Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, sáng 20-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Luật Phòng thủ dân sự gồm 7 chương, 55 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Với việc thông qua luật này, Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở cả cấp Trung ương và tỉnh.
Lập Quỹ Phòng thủ dân sự là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự thảo luật này. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về Quỹ phòng thủ dân sự (Điều 40), trên cơ sở ý kiến đại biểu thảo luận tại hội trường ngày 24-5-2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm của từng phương án và gửi phiếu xin ý kiến đại biểu.
Cụ thể, phương án 1 là lập ngay Quỹ để kịp thời sử dụng trong tình trạng thảm họa, sự cố. Phương án 2, chỉ lập khi có tình huống khẩn cấp và do Thủ tướng quyết định. Kết quả, trong tổng số 373 đại biểu tham gia cho ý kiến, có 255 đại biểu tán thành phương án 1. Trên cơ sở ý kiến thảo luận và kết quả xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, quy định phương án 1.
Đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến các cơ quan hữu quan tại Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung quy định về nguyên tắc việc điều tiết giữa Quỹ Phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách; giao Chính phủ quy định việc điều tiết giữa các quỹ này.
Về cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 7), biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 (Điều 23) và biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 (Điều 24), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ về tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh so với sự cố, thảm họa ở các cấp độ phòng thủ dân sự và nghiên cứu quy định cho chặt chẽ, tránh chồng chéo, khó thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh đã được quy định trong Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, Luật Quốc phòng. Do đó, các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Các biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại Luật này không thay thế cho các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, mà tạo nên tổng thể các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa, bảo vệ nhân dân, nền kinh tế khi xảy ra thảm họa, sự cố.
(Theo HNMO)
1587 lượt xem
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, sáng 20-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự.Luật Phòng thủ dân sự gồm 7 chương, 55 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Với việc thông qua luật này, Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở cả cấp Trung ương và tỉnh.
Lập Quỹ Phòng thủ dân sự là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự thảo luật này. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về Quỹ phòng thủ dân sự (Điều 40), trên cơ sở ý kiến đại biểu thảo luận tại hội trường ngày 24-5-2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm của từng phương án và gửi phiếu xin ý kiến đại biểu.
Cụ thể, phương án 1 là lập ngay Quỹ để kịp thời sử dụng trong tình trạng thảm họa, sự cố. Phương án 2, chỉ lập khi có tình huống khẩn cấp và do Thủ tướng quyết định. Kết quả, trong tổng số 373 đại biểu tham gia cho ý kiến, có 255 đại biểu tán thành phương án 1. Trên cơ sở ý kiến thảo luận và kết quả xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, quy định phương án 1.
Đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến các cơ quan hữu quan tại Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung quy định về nguyên tắc việc điều tiết giữa Quỹ Phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách; giao Chính phủ quy định việc điều tiết giữa các quỹ này.
Về cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 7), biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 (Điều 23) và biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 (Điều 24), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ về tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh so với sự cố, thảm họa ở các cấp độ phòng thủ dân sự và nghiên cứu quy định cho chặt chẽ, tránh chồng chéo, khó thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tính chất nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh đã được quy định trong Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, Luật Quốc phòng. Do đó, các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Các biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại Luật này không thay thế cho các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, mà tạo nên tổng thể các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa, bảo vệ nhân dân, nền kinh tế khi xảy ra thảm họa, sự cố.
(Theo HNMO)
Các bài khác
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp Đoàn công tác của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam (21/06/2023)
- Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam (21/06/2023)
- Sức mạnh của báo chí trong kỷ nguyên số (21/06/2023)
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Bình (20/06/2023)
- Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (20/06/2023)
- Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tại gặp mặt kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Yên Bái năm 2023 (20/06/2023)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh (20/06/2023)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Báo chí đã tạo nên dòng chảy thông tin chính thống, hiệu quả, với những dấu ấn rất rõ nét, đáng tự hào và khá ấn tượng (19/06/2023)
- Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng Hội Nhà báo tỉnh, Báo Yên Bái, Tạp chí Văn nghệ, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (19/06/2023)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh (19/06/2023)
Xem thêm »