Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam; chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ; một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7-13/5/2022.
.
Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Công điện nêu rõ: Tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 00 giờ ngày 15 tháng 5 năm 2022. Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh, kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Công điện số 415/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ.
Công điện yêu cầu các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả, chủ động sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo kiểm tra, điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, hiệu quả, an toàn cho công trình…
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao.
Chỉ thị nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tiệm cận với chuẩn mực đào tạo quốc tế, đặc biệt ở các ngành có nhu cầu đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định…
Khơi thông điểm nghẽn về huy động, sử dụng các nguồn lực kinh tế
Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh quyết liệt hơn nữa để rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn về huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế; thúc đẩy hình thức hợp tác công tư (PPP); đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; có giải pháp thiết thực cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là vật tư chiến lược (xăng dầu, than, phân bón...).
Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị quyết số 64/NQ-CP về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030; về việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình một số dự án luật.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Các Bộ nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch còn mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng quy hoạch; khẩn trương rà soát, nghiên cứu và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên ngành về quy hoạch.
Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.
Những nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đưa ra là đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước… Trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế; giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính…
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 12/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế.
Quyết định nêu rõ, thư phản đối, không phản đối được cấp trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và các chủ trương, chính sách, quyết định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.
Thư không phản đối không phải là giấy phép, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay hàm ý bảo trợ của Việt Nam cho hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế. Việc không phản đối không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào của Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước của Việt Nam theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế và các bên liên quan khác tại Việt Nam sau khi được cấp Thư không phản đối phải bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Chính sách mới về hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Theo quy định, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định nêu trên được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
Phê duyệt Điều lệ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 584/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Theo Quyết định, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các tổ chức thành viên có cùng tôn chỉ, mục đích, có tư cách pháp nhân, gồm: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các Hội Văn học nghệ thuật địa phương) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Dự toán chi khám chữa bệnh BHYT năm 2022 là gần 110 nghìn tỷ đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
Theo đó, tổng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân là 109.601,528 tỷ đồng, trong đó, TP Hà Nội 18.912,579 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 20.125,884 tỷ đồng; tỉnh An Giang 1.447,624 tỷ đồng; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 934,470 tỷ đồng; tỉnh Bạc Liêu 809,790 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang 1.521,998 tỷ đồng;...
Giao dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm 2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế năm 2022.
Theo đó, tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế năm 2022 là 464.658.755 triệu đồng; tổng chi là 376.976.636 triệu đồng.
2425 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam; chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ; một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7-13/5/2022. Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Công điện nêu rõ: Tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 00 giờ ngày 15 tháng 5 năm 2022. Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh, kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Công điện số 415/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ.
Công điện yêu cầu các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả, chủ động sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo kiểm tra, điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, hiệu quả, an toàn cho công trình…
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao.
Chỉ thị nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tiệm cận với chuẩn mực đào tạo quốc tế, đặc biệt ở các ngành có nhu cầu đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định…
Khơi thông điểm nghẽn về huy động, sử dụng các nguồn lực kinh tế
Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh quyết liệt hơn nữa để rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn về huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế; thúc đẩy hình thức hợp tác công tư (PPP); đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; có giải pháp thiết thực cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là vật tư chiến lược (xăng dầu, than, phân bón...).
Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị quyết số 64/NQ-CP về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030; về việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình một số dự án luật.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Các Bộ nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch còn mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ và chất lượng quy hoạch; khẩn trương rà soát, nghiên cứu và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên ngành về quy hoạch.
Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.
Những nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đưa ra là đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước… Trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế; giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính…
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 12/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế.
Quyết định nêu rõ, thư phản đối, không phản đối được cấp trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và các chủ trương, chính sách, quyết định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.
Thư không phản đối không phải là giấy phép, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay hàm ý bảo trợ của Việt Nam cho hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế. Việc không phản đối không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào của Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước của Việt Nam theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế và các bên liên quan khác tại Việt Nam sau khi được cấp Thư không phản đối phải bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Chính sách mới về hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Theo quy định, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định nêu trên được hỗ trợ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
Phê duyệt Điều lệ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 584/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Theo Quyết định, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các tổ chức thành viên có cùng tôn chỉ, mục đích, có tư cách pháp nhân, gồm: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các Hội Văn học nghệ thuật địa phương) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Dự toán chi khám chữa bệnh BHYT năm 2022 là gần 110 nghìn tỷ đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
Theo đó, tổng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân là 109.601,528 tỷ đồng, trong đó, TP Hà Nội 18.912,579 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 20.125,884 tỷ đồng; tỉnh An Giang 1.447,624 tỷ đồng; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 934,470 tỷ đồng; tỉnh Bạc Liêu 809,790 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang 1.521,998 tỷ đồng;...
Giao dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm 2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế năm 2022.
Theo đó, tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế năm 2022 là 464.658.755 triệu đồng; tổng chi là 376.976.636 triệu đồng.