Tỉnh Yên Bái hiện có trên 10.000 ha cây ăn quả, diện tích này có xu hướng tăng qua từng năm. Ngoài ra, diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất lớn, đặc biệt một số giống cây ăn quả mới có giá trị được trồng thí điểm thành công trên địa bàn các huyện vùng cao, là cơ hội để địa phương đẩy mạnh việc phát triển vùng cây ăn quả theo hướng hàng hóa...
Trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân Yên Bái
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, trong tổng số diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh, thì diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ngày càng tăng, chiếm khoảng 1.500 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp là Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Trong đó, đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung, với tổng diện tích gần 6 nghìn ha, năng suất đạt 90 tạ/ha, cho sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm.
Qua khảo sát thực tế, Yên Bái có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn qủa, nhưng thời gian qua việc quy hoạch phát triển cây ăn quả đang được tỉnh Yên Bái làm thận trọng, từng bước phù hợp với thổ nhưỡng của mỗi loại cây, trên cơ sở gắn sản xuất với chế biến và nhu cầu thị trường tiêu thụ.
“Chúng tôi đã và đang tham mưu cho tỉnh mở rộng diện tích quy hoạch theo từng vùng, phù hợp cho từng loại cây ăn quả. Sau nhiều năm trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới, đến nay tỉnh Yên Bái hình thành một số vùng trồng tập trung, quy mô lớn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm…”, ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết.
Đại Minh là một trong những xã có diện tích trồng bưởi đặc sản lớn nhất huyện Yên Bình, với gần 800ha, sản lượng 15 nghìn tấn/năm, nguồn thu đạt trên 250 tỷ đồng. Điều đáng nói, là bà con nông dân nơi đây đã biết ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và phun bằng chế phẩm sinh học Emina…vào canh tác.
Ông Tạ Quang Công, Chủ tịch UBND xã Đại Minh thông tin, để thay đổi nhận thức phát triển kinh tế trong nông dân, địa phương đã triển khai các chính sách hỗ trợ về giống, công nghệ và đầu ra cho sản phẩm, nhờ đó đến nay, đã có trên 3 nghìn hộ dân trong xã chuyển đổi diện tích đất sang trồng bưởi đặc sản.
"Sản phẩm bưởi của bà con đều được chứng nhận về sản xuất sạch, an toàn và đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh. Thu nhập từ cây bưởi đã và đang góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo, trong đó không ít hộ đã trở thành hộ khá giả trên chính đồng đất quê hương”, Chủ tịch xã Đại Minh chia sẻ.
Hiện nay, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc tìm đầu ra ổn định, đẩy mạnh liên kết giữa bốn nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” có yếu tố quyết định thành bại.
Do đó, cùng với các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa, bảo đảm an toàn sinh học…, tỉnh Yên Bái đang tạo ra nhiều cơ chế hợp tác, liên kết chuỗi giá trị bền vững giữa người trồng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh đặc biệt, quan tâm thu hút đầu tư vào chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: Chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy…
Nhờ đó, tại các huyện vùng cao đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tập trung có nguồn gốc ôn đới, với khoảng 350 ha mận xanh, 150 ha lê, 150 ha đào… tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, một số mô hình trồng thử nghiệm giống cây ăn quả mới, có giá trị cao như hồng giòn, mận đỏ, với diện tích hơn 200 ha… hứa hẹn sẽ trở thành các vùng cây ăn quả tập trung chất lượng cao trong tương lai.
Theo ông Đinh Khắc Yên, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên, thời gian qua, huyện đã mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đủ năng lực tham gia đầu tư; trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện các dự án liên kết sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với cách làm này, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường cho người dân theo đúng hợp đồng đã ký. Hiện tại, huyện Lục Yên đã có 250ha cam an toàn được canh tác theo hướng liên kết này.
