CTĐT - Sáng 15/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trong cả nước về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023. Đồng chí Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Yên Bái năm 2023 cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Theo đó, các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 27, 28,29 và 30/6/2023; chấm thi từ ngày 01/7/2023; công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 18/7/2023, hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 20/7/2023.
Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp; Phân công nhiệm vụ và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; Hoàn thành việc rà soát ma trận của 15 môn thi; Xây dựng và hoàn thiện đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Rà soát, biên tập, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để chuẩn bị cho Hội đồng ra đề thi; Ban hành hướng dẫn quy trình ra đề thi bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi để thực hiện soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; các mẫu biểu của mỗi khâu được rà soát hoàn thiện; thực hiện phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia Hội đồng ra đề thi; Tổ chức thẩm định phần mềm hỗ trợ Hội đồng ra đề thi và phần mềm chấm thi trắc nghiệm với sự tham gia của đại diện các đơn vị liên quan.
Bên cạnh đó, đối với Phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ tiếp tục sử dụng phiên bản đã cung cấp cho các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương năm 2022. Đối với phần mềm hỗ trợ cho Hội đồng ra đề thi sẽ tiếp tục sử dụng tính năng sinh tổ hợp câu hỏi của Phần mềm Quản lý ngân hàng câu hỏi thi để sinh các tổ hợp đề thi như năm 2022.
Công tác tập huấn và tổ chức đăng ký dự thi được hoàn tất. Tính đến ngày 15/6/2023 đã có tổng số 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 37.841 thí sinh tự do, chiếm 3,69% tổng số thi sinh; 47.769 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp, chiếm 4,66% tổng số thí sinh; 34.155 thí sinh chỉ xét tuyển sinh Đại học, chiếm 3,33% tổng số thí sinh; 943.340 thí sinh xét tốt nghiệp + tuyển sinh chiếm 92,91% tổng số thí sinh; 323.187 tổng số thí sinh thi khoa học tự nhiên, chiếm 31,52% tổng số thí sinh; 566.921 tổng số thí sinh thi khoa học xã hội, chiếm 55,30% tổng số thí sinh; 968.160 thí sinh đăng ký trực tuyến, chiếm 95% tổng số thí sinh. Ngoài ra có 46.670 tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ. Cả nước sẽ có 2.273 điểm thi; 44.661 phòng thi trên toàn quốc.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là kỳ thi hết sức quan trọng, có quy mô lớn với số lượng tham gia đông. Đồng chí yêu cầu các địa phương cần nhận thức đây là một kỳ thi hết sức quan trọng với mục tiêu là đánh giá kết quả học tập của học sinh, hơn 60% các trường đại học, cao đẳng lấy kết quả đó làm căn cứ xét tốt nghiệp. Do đó, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực tổ chức kỳ thi chặt chẽ, đảm bảo minh bạch, công bằng, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ lãnh đạo các địa phương.
Đồng chí đề nghị các địa phương cần chọn nhân sự tham gia công tác thi, quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền, phân rõ trách nhiệm; chuẩn bị nhân lực tổ chức kỳ thi, làm tốt công tác tập huấn, chọn con người có trách nhiệm, nhất là một số vị trí quan trọng. Làm tốt công tác tập huấn các cấp, quán triệt thông tin quy chế thi. Kiểm tra, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, nhất là với phòng in sao đề, chấm thi,… và hệ thống phá sóng đảm bảo an ninh, an toàn. Những địa điểm gần nhà dân cần thận trọng trong quá trình triển khai; Làm tốt công tác phối hợp, các sở Giáo dục và Đào tạo chủ động đề xuất với các đơn vị, sở, ngành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng kỷ cương, kỷ luật, giảm vi phạm, ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đặc biệt, là chế độ báo cáo cần được thực hiện đúng khi có vấn đề bất thường, báo cáo bằng văn bản sớm về Bộ để nắm bắt và có hướng xử lý kịp thời. Công tác truyền thông cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng nội dung. Quan tâm hỗ trợ cho học sinh để đảm mọi thí sinh đều được tham gia kỳ thi…
2098 lượt xem
Lan Hương
CTĐT - Sáng 15/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trong cả nước về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023. Đồng chí Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Yên Bái năm 2023 cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Theo đó, các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 27, 28,29 và 30/6/2023; chấm thi từ ngày 01/7/2023; công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 18/7/2023, hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 20/7/2023.
Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp; Phân công nhiệm vụ và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; Hoàn thành việc rà soát ma trận của 15 môn thi; Xây dựng và hoàn thiện đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Rà soát, biên tập, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để chuẩn bị cho Hội đồng ra đề thi; Ban hành hướng dẫn quy trình ra đề thi bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi để thực hiện soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; các mẫu biểu của mỗi khâu được rà soát hoàn thiện; thực hiện phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia Hội đồng ra đề thi; Tổ chức thẩm định phần mềm hỗ trợ Hội đồng ra đề thi và phần mềm chấm thi trắc nghiệm với sự tham gia của đại diện các đơn vị liên quan.
Bên cạnh đó, đối với Phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ tiếp tục sử dụng phiên bản đã cung cấp cho các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương năm 2022. Đối với phần mềm hỗ trợ cho Hội đồng ra đề thi sẽ tiếp tục sử dụng tính năng sinh tổ hợp câu hỏi của Phần mềm Quản lý ngân hàng câu hỏi thi để sinh các tổ hợp đề thi như năm 2022.
Công tác tập huấn và tổ chức đăng ký dự thi được hoàn tất. Tính đến ngày 15/6/2023 đã có tổng số 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 37.841 thí sinh tự do, chiếm 3,69% tổng số thi sinh; 47.769 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp, chiếm 4,66% tổng số thí sinh; 34.155 thí sinh chỉ xét tuyển sinh Đại học, chiếm 3,33% tổng số thí sinh; 943.340 thí sinh xét tốt nghiệp + tuyển sinh chiếm 92,91% tổng số thí sinh; 323.187 tổng số thí sinh thi khoa học tự nhiên, chiếm 31,52% tổng số thí sinh; 566.921 tổng số thí sinh thi khoa học xã hội, chiếm 55,30% tổng số thí sinh; 968.160 thí sinh đăng ký trực tuyến, chiếm 95% tổng số thí sinh. Ngoài ra có 46.670 tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ. Cả nước sẽ có 2.273 điểm thi; 44.661 phòng thi trên toàn quốc.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là kỳ thi hết sức quan trọng, có quy mô lớn với số lượng tham gia đông. Đồng chí yêu cầu các địa phương cần nhận thức đây là một kỳ thi hết sức quan trọng với mục tiêu là đánh giá kết quả học tập của học sinh, hơn 60% các trường đại học, cao đẳng lấy kết quả đó làm căn cứ xét tốt nghiệp. Do đó, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực tổ chức kỳ thi chặt chẽ, đảm bảo minh bạch, công bằng, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ lãnh đạo các địa phương.
Đồng chí đề nghị các địa phương cần chọn nhân sự tham gia công tác thi, quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền, phân rõ trách nhiệm; chuẩn bị nhân lực tổ chức kỳ thi, làm tốt công tác tập huấn, chọn con người có trách nhiệm, nhất là một số vị trí quan trọng. Làm tốt công tác tập huấn các cấp, quán triệt thông tin quy chế thi. Kiểm tra, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định, nhất là với phòng in sao đề, chấm thi,… và hệ thống phá sóng đảm bảo an ninh, an toàn. Những địa điểm gần nhà dân cần thận trọng trong quá trình triển khai; Làm tốt công tác phối hợp, các sở Giáo dục và Đào tạo chủ động đề xuất với các đơn vị, sở, ngành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng kỷ cương, kỷ luật, giảm vi phạm, ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đặc biệt, là chế độ báo cáo cần được thực hiện đúng khi có vấn đề bất thường, báo cáo bằng văn bản sớm về Bộ để nắm bắt và có hướng xử lý kịp thời. Công tác truyền thông cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng nội dung. Quan tâm hỗ trợ cho học sinh để đảm mọi thí sinh đều được tham gia kỳ thi…