CTTĐT - Việc sử dụng điện là nhu cầu tất yếu của mỗi người trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh... Tuy nhiên phần lớn các khách hàng chưa nghiên cứu kỹ, chưa hiểu về các quy định của Nhà nước và Pháp luật. Nên khi sử dụng có thể sẽ vi phạm gây ảnh hưởng đến lưới điện cũng như bị xử lý vi phạm có khi bị truy tố. Vì vậy khi sử dụng điện khách hàng cần lưu ý một số hành vi vi phạm được quy định như sau:
Kiểm tra viên điện lực kiểm tra TBA chuyên dùng của khách hàng
1. Theo Nghị định số 137/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện:
- Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
- Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
- Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
- Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
- Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Mẫu giấy xác nhận thông tin về cư trú
2. Theo điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mội số vi phạm các quy định về sử dụng điện, vi phạm quy định về an toàn điện có thể bị phạt hoặc bị truy tố.
Vi phạm các quy định về sử dụng điện:
- Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện; Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
- Người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn: Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện; Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia; Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng; Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định; Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp đến dưới 2.000.000 đồng. Giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồngtrở lên có thể bị khởi tố.
Vi phạm quy định về an toàn điện:
- Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ; Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện; Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện; Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện; Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Một số hình ảnh người dân thả diều mắc vào đường dây điện và Điện lực Văn Yên tổ chức tháo dỡ
- Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện; Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây; Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tàu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện; Câu, móc, kéo điện sau công tơ của khách hàng sử dụng điện này làm nguồn điện sử dụng cho hộ tiêu thụ khác; Tự ý đấu nối, kéo điện từ sau công tơ của khách hàng sử dụng điện ra ngoài sử dụng vào mục đích khác so với hợp đồng đã ký; Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy làm mất an toàn vận hành công trình lưới điện; Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ, ao trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm mà không thông báo trước cho đơn vị quản lý vận hành đường cáp theo quy định; Không đặt biển báo an toàn hoặc biển tên, biển báo không đúng mẫu cho đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện theo quy định về an toàn điện; Chặt và để cây đổ vào lưới điện; Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Không thực hiện công tác kiểm định, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, các thông số quy định trong thiết kế đã duyệt; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ; Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện; Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;… Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;… Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện; Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện; Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Người dân cần lưu ý sử dụng điện an toàn hiệu quả và chấp hành đúng các quy định của Pháp luật.
1788 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc sử dụng điện là nhu cầu tất yếu của mỗi người trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh... Tuy nhiên phần lớn các khách hàng chưa nghiên cứu kỹ, chưa hiểu về các quy định của Nhà nước và Pháp luật. Nên khi sử dụng có thể sẽ vi phạm gây ảnh hưởng đến lưới điện cũng như bị xử lý vi phạm có khi bị truy tố. Vì vậy khi sử dụng điện khách hàng cần lưu ý một số hành vi vi phạm được quy định như sau:1. Theo Nghị định số 137/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện:
- Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
- Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
- Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
- Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
- Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Mẫu giấy xác nhận thông tin về cư trú
2. Theo điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mội số vi phạm các quy định về sử dụng điện, vi phạm quy định về an toàn điện có thể bị phạt hoặc bị truy tố.
Vi phạm các quy định về sử dụng điện:
- Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện; Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
- Người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn: Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện; Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia; Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng; Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định; Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp đến dưới 2.000.000 đồng. Giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồngtrở lên có thể bị khởi tố.
Vi phạm quy định về an toàn điện:
- Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ; Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện; Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện; Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện; Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Một số hình ảnh người dân thả diều mắc vào đường dây điện và Điện lực Văn Yên tổ chức tháo dỡ
- Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện; Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây; Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tàu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện; Câu, móc, kéo điện sau công tơ của khách hàng sử dụng điện này làm nguồn điện sử dụng cho hộ tiêu thụ khác; Tự ý đấu nối, kéo điện từ sau công tơ của khách hàng sử dụng điện ra ngoài sử dụng vào mục đích khác so với hợp đồng đã ký; Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy làm mất an toàn vận hành công trình lưới điện; Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ, ao trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm mà không thông báo trước cho đơn vị quản lý vận hành đường cáp theo quy định; Không đặt biển báo an toàn hoặc biển tên, biển báo không đúng mẫu cho đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện theo quy định về an toàn điện; Chặt và để cây đổ vào lưới điện; Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Không thực hiện công tác kiểm định, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, các thông số quy định trong thiết kế đã duyệt; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp; Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ; Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện; Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;… Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;… Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện; Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện; Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Người dân cần lưu ý sử dụng điện an toàn hiệu quả và chấp hành đúng các quy định của Pháp luật.