CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành công văn số 1268/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại.
Biểu hiện của bệnh Dại trên người và cách phòng tránh
Để chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022 - 2030.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống bệnh Dại; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh Dại. Cùng với đó, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; tăng cường giám sát, phát hiện các ca bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại; triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn; hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác tiêm phòng tại các địa phương. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật; thực hiện báo cáo dịch bệnh theo Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát các trường hợp bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại tại cộng đồng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng; tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho nhân dân tại các điểm tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền vận động đảm bảo 100% trường hợp bị phơi nhiễm với bệnh Dại được tiêm phòng vắc xin, không để thiếu vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Đẩy mạnh truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh Dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật, không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Duy trì thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tình hình phơi nhiễm với bệnh Dại ở người trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị y tế thực hiện việc phối hợp giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Chia sẻ thông tin với ngành nông nghiệp ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên người theo quy định.
Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Dại theo quy định hiện hành và khả năng ngân sách hàng năm của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế biên soạn; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức biểu dương, phê bình các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
Các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại đạt hiệu quả.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan chuyên môn triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật. Người đứng đầu UBND các cấp chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; xử lý địa phương, cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu về Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn y tế và thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; các biện pháp và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả. Đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người, thông báo địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại theo quy định; kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn. Tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật. Xây dựng, phê duyệt và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại của địa phương nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
2425 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành công văn số 1268/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại.Để chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022 - 2030.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống bệnh Dại; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh Dại. Cùng với đó, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; tăng cường giám sát, phát hiện các ca bệnh Dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại; triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn; hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác tiêm phòng tại các địa phương. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật; thực hiện báo cáo dịch bệnh theo Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát các trường hợp bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại tại cộng đồng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng; tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho nhân dân tại các điểm tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền vận động đảm bảo 100% trường hợp bị phơi nhiễm với bệnh Dại được tiêm phòng vắc xin, không để thiếu vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Đẩy mạnh truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh Dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật, không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Duy trì thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo tình hình phơi nhiễm với bệnh Dại ở người trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị y tế thực hiện việc phối hợp giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Chia sẻ thông tin với ngành nông nghiệp ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên người theo quy định.
Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Dại theo quy định hiện hành và khả năng ngân sách hàng năm của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế biên soạn; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức biểu dương, phê bình các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
Các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại đạt hiệu quả.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan chuyên môn triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật. Người đứng đầu UBND các cấp chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; xử lý địa phương, cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu về Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn y tế và thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; các biện pháp và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả. Đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người, thông báo địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại theo quy định; kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn. Tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật. Xây dựng, phê duyệt và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại của địa phương nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.