CTTĐT - Chiều 9/5, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng thời gian tới.
Quang cảnh buổi làm việc.
Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Sở Tài chính đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Tài chính, nỗ lực, tham mưu và triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm hoàn thành vượt mức dự toán Trung ương và tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 42% so dự toán trung ương giao, tăng 8,9% so dự toán tỉnh giao. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 71,4% so dự toán trung ương giao, tăng 9,9% so dự toán tỉnh giao và tăng 22,3% so thực hiện năm 2020. Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bằng 178,4% dự toán Trung ương giao, bằng 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 105,5% so với cùng kỳ. Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến hết tháng 4 đạt 970,1 tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán Trung ương, bằng 18,7% dự toán HĐND tỉnh, và bằng 18,1% chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Năm 2022, tổng chi ngân sách địa phương ước đạt trên 11.502 tỷ đồng, bằng 112,5% dự toán Trung ương giao, bằng 95,7% dự toán tỉnh giao và bằng 79,1% so với năm 2021. Năm 2023, tổng chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm ước đạt trên 5.168 tỷ đồng, bằng 42,3% dự toán Trung ương giao, bằng 36,7% dự toán tỉnh giao và bằng 123,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Đối với công tác Tài chính đầu tư, Sở đã thực hiện thẩm định ban hành hơn 400 văn bản tham gia ý kiến, thẩm định chủ trương; điều chỉnh bổ sung chủ trương đầu tư đối với các công trình, dự án trong các năm 2021, 2022 và 03 tháng đầu năm 2023. Hàng năm đã phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan đảm bảo kịp thời phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch được giao, phối hợp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo kế hoạch. Năm 2022, đã giải ngân đạt 79,8%. Năm 2023, tính đến hết tháng 3, đã giải ngân đạt 13,4%.
Sở cũng đã chủ động tham mưu để UBND tỉnh ban hành danh mục, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; đổi mới cơ chế giao dự toán, kết hợp đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách địa phương và công khai tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ tài chính nhà nước được phân công. Công tác thanh kiểm tra được tăng cường; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách được nâng cao; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Sở Tài chính đã làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành. Hiện nay, Sở Tài chính có 27 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, 100% thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái. Tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 15/3/2023, đã tiếp nhận 3.280 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 3.272 hồ sơ; đang giải quyết 8 hồ sơ, 96% số hồ sơ được giải quyết trước hạn.
Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc ngành Tài chính đã phát biểu làm rõ thêm một số kết quả trong thời gian qua, đồng thời cũng chia sẻ một số khó khăn về nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chuyển đổi số của ngành; vấn đề xử lý tăng thu tại cấp huyện; công tác sử dụng và quản lý tài sản chung; kinh phí thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, y tế …
Đại diện Phòng Tài chính cấp huyện chia sẻ về những khó khăn công tác tài chính, ngân sách tại địa phương
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới ngành Tài chính cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu trong việc đổi mới điều hành ngân sách, quản lý tài chính
Đại diện lãnh đạo các ngành đã làm rõ một số vướng mắc của ngành Tài chính. Đồng thời đề nghị, ngành Tài chính tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc đổi mới điều hành ngân sách; quản lý tài chính; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tập trung đề cao trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thu, chi ngân sách; cân đối thu - chi ngân sách dành nguồn lực cho an sinh xã hội; phân bổ, dành nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; có nhiều giải pháp chống thất thu thuế; quản lý hiệu quả tài sản công; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ với các sở, ngành, địa phương và trong toàn ngành…
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Tài chính cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ toàn ngành
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực mà ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua. Chỉ rõ một số hạn chế, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới mà ngành Tài chính cần quan tâm thực hiện. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, kịch bản, đề án, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện. Nghiêm túc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kết luận buổi làm việc
Cùng với đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, trọng tâm là chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách; chủ động nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thoát, thất thu; kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán đến quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.
Thực hiện hiệu quả cơ chế phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo phương thức khoán chi, đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ, gắn với số lượng, chất lượng, hiệu quả sản phẩm, công việc.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thẩm định, bố trí nguồn vốn, giải ngân, thanh, quyết toán các dự án đầu tư công, các chương trình Mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, chống thất thoát, lãng phí, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Giá, nhất là công tác thẩm định giá nhà nước.
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tham mưu thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trụ sở cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh; quy định tiêu chuẩn, định mức, thực hiện việc mua sắm, bố trí sử dụng tài sản công bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý ngành cần quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm và triển khai thường xuyên, liên tục, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đối với các đề xuất, kiến nghị với Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất về chủ trương, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành chức năng nghiên cứu kỹ lưỡng, báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề xuất với các bộ, ngành Trung ương, Chính phủ để có hướng giải quyết triệt để. Đồng thời, gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để tổng hợp, kiến nghị, phản ánh, chấn vấn tại diễn đàn Quốc hội.
