp tục rà soát đối tượng cho vay các chương trình tín dụng phục hồi phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11 và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36 của Chính phủ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn, hiệu quả các chương trình cho vay phục hồi phát triển kinh tế, xã hội; rà soát nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng nhằm dẫn vốn hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương.