CTTĐT - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, sáng 5/6 tổ thảo luận số 15 do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Tổ trưởng tổ đã thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ sáng 5/6/2023
Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) các đại biểu đều thống nhất sự cần thiết ban hành luật, nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật về nhà ở nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở trong tình hình mới và khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 08 năm thi hành Luật Nhà ở năm 2014, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của Luật này với các luật khác có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đại biểu Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi thảo luận
Góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo luật, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng: Tại khoản 3 (Điều 3) dự thảo Luật nhà ở quy định “Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập”, nhưng theo quy định tại khoản 29, Điều 3 Luật Xây dựng đã quy định “Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật”. Do vậy, đại biểu đề nghị đối với quy định về nhà ở riêng lẻ cần được rà soát để đảm bảo thống nhất với Luật Xây dựng.
Đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng đối tượng sử dụng nhà lưu trú như giáo viên, viên chức y tế, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên.. đang trong thời gian làm việc, học tập nhằm phù hợp với thực tiễn.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 74 về hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội có quy định đối tượng là hộ gia đình nghèo, cận nghèo cư trú tại khu vực thành thị không được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) cho rằng, thực tế hiện nay, tại các đô thị miền núi không có sự khác biệt quá lớn về hộ nghèo, hộ cận nghèo nông thôn và hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị miền núi. Nếu quy định như trên sẽ rất thiệt thòi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của đô thị vùng miền núi. Đại biểu cho rằng, cần quy định theo hướng mở hơn để các hộ trên đều được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội.
Về chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, đại biểu Luận đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại điều kiện “chủ đầu tư dự án có năng lực, kinh nghiệm”, đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất khó xác định, vì có thể chủ đầu tư chỉ đầu tư một dự án xây dựng nhà ở thì khó có năng lực, kinh nghiệm.
1494 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, sáng 5/6 tổ thảo luận số 15 do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Tổ trưởng tổ đã thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) các đại biểu đều thống nhất sự cần thiết ban hành luật, nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật về nhà ở nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở trong tình hình mới và khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 08 năm thi hành Luật Nhà ở năm 2014, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của Luật này với các luật khác có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đại biểu Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi thảo luận
Góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo luật, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng: Tại khoản 3 (Điều 3) dự thảo Luật nhà ở quy định “Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập”, nhưng theo quy định tại khoản 29, Điều 3 Luật Xây dựng đã quy định “Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật”. Do vậy, đại biểu đề nghị đối với quy định về nhà ở riêng lẻ cần được rà soát để đảm bảo thống nhất với Luật Xây dựng.
Đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng đối tượng sử dụng nhà lưu trú như giáo viên, viên chức y tế, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên.. đang trong thời gian làm việc, học tập nhằm phù hợp với thực tiễn.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 74 về hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội có quy định đối tượng là hộ gia đình nghèo, cận nghèo cư trú tại khu vực thành thị không được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) cho rằng, thực tế hiện nay, tại các đô thị miền núi không có sự khác biệt quá lớn về hộ nghèo, hộ cận nghèo nông thôn và hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị miền núi. Nếu quy định như trên sẽ rất thiệt thòi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của đô thị vùng miền núi. Đại biểu cho rằng, cần quy định theo hướng mở hơn để các hộ trên đều được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội.
Về chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, đại biểu Luận đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại điều kiện “chủ đầu tư dự án có năng lực, kinh nghiệm”, đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất khó xác định, vì có thể chủ đầu tư chỉ đầu tư một dự án xây dựng nhà ở thì khó có năng lực, kinh nghiệm.