Quá trình xây dựng phát triển và trưởng thành, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái luôn tự hào về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; trong suốt 50 năm qua (1973 - 2023), các phong trào thi đua sôi nổi với nhiều thành tích xuất sắc của đơn vị luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ ghi nhận...
Một khu rừng đặc dụng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Cùng với sự xây dựng và phát triển của lực lượng Kiểm lâm trong cả nước, Kiểm lâm Yên Bái cũng dần lớn mạnh cùng với ngành và đất nước.
Ngày 01/9/1973, Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành Quyết định số 740/QĐ-TCLN về việc thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái. Khi thành lập, lực lượng chỉ với 02 kỹ sư, 14 trung cấp, còn lại là bộ đội chuyển ngành, xuất ngũ, với chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, tuy nhiên vẫn tham mưu hiệu quả cho cấp trên về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặt nền móng cho phương thức quản lý rừng tiên tiến, kịp thời để thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thời điểm đó.
Năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai. Kiểm lâm Hoàng Liên Sơn được thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định 101-CP của Hội đồng Chính phủ.
Ngày 12/8/1991, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng lần đầu tiên được Quốc hội thông qua cùng với việc tỉnh Yên Bái được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Khi ấy, tổ chức bộ máy của lực lượng Kiểm lâm Yên Bái hoạt động theo Nghị định 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ, là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Giai đoạn này, Kiểm lâm Yên Bái được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố gồm huyện với 09 Hạt Kiểm lâm; 03 phòng nghiệp vụ và 01 Đội Kiểm lâm cơ động cùng với đội ngũ công chức Kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của mình trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương...
|
Lực lượng Kiểm lâm Yên Bái tuần tra bảo vệ rừng |
Từ chỗ chỉ có 02 kỹ sư và 14 trung cấp những ngày đầu thành lập, đến nay lực lượng Kiểm lâm Yên Bái đã tăng về số lượng và chất lượng. Tổng biên chế toàn lực lượng có 252 (trong đó có 239 công chức Kiểm lâm và 13 Hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP); trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao rõ rệt với 44 Thạc sĩ, 182 Đại học; 02 Cao đẳng, 12 Trung cấp; trình độ lý luận chính trị cũng được nâng lên với 15 Cao cấp, 07 cử nhân và 128 trung cấp.
Từ năm 2016 đến nay, mặc dù trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành địa phương, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Thấm nhuần lời căn dặn “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý” của Bác Hồ, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã không quản ngại rừng sâu, núi cao, nước độc và cả những nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, mà cứ nơi nào có rừng là nơi đó in dấu chân cán bộ Kiểm lâm để bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Với phương châm lấy dân làm gốc, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác tuyên truyền đã được toàn ngành Kiểm lâm địa phương đẩy mạnh không ngừng, nhờ đó nhận thức cho cán bộ, nhân dân các địa phương trong tỉnh về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, mỗi người dân đã tự nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng, nguồn lợi to lớn lâu dài của rừng đối với chính đời sống của người dân và sự tồn tại, phát triển của cộng đồng. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, lực lượng Kiểm lâm còn phối hợp với nhiều cơ quan báo đài tích cực xây dựng, nhân rộng nhiều gương người tốt, việc tốt, các gương điển hình tiên tiến về bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.
Cùng với đó, công tác quản lý lâm sản luôn được Chi cục Kiểm lâm quan tâm. Chi cục thường xuyên cắt cử cán bộ xuống cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, nắm vững địa bàn để bảo vệ rừng tại gốc. Củng cố Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức nhiều đợt kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, mua bán, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái pháp luật.
Tính riêng từ năm 2013 đến 2023, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái đã phát hiện và xử lý 1.861 vụ vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp (tịch thu 114.074 m3 gỗ các loại; tịch thu nhiều phương tiện ô tô, xe máy vận chuyển lâm sản trái pháp luật, thu nộp ngân sách gần 9.5 tỷ đồng).
|
Đồng chí Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái |
Đón đầu xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái còn chủ động tiếp cận một số tổ chức quốc tế về lâm nghiệp và Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) để trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện các dự án về bảo tồn thiên nhiên, kinh nghiệm về quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Được sự quan tâm của tỉnh và sự phối hợp của Tổ chức Bảo tồn loài, sinh cảnh quốc tế (FFI), đã hình thành Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và Hội đồng bảo vệ rừng huyện Mù Cang Chải. Từ kinh nghiệm đó đã thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên; tiếp tục xúc tiến thành lập một số Khu Bảo tồn thiên nhiên gắn với khu di tích lịch sử và du lịch trong tỉnh Yên Bái.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm Yên Bái cho biết: Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ có những khó khăn, thuận lợi và đối mặt với những hiểm nguy khác nhau. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào lực lượng Kiểm lâm Yên Bái luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Màu xanh những cánh rừng Yên Bái luôn được gìn giữ, giúp ổn định thành tích độ che phủ rừng của tỉnh Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu của cả nước...
