CTTĐT - Để triển khai thực hiện tốt các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện, UBND huyện Văn Chấn xây dựng kế hoạch Chương trình giảm nghèo năm 2017 với mục tiêu phấn đấu giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo, tương ứng với giảm 1.785 hộ nghèo. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 27,27%.
Nhiều mô hình chăn nuôi gà mang lại thu nhập cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân
Đồng thời thực hiện đầy đủ chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng 2 của huyện; Phấn đấu 100% số hộ nghèo, người cận nghèo và người mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay; 100% người nghèo được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập được hỗ trợ tiền điện theo qui định; Phấn đấu có trên 2.450 lao động nông thôn được đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, trong đó đào tạo nghề được cấp kinh phí theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ- TTg là 1.020 người (số lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo chiếm 45% trở lên); Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, người nghèo để phát triển sản xuất theo quy định.
Để đạt được mục tiêu trên UBND huyện tập trung thực hiện đầy đủ chính sách đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ, dạy nghề gắn với tạo việc làm đối với lao động nông thôn, lao động nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số. Phấn đấu trong năm 2017 sẽ có 1.020 lao động được học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (trong đó có ít nhất 45% là lao động nghèo, cận nghèo tham gia học nghề tương ứng với 459 lao động trở lên), bảo đảm 60% lao động sau khi được học nghề có việc làm ổn định, số lao động còn lại có thể áp dụng nghề đã học vào phát triển xuất.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cải cách để đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
Cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho 7.000 đối tượng người nghèo, 1.382 đối tượng bảo trợ xã hội, 85.000 đối tượng người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ cho đối tượng người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo (theo Quyết định 705/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ) và 70% kinh phí theo mệnh giá thẻ của các đối tượng cận nghèo còn lại theo quy định (theo Quyết định 797/QĐ- TTg); 20% kinh phí chương trình Norred; 10% kinh phí theo chương trình EU.
Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh bậc học mầm non và phổ thông có cha, mẹ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Hỗ trợ trực tiếp cho 9.987 hộ nghèo dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn và thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ- TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn; Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình 135 cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn.
Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 183/QĐ-UBND tỉnh ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2017. Nội dung hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ giống ngô đông cho đất hai vụ lúa, hộ trồng cây ăn quả có múi, hộ nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con, lợn nái từ 15 con, kết hợp lơn nái và lợn thịt, gia cầm từ 1.000 con, trâu bò từ 10 con (nhóm hộ từ 30 con) và hỗ trợ làm cây rơm làm thức ăn gia súc.
Hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho 10.782 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, mức hỗ trợ 49.000 đồng/hộ/tháng. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 08 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Số hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở đề nghị hỗ trợ cho giai đoạn 2016 - 2020 của huyện là 1.542 hộ, trong đó năm 2017 dự kiến thực hiện là 308 hộ.
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát ngheo; Phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ- TTg ngày 15/8/2012 về phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 và Kế hoạch sô 99/KH-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Đề án trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2020. Nội dung chủ yếu là tuyền truyền, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã, thị trấn và khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý.
Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện, nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, có cơ hội để hòa nhập cộng đồng, đồng thời hỗ trợ đối tượng có điều kiện tốt để vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ sinh kế, dịch vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tại 08 xã. Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao; tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ chuyên trách ở cơ sở; hướng dẫn cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch gỉảm nghèo sát với thực tế và giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo.
Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá 2 cấp (huyện, xã), đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo theo qúy, 6 tháng, cả năm và giám sát chuyên đề. Thông qua kiểm tra, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp.
1440 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để triển khai thực hiện tốt các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện, UBND huyện Văn Chấn xây dựng kế hoạch Chương trình giảm nghèo năm 2017 với mục tiêu phấn đấu giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo, tương ứng với giảm 1.785 hộ nghèo. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 27,27%.Đồng thời thực hiện đầy đủ chính xác, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng 2 của huyện; Phấn đấu 100% số hộ nghèo, người cận nghèo và người mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất được xét duyệt cho vay; 100% người nghèo được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập được hỗ trợ tiền điện theo qui định; Phấn đấu có trên 2.450 lao động nông thôn được đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, trong đó đào tạo nghề được cấp kinh phí theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ- TTg là 1.020 người (số lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo chiếm 45% trở lên); Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, người nghèo để phát triển sản xuất theo quy định.
Để đạt được mục tiêu trên UBND huyện tập trung thực hiện đầy đủ chính sách đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ, dạy nghề gắn với tạo việc làm đối với lao động nông thôn, lao động nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số. Phấn đấu trong năm 2017 sẽ có 1.020 lao động được học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (trong đó có ít nhất 45% là lao động nghèo, cận nghèo tham gia học nghề tương ứng với 459 lao động trở lên), bảo đảm 60% lao động sau khi được học nghề có việc làm ổn định, số lao động còn lại có thể áp dụng nghề đã học vào phát triển xuất.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cải cách để đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ giúp hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
Cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho 7.000 đối tượng người nghèo, 1.382 đối tượng bảo trợ xã hội, 85.000 đối tượng người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ cho đối tượng người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo (theo Quyết định 705/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ) và 70% kinh phí theo mệnh giá thẻ của các đối tượng cận nghèo còn lại theo quy định (theo Quyết định 797/QĐ- TTg); 20% kinh phí chương trình Norred; 10% kinh phí theo chương trình EU.
Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh bậc học mầm non và phổ thông có cha, mẹ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Hỗ trợ trực tiếp cho 9.987 hộ nghèo dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn và thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ- TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn; Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình 135 cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn.
Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 183/QĐ-UBND tỉnh ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2017. Nội dung hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ giống ngô đông cho đất hai vụ lúa, hộ trồng cây ăn quả có múi, hộ nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con, lợn nái từ 15 con, kết hợp lơn nái và lợn thịt, gia cầm từ 1.000 con, trâu bò từ 10 con (nhóm hộ từ 30 con) và hỗ trợ làm cây rơm làm thức ăn gia súc.
Hỗ trợ trực tiếp tiền điện sinh hoạt cho 10.782 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, mức hỗ trợ 49.000 đồng/hộ/tháng. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 08 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Số hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở đề nghị hỗ trợ cho giai đoạn 2016 - 2020 của huyện là 1.542 hộ, trong đó năm 2017 dự kiến thực hiện là 308 hộ.
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát ngheo; Phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ- TTg ngày 15/8/2012 về phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 và Kế hoạch sô 99/KH-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Đề án trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2020. Nội dung chủ yếu là tuyền truyền, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã, thị trấn và khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý.
Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện, nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, có cơ hội để hòa nhập cộng đồng, đồng thời hỗ trợ đối tượng có điều kiện tốt để vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ sinh kế, dịch vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tại 08 xã. Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao; tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ chuyên trách ở cơ sở; hướng dẫn cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch gỉảm nghèo sát với thực tế và giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo.
Tổ chức các phương thức truyền thông giảm nghèo phù hợp để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và người dân về công tác giảm nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá 2 cấp (huyện, xã), đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo theo qúy, 6 tháng, cả năm và giám sát chuyên đề. Thông qua kiểm tra, đánh giá bảo đảm cho Chương trình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp.