CTTĐT - Tại Yên Bái, kinh tế tập thể đã và đang phát triển cả về chất và lượng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng chí Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Yên Bái và các đồng chí Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Hoà Bình thăm và làm việc tại Nhà máy sản xuất dầu FOR của HTX Dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi
Những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh đã phát triển mạnh cả về lượng và chất, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XIII của Đảng “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Điều đó được minh chứng rõ nét qua số lượng thành lập mới hàng trăm HTX mỗi năm, tỷ lệ HTX khá, tốt tăng qua các năm. Hiện toàn tỉnh có 668 HTX với 32.497 thành viên, tổng vốn Điều lệ 1.481 tỷ đồng, doanh thu bình quân đạt 2,1 tỷ đồng/HTX; lợi nhuận bình quân HTX đạt 450 triệu đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng.
Trong 668 HTX, có 16 Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả; có 123 HTX, Quỹ TDND do Phụ nữ tham gia quản lý; các HTX và Tổ hợp tác (THT) là chủ thể chính tham gia Chương trình OCOP của tỉnh với gần 100 đơn vị đã và đang tích cực tham gia, với 78% tổng số sản phẩm được cấp Chứng nhận OCOP của toàn tỉnh.
Cùng với đó, khu vực kinh tế tập thể, HTX Yên Bái đã chủ động, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển, đến nay đã hình thành nhiều mô hình HTX kiểu mới phát triển gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như: Quế, măng tre Bát độ, chè, sơn tra, dược liệu, đánh bắt và chế biến thuỷ sản hồ Thác Bà, khai thác và chế biến gỗ rừng trồng…Nhiều HTX sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị và được xuất khẩu ra nước ngoài, làm cho chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh Yên Bái ngày càng nâng cao, tiêu biểu như: Sản phẩm Chè (HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Suối Giàng huyện Văn Chấn); Măng tre Bát Độ (HTX DVTH Kiên Thành, HTX DVTH Hồng Ca, huyện Trấn Yên và Công ty cổ phần Yên Thành huyện Yên Bình); sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế (HTX DVTH nông lâm nghiệp Công Tâm, HTX Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, HTX quế hồi Việt Nam…
Giám đốc HTX Lũng Lô (bên trái) và Giám đốc HTX sản xuất, chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh phối hợp, liên kết trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP 3 sao Mật ong thảo dược Lũng Lô của HTX Lũng Lô
Nhiều HTX phát triển sản xuất với quy mô và diện tích tập trung, xây dựng mô hình hoạt động hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng của HTX trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Tham gia Chương trình OCOP của tỉnh, các HTX, tổ hợp tác (THT) là chủ thể chính, luỹ kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, trong đó trên 80% sản phẩm OCOP của tỉnh là của các HTX, THT, giá trị hàng hóa từ các sản phẩm OCOP tăng lên từ 10 - 15%.
Trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), các HTX góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (2021- 2023), trên địa bàn tỉnh có 141/150 xã đã hoàn thành tiêu chí số 13 - tiêu chí về tổ chức sản xuất (xã có ít nhất 1 HTX hoạt động hiệu quả), đạt 94% tổng số xã. Với mục tiêu phát triển KTTT, nòng cốt là HTX, HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xây dựng NTM, đồng thời, đã góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các HTX đặc biệt là HTX nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các mô hình sản xuất theo quy hoạch; thực hiện tiêu chí thu nhập cho nông dân; triển khai các Đề án, dự án trong xây dựng NTM và phát huy vai trò của thành viên trong xây dựng NTM. Hoạt động hiệu quả của các HTX đem lại giá trị sản xuất và lợi ích cho các thành viên và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao giá trị vật chất, tinh thần cho người dân, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Đến 15/3/2023, tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh là: 90/150 xã, số xã đạt NTM nâng cao là 27 xã; số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 6 xã. Tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM là 81 thôn; tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 181 thôn. 3 đơn vị cấp huyện (Trấn Yên, TP Yên Bái, Thị xã Nghĩa Lộ) đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đặc biệt, về mặt xã hội, HTX, THT có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội, ổn định chính trị, được thể hiện qua số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX đến thời điểm hiện tại là gần 10.000 người, trong các THT khoảng 18.000 người, đã góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng ngay tại quê hương mình.
Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 đã coi CĐS là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX và người dân tỉnh Yên Bái trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về CĐS, với quyết tâm chính trị cao, vượt lên khó khăn nội tại, Liên minh HTX tỉnh và các đơn vị thành viên đã chủ động, tích cực thực hiện CĐS phù hợp với thực tiễn. Từ tháng 11/2021 đến hết năm 2022, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động phối hợp tổ chức 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về CĐS cho trên 500 thành viên của các HTX tham gia.
Hiện, nhiều tổ chức KTTT ở Yên Bái đã vượt lên khó khăn nội tại đã từng bước thực hiện CĐS thành công, đáp ứng yêu cầu mới, hướng tới hội nhập và phát triển bền vững, với một số mô hình tiêu biểu: HTX Phát triển công nghệ số Hải Anh (TP Yên Bái), HTX sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải (huyện Mù Cang Chải); HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp và dược liệu Yên Bái, HTX Thắng Lợi (huyện Văn Yên); HTX thực phẩm sạch và du lịch Bảo Ngọc; Quỹ TDND Phường Nguyễn Thái Học…
Để phát huy hơn nữa vai trò, đóng góp của khu vực KTTT, nòng cốt là các HTX khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp, Liên minh HTX tỉnh, các HTX thành viên, các tổ chức KTTT cần tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về KTTT từ cấp tỉnh đến cơ sở. Xác định đây là giải pháp trọng tâm và xuyên suốt trong thời gian tới nhằm nâng cao nhận thức về bản chất, mô hình HTX, phát huy vai trò, lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát huy vai trò, trách nhiệm thành viên của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh, chủ động phối hợp với các sở, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX đã, đang triển khai trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, tổ chức thực hiện bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX theo từng lĩnh vực. Trên cơ sở đó vận động giúp các HTX củng cố tổ chức, xác định tư cách thành viên, phát huy nội lực, tăng cường năng lực quản trị, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, xây dựng mô hình liên kết chuỗi giữa các thành viên, giữa HTX với HTX gắn với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương. Coi trọng mở rộng quy mô thành viên, tăng vốn điều lệ, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của tổ chức, tích cực cùng cấp ủy, chính quyền các cấp tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với đó đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên minh HTX tỉnh, vận động thu hút thành viên, phát huy vai trò cầu nối, dẫn dắt thúc đẩy KTTT, HTX phát triển. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xây dựng các mô hình KTTT, HTX kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế hỗ trợ KTTT, HTX của tỉnh phát triển bền vững.
3606 lượt xem
CTV: Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Yên Bái, kinh tế tập thể đã và đang phát triển cả về chất và lượng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh đã phát triển mạnh cả về lượng và chất, từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XIII của Đảng “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Điều đó được minh chứng rõ nét qua số lượng thành lập mới hàng trăm HTX mỗi năm, tỷ lệ HTX khá, tốt tăng qua các năm. Hiện toàn tỉnh có 668 HTX với 32.497 thành viên, tổng vốn Điều lệ 1.481 tỷ đồng, doanh thu bình quân đạt 2,1 tỷ đồng/HTX; lợi nhuận bình quân HTX đạt 450 triệu đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng.
Trong 668 HTX, có 16 Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả; có 123 HTX, Quỹ TDND do Phụ nữ tham gia quản lý; các HTX và Tổ hợp tác (THT) là chủ thể chính tham gia Chương trình OCOP của tỉnh với gần 100 đơn vị đã và đang tích cực tham gia, với 78% tổng số sản phẩm được cấp Chứng nhận OCOP của toàn tỉnh.
Cùng với đó, khu vực kinh tế tập thể, HTX Yên Bái đã chủ động, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển, đến nay đã hình thành nhiều mô hình HTX kiểu mới phát triển gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như: Quế, măng tre Bát độ, chè, sơn tra, dược liệu, đánh bắt và chế biến thuỷ sản hồ Thác Bà, khai thác và chế biến gỗ rừng trồng…Nhiều HTX sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị và được xuất khẩu ra nước ngoài, làm cho chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh Yên Bái ngày càng nâng cao, tiêu biểu như: Sản phẩm Chè (HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Suối Giàng huyện Văn Chấn); Măng tre Bát Độ (HTX DVTH Kiên Thành, HTX DVTH Hồng Ca, huyện Trấn Yên và Công ty cổ phần Yên Thành huyện Yên Bình); sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế (HTX DVTH nông lâm nghiệp Công Tâm, HTX Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, HTX quế hồi Việt Nam…
Giám đốc HTX Lũng Lô (bên trái) và Giám đốc HTX sản xuất, chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh phối hợp, liên kết trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP 3 sao Mật ong thảo dược Lũng Lô của HTX Lũng Lô
Nhiều HTX phát triển sản xuất với quy mô và diện tích tập trung, xây dựng mô hình hoạt động hiệu quả, khẳng định vai trò quan trọng của HTX trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tích cực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Tham gia Chương trình OCOP của tỉnh, các HTX, tổ hợp tác (THT) là chủ thể chính, luỹ kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, trong đó trên 80% sản phẩm OCOP của tỉnh là của các HTX, THT, giá trị hàng hóa từ các sản phẩm OCOP tăng lên từ 10 - 15%.
Trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), các HTX góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (2021- 2023), trên địa bàn tỉnh có 141/150 xã đã hoàn thành tiêu chí số 13 - tiêu chí về tổ chức sản xuất (xã có ít nhất 1 HTX hoạt động hiệu quả), đạt 94% tổng số xã. Với mục tiêu phát triển KTTT, nòng cốt là HTX, HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xây dựng NTM, đồng thời, đã góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các HTX đặc biệt là HTX nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các mô hình sản xuất theo quy hoạch; thực hiện tiêu chí thu nhập cho nông dân; triển khai các Đề án, dự án trong xây dựng NTM và phát huy vai trò của thành viên trong xây dựng NTM. Hoạt động hiệu quả của các HTX đem lại giá trị sản xuất và lợi ích cho các thành viên và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao giá trị vật chất, tinh thần cho người dân, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Đến 15/3/2023, tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh là: 90/150 xã, số xã đạt NTM nâng cao là 27 xã; số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 6 xã. Tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM là 81 thôn; tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 181 thôn. 3 đơn vị cấp huyện (Trấn Yên, TP Yên Bái, Thị xã Nghĩa Lộ) đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Đặc biệt, về mặt xã hội, HTX, THT có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội, ổn định chính trị, được thể hiện qua số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX đến thời điểm hiện tại là gần 10.000 người, trong các THT khoảng 18.000 người, đã góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng ngay tại quê hương mình.
Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 đã coi CĐS là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX và người dân tỉnh Yên Bái trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về CĐS, với quyết tâm chính trị cao, vượt lên khó khăn nội tại, Liên minh HTX tỉnh và các đơn vị thành viên đã chủ động, tích cực thực hiện CĐS phù hợp với thực tiễn. Từ tháng 11/2021 đến hết năm 2022, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động phối hợp tổ chức 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về CĐS cho trên 500 thành viên của các HTX tham gia.
Hiện, nhiều tổ chức KTTT ở Yên Bái đã vượt lên khó khăn nội tại đã từng bước thực hiện CĐS thành công, đáp ứng yêu cầu mới, hướng tới hội nhập và phát triển bền vững, với một số mô hình tiêu biểu: HTX Phát triển công nghệ số Hải Anh (TP Yên Bái), HTX sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải (huyện Mù Cang Chải); HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp và dược liệu Yên Bái, HTX Thắng Lợi (huyện Văn Yên); HTX thực phẩm sạch và du lịch Bảo Ngọc; Quỹ TDND Phường Nguyễn Thái Học…
Để phát huy hơn nữa vai trò, đóng góp của khu vực KTTT, nòng cốt là các HTX khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp, Liên minh HTX tỉnh, các HTX thành viên, các tổ chức KTTT cần tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về KTTT từ cấp tỉnh đến cơ sở. Xác định đây là giải pháp trọng tâm và xuyên suốt trong thời gian tới nhằm nâng cao nhận thức về bản chất, mô hình HTX, phát huy vai trò, lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát huy vai trò, trách nhiệm thành viên của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh, chủ động phối hợp với các sở, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX đã, đang triển khai trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, tổ chức thực hiện bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX theo từng lĩnh vực. Trên cơ sở đó vận động giúp các HTX củng cố tổ chức, xác định tư cách thành viên, phát huy nội lực, tăng cường năng lực quản trị, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, xây dựng mô hình liên kết chuỗi giữa các thành viên, giữa HTX với HTX gắn với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương. Coi trọng mở rộng quy mô thành viên, tăng vốn điều lệ, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của tổ chức, tích cực cùng cấp ủy, chính quyền các cấp tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với đó đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên minh HTX tỉnh, vận động thu hút thành viên, phát huy vai trò cầu nối, dẫn dắt thúc đẩy KTTT, HTX phát triển. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xây dựng các mô hình KTTT, HTX kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế hỗ trợ KTTT, HTX của tỉnh phát triển bền vững.