CTTĐT - Chiều nay (31.5), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hồi trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia phát biểu thảo luận.
Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Đại biểu Khang Thị Mào đề nghị Chính phủ phân tích làm rõ thêm về nhận định, đánh giá tình hình tác động đến phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023, nhất là những yếu tố khó khăn.
Đại biểu nhận định: vừa qua khi đánh giá quý I, có nhiều tỉnh, thành phố là các trung tâm công nghiệp lớn nhưng có mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng rất thấp, bên cạnh đó rất nhiều địa phương được dự báo là khó có khả năng thực hiện được dự toán thu ngân sách, đồng thời trong 6 tháng cuối năm 2023 có bổ sung thêm chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Cùng với những khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường tín dụng, nhiều địa phương dự báo không đạt chỉ tiêu thu ngân sách từ nguồn thu sử dụng đất tác động lớn đến nguồn thu, đến nguồn vốn cho các dự án đầu tư công. Đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các địa phương và doanh nghiệp liên quan đến các ngành, lĩnh vực, nhất là các thị trường xuất khẩu hàng hóa, nông lâm sản, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chiếm tỷ trọng rất lớn giá trị xuất khẩu để tránh tình trạng dẫn đến mất cân đối cung - cầu và gây khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm trong nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đất đai, lâm nghiệp, pháp luật liên quan đến thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, ủy quyền cho các địa phương trong việc giải quyết một số thủ tục hành chính như: quyết định chủ trương đầu tư các khu công nghiệp hay chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng. Đại biểu cho rằng, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị quyết 73 quy định việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định giá đất cụ thể khi thực hiện bồi thường, giao đất tái định cư hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng hơn nữa việc phân cấp, ủy quyền, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương theo hướng phân cấp, ủy quyền việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện các Dự án đầu tư công các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung thêm các phân tích, đánh giá cụ thể về những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo trong quy trình xây dựng chính sách, trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời cần đánh giá, dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các Chương trình như hiện nay.
1910 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều nay (31.5), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hồi trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia phát biểu thảo luận.Đại biểu Khang Thị Mào đề nghị Chính phủ phân tích làm rõ thêm về nhận định, đánh giá tình hình tác động đến phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023, nhất là những yếu tố khó khăn.
Đại biểu nhận định: vừa qua khi đánh giá quý I, có nhiều tỉnh, thành phố là các trung tâm công nghiệp lớn nhưng có mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng rất thấp, bên cạnh đó rất nhiều địa phương được dự báo là khó có khả năng thực hiện được dự toán thu ngân sách, đồng thời trong 6 tháng cuối năm 2023 có bổ sung thêm chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Cùng với những khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường tín dụng, nhiều địa phương dự báo không đạt chỉ tiêu thu ngân sách từ nguồn thu sử dụng đất tác động lớn đến nguồn thu, đến nguồn vốn cho các dự án đầu tư công. Đại biểu kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các địa phương và doanh nghiệp liên quan đến các ngành, lĩnh vực, nhất là các thị trường xuất khẩu hàng hóa, nông lâm sản, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chiếm tỷ trọng rất lớn giá trị xuất khẩu để tránh tình trạng dẫn đến mất cân đối cung - cầu và gây khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm trong nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đất đai, lâm nghiệp, pháp luật liên quan đến thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, ủy quyền cho các địa phương trong việc giải quyết một số thủ tục hành chính như: quyết định chủ trương đầu tư các khu công nghiệp hay chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng. Đại biểu cho rằng, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị quyết 73 quy định việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định giá đất cụ thể khi thực hiện bồi thường, giao đất tái định cư hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng hơn nữa việc phân cấp, ủy quyền, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương theo hướng phân cấp, ủy quyền việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện các Dự án đầu tư công các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung thêm các phân tích, đánh giá cụ thể về những khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo trong quy trình xây dựng chính sách, trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời cần đánh giá, dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các Chương trình như hiện nay.
Các bài khác
- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm (31/05/2023)
- Đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận ở hội trường (31/05/2023)
- Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (31/05/2023)
- UBND tỉnh Yên Bái triển khai nhiệm vụ tháng 6/2023 (31/05/2023)
- Yên Bái tham dự hội nghị trực tuyến lấy ý kiến góp ý về sửa đổi, bổ sung Quy định số 132 của Bộ Chính trị (30/05/2023)
- MTTQ các cấp: Sau 02 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 (30/05/2023)
- Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị đánh giá nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XX
(30/05/2023)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (30/05/2023)
- Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (29/05/2023)
- Điểm hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần từ 22 - 28/5/2023 (29/05/2023)
Xem thêm »