Tỉnh Yên Bái đang kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi nhiều dự án chậm tiến độ, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Hơn hai năm trở lại đây, Yên Bái đã cấp mới chủ trương đầu tư cho 104 dự án với tổng vốn đăng ký trên 19.500 tỷ đồng
Tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tối đa, tháo gỡ hiệu quả những khó khăn nhằm thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi nhiều dự án chậm tiến độ, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Cải thiện mạnh môi trường đầu tư
Nhờ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh, sau nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Yên Bái đã cấp mới chủ trương đầu tư cho 104 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 19.502 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký là 56,46 triệu USD, tương đương 1.350 tỷ đồng. Đáng chú ý là các dự án thuộc ngành công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn, với 71 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 18.370 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, tỉnh Yên Bái đặc biệt coi trọng đến việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo hành lang pháp lý, ưu tiên hỗ trợ các dự án trong danh mục khuyến khích đầu tư bằng những hỗ trợ cụ thể, thiết thực. Trước hết là thực hiện đầy đủ, kịp thời các khung cao nhất của chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thuế...
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã cải cách và đơn giải hóa thủ tục hành chính theo hướng số hóa, minh bạch, cắt giảm những thủ tục rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, liên tục điều chỉnh, cập nhật, sửa đổi, rút ngắn thời gian, thủ tục cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn địa phương. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã thể chế hóa và thông qua một loạt nghị quyết nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư, cụ thể như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ thuế nhập khẩu; hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ...
Thực tế cho thấy, Yên Bái đã xây dựng thành công cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; gắn vùng nguyên liệu với chế biến sâu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản.
Ông Đinh Đăng Luận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết thêm, thành công từ phương thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định như: vùng trồng bưởi Đại Minh; vùng nuôi ong lấy mật ở Minh Bảo; vùng trồng tre măng Bát độ ở Trấn Yên; vùng trồng dâu - nuôi tằm và chế biến kén tằm ở Trấn Yên; vùng trồng quế tại Văn Yên... Nhờ đó, doanh nghiệp chế biến liên tục mở rộng quy mô sản xuất, ngày càng nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền đã được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Với phương châm "chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", nhiều hội nghị chuyên đề, đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên đã giúp lãnh đạo tỉnh Yên Bái kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, ngoài làm tốt công tác lập quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Công tác xúc tiến đầu tư liên tục đổi mới về nội dung, hình thức để tiếp cận, cung cấp thông tin đầy đủ đến các nhà đầu tư. Đặc biệt, tỉnh duy trì tổ công tác trực tiếp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trọng điểm từ khi khảo sát đến khi hoàn thành dự án đầu tư.
Xử lý, thu hồi nhiều dự án
Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái thực hiện hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 3.000 hộ nông dân trồng dâu trên địa bàn toàn tỉnh
Đến thời điểm này, tỉnh Yên Bái có 282 dự án đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đang trong giai đoạn thi công xây dựng; 34 dự án đang tạm dừng hoạt động do quá thời hạn nhưng chưa đủ các thủ tục pháp lý và 27 dự án bị thu hồi do không triển khai thực hiện, dự án chậm tiến độ nhưng nhà đầu tư không có cam kết hoặc không có khả năng hoàn thành dự án. Ông Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, thu hút đầu tư phải gắn với quan điểm và triết lý phát triển tỉnh Yên Bái. Đó là nhanh nhưng phải bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư có trọng tâm trọng điểm, phải coi trọng đến bảo vệ môi trường và hiệu quả đầu tư của dự án. Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ, không có khả năng hoàn thành dự án.
Sau khi rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái, cho thấy 70 hồ sơ dự án do các nhà đầu tư đề xuất không phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhà đầu tư này đã được tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu địa điểm, mô hình đầu tư khác cho phù hợp.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn sử dụng đất.
Ông Hồ Đức Hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái thông tin, qua thanh tra, kiểm tra đã lập danh sách, đề xuất phương án xử lý, thu hồi tất cả các dự án đã được giao đất, cho thuê đất mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định tại Luật Đất đai. Nhất là các dự án sử dụng nhiều diện tích đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí đất đai.
Việc kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án không triển khai, dự án chậm tiến độ đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đồng hành, sát cánh, hỗ trợ mọi điều kiện tốt nhất để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, mỗi năm phấn đấu từ 60 đến 80 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Điều này góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của vùng trung du miền núi Bắc bộ vào năm 2025.