Thật vậy! Trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành (1973 - 2023), lực lượng Kiểm lâm Yên Bái rất tự hào về kết quả đã đạt được trong sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các phong trào thi đua cùng những thành tích nổi bật trong suốt 50 năm qua của Chi cục luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Đã có những tập thể và cá nhân của đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen của các bộ, ngành, UBND các cấp vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
“Việc rừng ở địa phương được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt còn có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Xác định rõ điều này, trong nhiều năm qua lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo từ cấp trên, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền các địa phương để làm tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để giữ vững màu xanh cho quê hương, đất nước...” – Chi cục trưởng Kiều Tư Giang chia sẻ.
Yên Bái là một trong 13 tỉnh khó khăn vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có 09 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện); Tổng diện tích tự nhiên 689.267 ha, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến 2025 là 487.681. Trong đó: diện tích đất có rừng là 433.967,4 ha (rừng tự nhiên 214.796,9 ha; rừng trồng 219.170,5 ha); diện tích chưa thành rừng: 42.405,5 ha. Phân theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng 32.725 ha; Rừng phòng hộ 141.321 ha; Rừng sản xuất 313.635,3 ha.
Công tác trồng rừng được các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai, bình quân hàng năm toàn tỉnh Yên Bái trồng được trên 15.000 ha rừng các loại, trong đó 94% là rừng sản xuất. Giai đoạn 2013-2022, diện tích đất có rừng tăng thêm 26.189,4 ha; năng suất, chất lượng rừng đã từng bước được cải thiện theo từng năm, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2022 đạt 63% tăng 11% so với năm 2013. Cùng những chủ trương đúng đắn, các chính sách về quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm nhiều hơn, rừng được bảo vệ tốt, đã tạo ra nhiều đổi thay tích cực, góp phần làm nên thành tích độ che phủ rừng của tỉnh Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu của cả nước những năm qua.
|
3348 lượt xem
Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Quá trình xây dựng phát triển và trưởng thành, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái luôn tự hào về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; trong suốt 50 năm qua (1973 - 2023), các phong trào thi đua sôi nổi với nhiều thành tích xuất sắc của đơn vị luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ ghi nhận...Thực hiện Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Cùng với sự xây dựng và phát triển của lực lượng Kiểm lâm trong cả nước, Kiểm lâm Yên Bái cũng dần lớn mạnh cùng với ngành và đất nước.
Ngày 01/9/1973, Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành Quyết định số 740/QĐ-TCLN về việc thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái. Khi thành lập, lực lượng chỉ với 02 kỹ sư, 14 trung cấp, còn lại là bộ đội chuyển ngành, xuất ngũ, với chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, tuy nhiên vẫn tham mưu hiệu quả cho cấp trên về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặt nền móng cho phương thức quản lý rừng tiên tiến, kịp thời để thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thời điểm đó.
Năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai. Kiểm lâm Hoàng Liên Sơn được thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định 101-CP của Hội đồng Chính phủ.
Ngày 12/8/1991, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng lần đầu tiên được Quốc hội thông qua cùng với việc tỉnh Yên Bái được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Khi ấy, tổ chức bộ máy của lực lượng Kiểm lâm Yên Bái hoạt động theo Nghị định 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ, là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Giai đoạn này, Kiểm lâm Yên Bái được tổ chức thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố gồm huyện với 09 Hạt Kiểm lâm; 03 phòng nghiệp vụ và 01 Đội Kiểm lâm cơ động cùng với đội ngũ công chức Kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của mình trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương...
Lực lượng Kiểm lâm Yên Bái tuần tra bảo vệ rừng
Từ chỗ chỉ có 02 kỹ sư và 14 trung cấp những ngày đầu thành lập, đến nay lực lượng Kiểm lâm Yên Bái đã tăng về số lượng và chất lượng. Tổng biên chế toàn lực lượng có 252 (trong đó có 239 công chức Kiểm lâm và 13 Hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP); trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao rõ rệt với 44 Thạc sĩ, 182 Đại học; 02 Cao đẳng, 12 Trung cấp; trình độ lý luận chính trị cũng được nâng lên với 15 Cao cấp, 07 cử nhân và 128 trung cấp.