2770 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 9/5, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng thời gian tới. Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Sở Tài chính đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Tài chính, nỗ lực, tham mưu và triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm hoàn thành vượt mức dự toán Trung ương và tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 42% so dự toán trung ương giao, tăng 8,9% so dự toán tỉnh giao. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 71,4% so dự toán trung ương giao, tăng 9,9% so dự toán tỉnh giao và tăng 22,3% so thực hiện năm 2020. Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bằng 178,4% dự toán Trung ương giao, bằng 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 105,5% so với cùng kỳ. Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến hết tháng 4 đạt 970,1 tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán Trung ương, bằng 18,7% dự toán HĐND tỉnh, và bằng 18,1% chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Năm 2022, tổng chi ngân sách địa phương ước đạt trên 11.502 tỷ đồng, bằng 112,5% dự toán Trung ương giao, bằng 95,7% dự toán tỉnh giao và bằng 79,1% so với năm 2021. Năm 2023, tổng chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm ước đạt trên 5.168 tỷ đồng, bằng 42,3% dự toán Trung ương giao, bằng 36,7% dự toán tỉnh giao và bằng 123,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Đối với công tác Tài chính đầu tư, Sở đã thực hiện thẩm định ban hành hơn 400 văn bản tham gia ý kiến, thẩm định chủ trương; điều chỉnh bổ sung chủ trương đầu tư đối với các công trình, dự án trong các năm 2021, 2022 và 03 tháng đầu năm 2023. Hàng năm đã phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan đảm bảo kịp thời phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch được giao, phối hợp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo kế hoạch. Năm 2022, đã giải ngân đạt 79,8%. Năm 2023, tính đến hết tháng 3, đã giải ngân đạt 13,4%.
Sở cũng đã chủ động tham mưu để UBND tỉnh ban hành danh mục, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; đổi mới cơ chế giao dự toán, kết hợp đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách địa phương và công khai tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ tài chính nhà nước được phân công. Công tác thanh kiểm tra được tăng cường; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách được nâng cao; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Sở Tài chính đã làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành. Hiện nay, Sở Tài chính có 27 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, 100% thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái. Tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 15/3/2023, đã tiếp nhận 3.280 hồ sơ, trong đó đã giải quyết 3.272 hồ sơ; đang giải quyết 8 hồ sơ, 96% số hồ sơ được giải quyết trước hạn.
Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc ngành Tài chính đã phát biểu làm rõ thêm một số kết quả trong thời gian qua, đồng thời cũng chia sẻ một số khó khăn về nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chuyển đổi số của ngành; vấn đề xử lý tăng thu tại cấp huyện; công tác sử dụng và quản lý tài sản chung; kinh phí thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, y tế …
Đại diện Phòng Tài chính cấp huyện chia sẻ về những khó khăn công tác tài chính, ngân sách tại địa phương
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới ngành Tài chính cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu trong việc đổi mới điều hành ngân sách, quản lý tài chính
Đại diện lãnh đạo các ngành đã làm rõ một số vướng mắc của ngành Tài chính. Đồng thời đề nghị, ngành Tài chính tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc đổi mới điều hành ngân sách; quản lý tài chính; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tập trung đề cao trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thu, chi ngân sách; cân đối thu - chi ngân sách dành nguồn lực cho an sinh xã hội; phân bổ, dành nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; có nhiều giải pháp chống thất thu thuế; quản lý hiệu quả tài sản công; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ với các sở, ngành, địa phương và trong toàn ngành…
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Tài chính cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ toàn ngành
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực mà ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua. Chỉ rõ một số hạn chế, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới mà ngành Tài chính cần quan tâm thực hiện. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, kịch bản, đề án, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện. Nghiêm túc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kết luận buổi làm việc
Cùng với đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, trọng tâm là chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách; chủ động nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thoát, thất thu; kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán đến quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.
Thực hiện hiệu quả cơ chế phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo phương thức khoán chi, đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ, gắn với số lượng, chất lượng, hiệu quả sản phẩm, công việc.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thẩm định, bố trí nguồn vốn, giải ngân, thanh, quyết toán các dự án đầu tư công, các chương trình Mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, chống thất thoát, lãng phí, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Giá, nhất là công tác thẩm định giá nhà nước.
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tham mưu thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trụ sở cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh; quy định tiêu chuẩn, định mức, thực hiện việc mua sắm, bố trí sử dụng tài sản công bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội...
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý ngành cần quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm và triển khai thường xuyên, liên tục, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đối với các đề xuất, kiến nghị với Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất về chủ trương, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành chức năng nghiên cứu kỹ lưỡng, báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề xuất với các bộ, ngành Trung ương, Chính phủ để có hướng giải quyết triệt để. Đồng thời, gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để tổng hợp, kiến nghị, phản ánh, chấn vấn tại diễn đàn Quốc hội.