Hiện nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách với 5.132 khách hàng.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu thực hiện điểm giao dịch tại xã Bản Mù.
Để triển khai hiệu quả, kịp thời các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, hàng năm, Ban Chỉ đạo Hội đồng Quản trị Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu tiến hành rà soát nhu cầu vay vốn của các xã, thị trấn; các bộ phận nghiệp vụ tăng cường phối hợp với các tổ chức hội nhận ủy thác nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Từ việc triển khai khá bài bản các chương trình tín dụng nên dư nợ trung bình tăng từ 15 - 20 tỷ đồng/năm.
Ông Phạm Thành Long - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: "Chúng tôi hoạt động trên địa bàn huyện vùng cao nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đường giao thông đến các xã, vào mùa mưa, nhiều khu vực bị chia cắt, nhưng việc giao dịch vẫn phải đảm bảo đúng thời gian quy định".
Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,15% với số tiền trên 256 triệu đồng. Nguyên nhân quá hạn là do một số đối tượng vay vốn sau đó bị tù giam, cải tạo; nhiều người già đau ốm không có sức lao động; một số người đi xuất khẩu lao động ở thị trường Trung Đông nhưng do khủng hoảng chính trị phải về nước trước thời hạn…
"Những trường hợp này, chúng tôi tiếp tục đôn đốc thu hồi và khoanh nợ lần đầu và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ủy thác để triển khai cho vay và thu lãi theo quy định” - ông Long nói.
Hiện nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách với 5.132 khách hàng, dư nợ trên 170 tỷ đồng, trong đó: cho vay hộ nghèo 2.962 hộ, dư nợ trên 99 tỷ đồng; hộ cận nghèo 321 hộ, dư nợ trên 11 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 162 hộ, dư nợ trên 6,3 tỷ đồng; giải quyết việc làm 96 hộ, dư nợ trên 4,3 tỷ đồng; hộ nghèo về nhà ở 283 hộ, dư nợ trên 7 tỷ đồng…
Nguồn vốn các chương trình được đầu tư đúng đối tượng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đầu tư cho sản xuất ngày càng được nâng cao, bình quân từ 35 triệu đồng/hộ.
Thực hiện Quyết định số 12 của Hội đồng Quản trị NHCSXH Việt Nam về nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh lên đến 100 triệu đồng/năm, Phòng đã tạo điều kiện cho 17 hộ có nhu cầu vay vốn từ 50 triệu đồng trở lên để đầu tư chăn nuôi đại gia súc và kinh doanh dịch vụ.
Thông qua 4 tổ chức hội với 114 tổ tiết kiệm vay vốn ở cơ sở, làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dư nợ nên chất lượng hoạt động ngân hàng với các tổ chức đoàn thể ngày càng được nâng cao.
Trong đó: dư nợ ủy thác Hội Phụ nữ dư nợ trên 31 tỷ đồng, chiếm 19%; Hội Nông dân trên 56 tỷ đồng, chiếm 34%; Hội Cựu chiến binh, trên 42 tỷ đồng, chiếm 26%; Đoàn Thanh niên trên 35 tỷ đồng chiếm 22%... Trong 2 tháng đầu năm 2020, tiền vay ủy thác của các tổ chức đoàn thể đều có bước tăng trưởng ổn định, dư nợ tăng trưởng 2% theo quy định.
Vượt qua khó khăn, phát huy hiệu quả của kênh tín dụng chính sách ưu đãi, luôn sát cánh đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu đã góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nơi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1181 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách với 5.132 khách hàng.Để triển khai hiệu quả, kịp thời các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, hàng năm, Ban Chỉ đạo Hội đồng Quản trị Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu tiến hành rà soát nhu cầu vay vốn của các xã, thị trấn; các bộ phận nghiệp vụ tăng cường phối hợp với các tổ chức hội nhận ủy thác nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Từ việc triển khai khá bài bản các chương trình tín dụng nên dư nợ trung bình tăng từ 15 - 20 tỷ đồng/năm.
Ông Phạm Thành Long - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: "Chúng tôi hoạt động trên địa bàn huyện vùng cao nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đường giao thông đến các xã, vào mùa mưa, nhiều khu vực bị chia cắt, nhưng việc giao dịch vẫn phải đảm bảo đúng thời gian quy định".
Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,15% với số tiền trên 256 triệu đồng. Nguyên nhân quá hạn là do một số đối tượng vay vốn sau đó bị tù giam, cải tạo; nhiều người già đau ốm không có sức lao động; một số người đi xuất khẩu lao động ở thị trường Trung Đông nhưng do khủng hoảng chính trị phải về nước trước thời hạn…
"Những trường hợp này, chúng tôi tiếp tục đôn đốc thu hồi và khoanh nợ lần đầu và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ủy thác để triển khai cho vay và thu lãi theo quy định” - ông Long nói.
Hiện nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách với 5.132 khách hàng, dư nợ trên 170 tỷ đồng, trong đó: cho vay hộ nghèo 2.962 hộ, dư nợ trên 99 tỷ đồng; hộ cận nghèo 321 hộ, dư nợ trên 11 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 162 hộ, dư nợ trên 6,3 tỷ đồng; giải quyết việc làm 96 hộ, dư nợ trên 4,3 tỷ đồng; hộ nghèo về nhà ở 283 hộ, dư nợ trên 7 tỷ đồng…
Nguồn vốn các chương trình được đầu tư đúng đối tượng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đầu tư cho sản xuất ngày càng được nâng cao, bình quân từ 35 triệu đồng/hộ.
Thực hiện Quyết định số 12 của Hội đồng Quản trị NHCSXH Việt Nam về nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh lên đến 100 triệu đồng/năm, Phòng đã tạo điều kiện cho 17 hộ có nhu cầu vay vốn từ 50 triệu đồng trở lên để đầu tư chăn nuôi đại gia súc và kinh doanh dịch vụ.
Thông qua 4 tổ chức hội với 114 tổ tiết kiệm vay vốn ở cơ sở, làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dư nợ nên chất lượng hoạt động ngân hàng với các tổ chức đoàn thể ngày càng được nâng cao.
Trong đó: dư nợ ủy thác Hội Phụ nữ dư nợ trên 31 tỷ đồng, chiếm 19%; Hội Nông dân trên 56 tỷ đồng, chiếm 34%; Hội Cựu chiến binh, trên 42 tỷ đồng, chiếm 26%; Đoàn Thanh niên trên 35 tỷ đồng chiếm 22%... Trong 2 tháng đầu năm 2020, tiền vay ủy thác của các tổ chức đoàn thể đều có bước tăng trưởng ổn định, dư nợ tăng trưởng 2% theo quy định.
Vượt qua khó khăn, phát huy hiệu quả của kênh tín dụng chính sách ưu đãi, luôn sát cánh đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu đã góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nơi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.