CTTĐT - Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có 18 doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; 4 doanh nghiệp sản xuất nhựa, 3 doanh nghiệp may mặc, 45 doanh nghiệp khoáng sản và một số doanh nghiệp khác; xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ...) và hơn 30 thị trường khác.
6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 151,69 triệu USD
Thời gian qua, các sở, ngành trong tỉnh đã phối hợp, tham mưu các giải pháp ứng phó với tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế và những tác động đến sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chủ động phương án sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, phát triển thị trường, nhờ vậy 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 151,69 triệu USD, bằng 88% so kế hoạch, tăng 4% so cùng kỳ.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng so với cùng kỳ năm trước, song chỉ có nhóm hàng nông lâm sản chế biến là tăng, còn lại nhiều nhóm hàng giảm so với cùng kỳ. Đơn cử như nhóm công nghiệp và chế biến khoáng sản đạt 33,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22%, giảm 14% so cùng kỳ; nhóm sản phẩm may mặc đạt 29,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20%, giảm 11% so cùng kỳ, nhóm sản phẩm hạt nhựa chất dẻo đạt 18 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%, giảm 10% so cùng kỳ.
Các doanh nghiệp bước đầu đã xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), song con số này còn rất khiêm tốn. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 7 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu gồm: đá xẻ, đũa gỗ, măng tre); 3 doanh nghiệp xuất sang thị trường EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 2 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu là đá Block); không có doanh nghiệp nào xuất khẩu sang thị trường UKVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh).
Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm may mặc giảm so với cùng kỳ năm trước
Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Công ty chúng tôi chuyên chế biến nông lâm sản xuất khẩu với 2 sản phẩm chính là sản phẩm từ măng và gỗ rừng trồng. Đối với sản phẩm măng mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid song thị trường xuất khẩu vẫn ổn định. Về sản phẩm gỗ chế biến từ gỗ rừng trồng, trước đây chúng tôi vẫn xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, tuy nhiên từ đầu năm đến nay chúng tôi không xuất khẩu nữa một phần do khó khăn chung của ngành gỗ, cơ bản là không có thị trường, không có nhu cầu của người mua".
Theo phân tích của ngành chức năng, hoạt động xuất khẩu còn khó khăn bên cạnh những nguyên nhân khách quan về tình hình thế giới ảnh hưởng đến thị trường trong nước thì về chủ quan, công tác xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu còn hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin, dự báo thị trường xuất khẩu có giá trị thiết thực. Các mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, nhất là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như thị trường EU, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc.
Những năm trước đây một số sản phẩm có tỷ trọng tăng trưởng ổn định như khoáng sản, hàng may mặc, hạt nhựa, chè, quế,..hiện nay đều gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ; nhiều mặt hàng xuất khẩu của Yên Bái có quy mô còn nhỏ, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa chiếm tỷ lệ còn thấp, sức cạnh tranh thấp, do đội ngũ doanh nghiệp chưa đủ mạnh về tiềm lực để liên doanh liên kết, chủ động đầu mối thị trường bền vững, còn phụ thuộc vào trung gian; chưa tận dụng được các ưu đãi lợi thế từ các FTA trong xuất khẩu.
Để thúc đẩy giá trị xuất khẩu trong thời gian tới, vừa qua Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị nắm bắt tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin về quy mô thị trường xuất khẩu trong đó có nhiều giải pháp được đưa ra. Trọng tâm là tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu, để kiểm soát được chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công ty TNHH đầu tư LSG (Campuchia) tham quan dây chuyền sản xuất ngói màu và tấm ốp nano PVC SAFETY của Công ty TNHH Nasaki Việt Nam tại Khu Công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái
Cùng với đó tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, về những thay đổi trong chính sách, để kịp thời nắm bắt, tận dụng những ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch - dịch vụ gắn với những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh như sản phẩm quế Văn Yên với văn hoá người Dao, sản phẩm chè Suối Giàng gắn với du lịch cộng đồng để có thể tổ chức xuất khẩu tại chỗ.
Trong bối cảnh từ nay đến cuối năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường, nguy cơ suy thoái kinh tế có nhiều bất định, nhất là tại EU, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng với Việt Nam. Song theo dự báo của các nhà chuyên môn và theo quy luật thị trường, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở các nước trên thế giới sẽ tăng cao vào dịp mua sắm cuối năm, là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng của có thế mạnh như: hàng may mặc, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, hạt nhựa, chè, quế,...Do đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cần tận dụng cơ hội của thị trường trong những tháng cuối năm để bù đắp hao hụt về xuất khẩu trong khoảng 6 tháng đầu năm. Khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động đàm phán để xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển. Phấn đấu giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD trở lên.