Từ năm 2016 đến nay, mặc dù trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành địa phương, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Thấm nhuần lời căn dặn “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý” của Bác Hồ, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã không quản ngại rừng sâu, núi cao, nước độc và cả những nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, mà cứ nơi nào có rừng là nơi đó in dấu chân cán bộ Kiểm lâm để bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Với phương châm lấy dân làm gốc, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác tuyên truyền đã được toàn ngành Kiểm lâm địa phương đẩy mạnh không ngừng, nhờ đó nhận thức cho cán bộ, nhân dân các địa phương trong tỉnh về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, mỗi người dân đã tự nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng, nguồn lợi to lớn lâu dài của rừng đối với chính đời sống của người dân và sự tồn tại, phát triển của cộng đồng. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, lực lượng Kiểm lâm còn phối hợp với nhiều cơ quan báo đài tích cực xây dựng, nhân rộng nhiều gương người tốt, việc tốt, các gương điển hình tiên tiến về bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.
Cùng với đó, công tác quản lý lâm sản luôn được Chi cục Kiểm lâm quan tâm. Chi cục thường xuyên cắt cử cán bộ xuống cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, nắm vững địa bàn để bảo vệ rừng tại gốc. Củng cố Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức nhiều đợt kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, mua bán, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái pháp luật.
Tính riêng từ năm 2013 đến 2023, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái đã phát hiện và xử lý 1.861 vụ vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp (tịch thu 114.074 m3 gỗ các loại; tịch thu nhiều phương tiện ô tô, xe máy vận chuyển lâm sản trái pháp luật, thu nộp ngân sách gần 9.5 tỷ đồng).
Đồng chí Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái
Đón đầu xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, lực lượng Kiểm lâm Yên Bái còn chủ động tiếp cận một số tổ chức quốc tế về lâm nghiệp và Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) để trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện các dự án về bảo tồn thiên nhiên, kinh nghiệm về quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Được sự quan tâm của tỉnh và sự phối hợp của Tổ chức Bảo tồn loài, sinh cảnh quốc tế (FFI), đã hình thành Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và Hội đồng bảo vệ rừng huyện Mù Cang Chải. Từ kinh nghiệm đó đã thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên; tiếp tục xúc tiến thành lập một số Khu Bảo tồn thiên nhiên gắn với khu di tích lịch sử và du lịch trong tỉnh Yên Bái.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm Yên Bái cho biết: Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ có những khó khăn, thuận lợi và đối mặt với những hiểm nguy khác nhau. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào lực lượng Kiểm lâm Yên Bái luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Màu xanh những cánh rừng Yên Bái luôn được gìn giữ, giúp ổn định thành tích độ che phủ rừng của tỉnh Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu của cả nước...
Thật vậy! Trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành (1973 - 2023), lực lượng Kiểm lâm Yên Bái rất tự hào về kết quả đã đạt được trong sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các phong trào thi đua cùng những thành tích nổi bật trong suốt 50 năm qua của Chi cục luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Đã có những tập thể và cá nhân của đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen của các bộ, ngành, UBND các cấp vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
“Việc rừng ở địa phương được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt còn có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Xác định rõ điều này, trong nhiều năm qua lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo từ cấp trên, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền các địa phương để làm tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để giữ vững màu xanh cho quê hương, đất nước...” – Chi cục trưởng Kiều Tư Giang chia sẻ.
Yên Bái là một trong 13 tỉnh khó khăn vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc, có 09 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện); Tổng diện tích tự nhiên 689.267 ha, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến 2025 là 487.681. Trong đó: diện tích đất có rừng là 433.967,4 ha (rừng tự nhiên 214.796,9 ha; rừng trồng 219.170,5 ha); diện tích chưa thành rừng: 42.405,5 ha. Phân theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng 32.725 ha; Rừng phòng hộ 141.321 ha; Rừng sản xuất 313.635,3 ha.
Công tác trồng rừng được các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai, bình quân hàng năm toàn tỉnh Yên Bái trồng được trên 15.000 ha rừng các loại, trong đó 94% là rừng sản xuất. Giai đoạn 2013-2022, diện tích đất có rừng tăng thêm 26.189,4 ha; năng suất, chất lượng rừng đã từng bước được cải thiện theo từng năm, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2022 đạt 63% tăng 11% so với năm 2013. Cùng những chủ trương đúng đắn, các chính sách về quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm nhiều hơn, rừng được bảo vệ tốt, đã tạo ra nhiều đổi thay tích cực, góp phần làm nên thành tích độ che phủ rừng của tỉnh Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu của cả nước những năm qua.