Để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh về cây ăn quả, tỉnh Yên Bái đã có chủ trương tiếp tục có những chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng vùng trồng cây ăn quả theo quy hoạch gắn với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững nhằm phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường. Đặc biệt, Yên Bái sẽ lập quỹ dự phòng hỗ trợ nông dân mất mùa, hỗ trợ chứng nhận an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…
Theo Dân tộc và Phát triển
1972 lượt xem
Tỉnh Yên Bái hiện có trên 10.000 ha cây ăn quả, diện tích này có xu hướng tăng qua từng năm. Ngoài ra, diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất lớn, đặc biệt một số giống cây ăn quả mới có giá trị được trồng thí điểm thành công trên địa bàn các huyện vùng cao, là cơ hội để địa phương đẩy mạnh việc phát triển vùng cây ăn quả theo hướng hàng hóa...
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, trong tổng số diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh, thì diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ngày càng tăng, chiếm khoảng 1.500 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp là Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Trong đó, đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung, với tổng diện tích gần 6 nghìn ha, năng suất đạt 90 tạ/ha, cho sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm.
Qua khảo sát thực tế, Yên Bái có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn qủa, nhưng thời gian qua việc quy hoạch phát triển cây ăn quả đang được tỉnh Yên Bái làm thận trọng, từng bước phù hợp với thổ nhưỡng của mỗi loại cây, trên cơ sở gắn sản xuất với chế biến và nhu cầu thị trường tiêu thụ.
“Chúng tôi đã và đang tham mưu cho tỉnh mở rộng diện tích quy hoạch theo từng vùng, phù hợp cho từng loại cây ăn quả. Sau nhiều năm trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới, đến nay tỉnh Yên Bái hình thành một số vùng trồng tập trung, quy mô lớn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm…”, ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết.
Đại Minh là một trong những xã có diện tích trồng bưởi đặc sản lớn nhất huyện Yên Bình, với gần 800ha, sản lượng 15 nghìn tấn/năm, nguồn thu đạt trên 250 tỷ đồng. Điều đáng nói, là bà con nông dân nơi đây đã biết ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và phun bằng chế phẩm sinh học Emina…vào canh tác.
Ông Tạ Quang Công, Chủ tịch UBND xã Đại Minh thông tin, để thay đổi nhận thức phát triển kinh tế trong nông dân, địa phương đã triển khai các chính sách hỗ trợ về giống, công nghệ và đầu ra cho sản phẩm, nhờ đó đến nay, đã có trên 3 nghìn hộ dân trong xã chuyển đổi diện tích đất sang trồng bưởi đặc sản.
"Sản phẩm bưởi của bà con đều được chứng nhận về sản xuất sạch, an toàn và đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh. Thu nhập từ cây bưởi đã và đang góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo, trong đó không ít hộ đã trở thành hộ khá giả trên chính đồng đất quê hương”, Chủ tịch xã Đại Minh chia sẻ.
Hiện nay, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc tìm đầu ra ổn định, đẩy mạnh liên kết giữa bốn nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” có yếu tố quyết định thành bại.
Do đó, cùng với các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa, bảo đảm an toàn sinh học…, tỉnh Yên Bái đang tạo ra nhiều cơ chế hợp tác, liên kết chuỗi giá trị bền vững giữa người trồng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh đặc biệt, quan tâm thu hút đầu tư vào chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: Chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy…
Nhờ đó, tại các huyện vùng cao đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tập trung có nguồn gốc ôn đới, với khoảng 350 ha mận xanh, 150 ha lê, 150 ha đào… tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, một số mô hình trồng thử nghiệm giống cây ăn quả mới, có giá trị cao như hồng giòn, mận đỏ, với diện tích hơn 200 ha… hứa hẹn sẽ trở thành các vùng cây ăn quả tập trung chất lượng cao trong tương lai.
Theo ông Đinh Khắc Yên, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên, thời gian qua, huyện đã mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đủ năng lực tham gia đầu tư; trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện các dự án liên kết sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với cách làm này, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường cho người dân theo đúng hợp đồng đã ký. Hiện tại, huyện Lục Yên đã có 250ha cam an toàn được canh tác theo hướng liên kết này.
Để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh về cây ăn quả, tỉnh Yên Bái đã có chủ trương tiếp tục có những chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng vùng trồng cây ăn quả theo quy hoạch gắn với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững nhằm phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường. Đặc biệt, Yên Bái sẽ lập quỹ dự phòng hỗ trợ nông dân mất mùa, hỗ trợ chứng nhận an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…
Theo Dân tộc và Phát triển