1334 lượt xem
Theo TTXVN
Tỉnh Yên Bái đang kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi nhiều dự án chậm tiến độ, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.Tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tối đa, tháo gỡ hiệu quả những khó khăn nhằm thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi nhiều dự án chậm tiến độ, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Cải thiện mạnh môi trường đầu tư
Nhờ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh, sau nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Yên Bái đã cấp mới chủ trương đầu tư cho 104 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 19.502 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký là 56,46 triệu USD, tương đương 1.350 tỷ đồng. Đáng chú ý là các dự án thuộc ngành công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn, với 71 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 18.370 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, tỉnh Yên Bái đặc biệt coi trọng đến việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo hành lang pháp lý, ưu tiên hỗ trợ các dự án trong danh mục khuyến khích đầu tư bằng những hỗ trợ cụ thể, thiết thực. Trước hết là thực hiện đầy đủ, kịp thời các khung cao nhất của chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thuế...
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã cải cách và đơn giải hóa thủ tục hành chính theo hướng số hóa, minh bạch, cắt giảm những thủ tục rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, liên tục điều chỉnh, cập nhật, sửa đổi, rút ngắn thời gian, thủ tục cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn địa phương. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã thể chế hóa và thông qua một loạt nghị quyết nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư, cụ thể như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ thuế nhập khẩu; hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ...
Thực tế cho thấy, Yên Bái đã xây dựng thành công cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; gắn vùng nguyên liệu với chế biến sâu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản.
Ông Đinh Đăng Luận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết thêm, thành công từ phương thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định như: vùng trồng bưởi Đại Minh; vùng nuôi ong lấy mật ở Minh Bảo; vùng trồng tre măng Bát độ ở Trấn Yên; vùng trồng dâu - nuôi tằm và chế biến kén tằm ở Trấn Yên; vùng trồng quế tại Văn Yên... Nhờ đó, doanh nghiệp chế biến liên tục mở rộng quy mô sản xuất, ngày càng nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền đã được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Với phương châm "chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", nhiều hội nghị chuyên đề, đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên đã giúp lãnh đạo tỉnh Yên Bái kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, ngoài làm tốt công tác lập quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Công tác xúc tiến đầu tư liên tục đổi mới về nội dung, hình thức để tiếp cận, cung cấp thông tin đầy đủ đến các nhà đầu tư. Đặc biệt, tỉnh duy trì tổ công tác trực tiếp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trọng điểm từ khi khảo sát đến khi hoàn thành dự án đầu tư.
Xử lý, thu hồi nhiều dự án
Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái thực hiện hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 3.000 hộ nông dân trồng dâu trên địa bàn toàn tỉnh
Đến thời điểm này, tỉnh Yên Bái có 282 dự án đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đang trong giai đoạn thi công xây dựng; 34 dự án đang tạm dừng hoạt động do quá thời hạn nhưng chưa đủ các thủ tục pháp lý và 27 dự án bị thu hồi do không triển khai thực hiện, dự án chậm tiến độ nhưng nhà đầu tư không có cam kết hoặc không có khả năng hoàn thành dự án. Ông Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, thu hút đầu tư phải gắn với quan điểm và triết lý phát triển tỉnh Yên Bái. Đó là nhanh nhưng phải bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư có trọng tâm trọng điểm, phải coi trọng đến bảo vệ môi trường và hiệu quả đầu tư của dự án. Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ, không có khả năng hoàn thành dự án.
Sau khi rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái, cho thấy 70 hồ sơ dự án do các nhà đầu tư đề xuất không phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhà đầu tư này đã được tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu địa điểm, mô hình đầu tư khác cho phù hợp.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn sử dụng đất.
Ông Hồ Đức Hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái thông tin, qua thanh tra, kiểm tra đã lập danh sách, đề xuất phương án xử lý, thu hồi tất cả các dự án đã được giao đất, cho thuê đất mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định tại Luật Đất đai. Nhất là các dự án sử dụng nhiều diện tích đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí đất đai.
Việc kiên quyết xử lý, chấm dứt hoạt động, thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án không triển khai, dự án chậm tiến độ đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, tạo môi trường đầu tư trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đồng hành, sát cánh, hỗ trợ mọi điều kiện tốt nhất để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, mỗi năm phấn đấu từ 60 đến 80 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Điều này góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của vùng trung du miền núi Bắc bộ vào năm 2025.