2185 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 90 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có 18 doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; 4 doanh nghiệp sản xuất nhựa, 3 doanh nghiệp may mặc, 45 doanh nghiệp khoáng sản và một số doanh nghiệp khác; xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ...) và hơn 30 thị trường khác. Thời gian qua, các sở, ngành trong tỉnh đã phối hợp, tham mưu các giải pháp ứng phó với tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế và những tác động đến sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chủ động phương án sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, phát triển thị trường, nhờ vậy 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 151,69 triệu USD, bằng 88% so kế hoạch, tăng 4% so cùng kỳ.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng so với cùng kỳ năm trước, song chỉ có nhóm hàng nông lâm sản chế biến là tăng, còn lại nhiều nhóm hàng giảm so với cùng kỳ. Đơn cử như nhóm công nghiệp và chế biến khoáng sản đạt 33,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22%, giảm 14% so cùng kỳ; nhóm sản phẩm may mặc đạt 29,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20%, giảm 11% so cùng kỳ, nhóm sản phẩm hạt nhựa chất dẻo đạt 18 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%, giảm 10% so cùng kỳ.
Các doanh nghiệp bước đầu đã xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), song con số này còn rất khiêm tốn. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 7 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu gồm: đá xẻ, đũa gỗ, măng tre); 3 doanh nghiệp xuất sang thị trường EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 2 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu là đá Block); không có doanh nghiệp nào xuất khẩu sang thị trường UKVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh).
Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm may mặc giảm so với cùng kỳ năm trước
Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Công ty chúng tôi chuyên chế biến nông lâm sản xuất khẩu với 2 sản phẩm chính là sản phẩm từ măng và gỗ rừng trồng. Đối với sản phẩm măng mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid song thị trường xuất khẩu vẫn ổn định. Về sản phẩm gỗ chế biến từ gỗ rừng trồng, trước đây chúng tôi vẫn xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, tuy nhiên từ đầu năm đến nay chúng tôi không xuất khẩu nữa một phần do khó khăn chung của ngành gỗ, cơ bản là không có thị trường, không có nhu cầu của người mua".
Theo phân tích của ngành chức năng, hoạt động xuất khẩu còn khó khăn bên cạnh những nguyên nhân khách quan về tình hình thế giới ảnh hưởng đến thị trường trong nước thì về chủ quan, công tác xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu còn hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin, dự báo thị trường xuất khẩu có giá trị thiết thực. Các mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, nhất là những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như thị trường EU, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc.
Những năm trước đây một số sản phẩm có tỷ trọng tăng trưởng ổn định như khoáng sản, hàng may mặc, hạt nhựa, chè, quế,..hiện nay đều gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ; nhiều mặt hàng xuất khẩu của Yên Bái có quy mô còn nhỏ, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa chiếm tỷ lệ còn thấp, sức cạnh tranh thấp, do đội ngũ doanh nghiệp chưa đủ mạnh về tiềm lực để liên doanh liên kết, chủ động đầu mối thị trường bền vững, còn phụ thuộc vào trung gian; chưa tận dụng được các ưu đãi lợi thế từ các FTA trong xuất khẩu.
Để thúc đẩy giá trị xuất khẩu trong thời gian tới, vừa qua Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị nắm bắt tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin về quy mô thị trường xuất khẩu trong đó có nhiều giải pháp được đưa ra. Trọng tâm là tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu, để kiểm soát được chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công ty TNHH đầu tư LSG (Campuchia) tham quan dây chuyền sản xuất ngói màu và tấm ốp nano PVC SAFETY của Công ty TNHH Nasaki Việt Nam tại Khu Công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái
Cùng với đó tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, về những thay đổi trong chính sách, để kịp thời nắm bắt, tận dụng những ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch - dịch vụ gắn với những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh như sản phẩm quế Văn Yên với văn hoá người Dao, sản phẩm chè Suối Giàng gắn với du lịch cộng đồng để có thể tổ chức xuất khẩu tại chỗ.
Trong bối cảnh từ nay đến cuối năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường, nguy cơ suy thoái kinh tế có nhiều bất định, nhất là tại EU, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng với Việt Nam. Song theo dự báo của các nhà chuyên môn và theo quy luật thị trường, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở các nước trên thế giới sẽ tăng cao vào dịp mua sắm cuối năm, là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng của có thế mạnh như: hàng may mặc, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, hạt nhựa, chè, quế,...Do đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cần tận dụng cơ hội của thị trường trong những tháng cuối năm để bù đắp hao hụt về xuất khẩu trong khoảng 6 tháng đầu năm. Khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động đàm phán để xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển. Phấn đấu giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD trở lên.