CTTĐT - Công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Yên Bái phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ theo quy định của pháp luật; đồng thời tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức thành viên, sau đó thông báo tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện rõ những hạn chế, vướng mắc, nâng cao chất lượng công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhà nước.
Cử tri huyện Văn Yên đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống điện lưới quốc gia và phủ sóng điện thoại, internet tới các thôn vùng lõm của huyện. (ảnh minh họa - nguồn Báo Yên Bái)
NHỮNG VẪN ĐỀ DƯ LUẬN NHÂN DÂN QUAN TÂM
1. Kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV
Kỳ họp thứ Năm - Quốc hội khóa XV được tổ chức thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 22/5 - 10/6/2023; đợt 2, từ ngày 19 - 24/6/2023. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Năm - Quốc hội khóa XV, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia các dự thảo Luật trình kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.
Thông qua kỳ họp, các tầng lớp nhân dân đồng thuận cao với nội dung, chương trình của Quốc hội đã quyết nghị nhiều định hướng lớn, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Kết luận của Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
2. Về tình hình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình tư tưởng, đời sống của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái cơ bản ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và Chính quyền địa phương. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, nhất là việc hỗ trợ cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhân dân vui mừng, phấn khởi trước sự quan tâm về vật chất, tinh thần của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt đối với các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… sản xuất nông nghiệp thực hiện theo đúng kế hoạch, công nghiệp phát triển từng bước ổn định, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tăng khá; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
Nhân dân ủng hộ và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân còn băn khoăn, lo lắng khi kinh tế và đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trước tình hình, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường xuất khẩu thu hẹp, nguồn cung và giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu thiếu ổn định. Các mặt hàng vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng cao đã làm tăng chi phí đầu vào, nhất là giá giống lúa, phân bón, dịch vụ sản xuất vụ Đông - Xuân 2022-2023, trong khi đó giá nông sản giảm, lại khó tiêu thụ đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của nông dân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, phải cắt giảm biên chế, giảm giờ làm, ngày công, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của người lao động.
2. Công tác giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế và an toàn thực phẩm
Trong những tháng đầu năm 2023, dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm có nhiều thông tin trên báo chí truyền thông về việc một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, thâm chí có nguy cơ phải dừng hoạt động. Việc thiếu thuôc, vật tư y tế thời gian qua tuy không phải là vấn đề mới, sau một loạt các sai phạm trong ngành y tế bị phát hiện, nhiều cán bộ lãnh đạo đầu ngành, nhiều giáo sư, bác sỹ giỏi vướng vòng lao lý, tuy nhiên dư luận vẫn cảm thấy lo lắng, mong muốn Chính phủ nhanh chóng có cơ chế, giải pháp tháo gỡ.
Dư luận nhân dân ủng hộ công tác bảo đảm ATTP trong tỉnh thời gian qua luôn được quan tâm kiểm soát chặt chẽ, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người,…Các địa phương thường xuyên chỉ đạo trạm y tế các xã, phường tổ chức các hoạt động kiểm tra , kiểm tra đột xuất đối với VSATTP tại các chợ đầu mối trung tâm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ các cuộc họp, kỳ họp của các cơ quan, đơn vị,…gắn với tuyên truyền để mọi người dân nâng cao nhận thức về VSATTP từ gia đình đến cộng đồng. Tuy nhiên, công tác quản lý VSATTP hiện nay đang phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố không thuận lợi như: tình hình mất ATTP trong nước; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường; các chất cấm, hóa chất độc hại trong nuôi, trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm còn tương đối phổ biến trên thị trường; thực phẩm không an toàn, nhập lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp; nguồn lực để đảm bảo cho công tác quản lý ATTP còn hạn chế… Nhân dân đề nghị Quốc hội và Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các bộ, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, các đầu mối kinh doanh thực phẩm nhất là các đầu mối cung cấp thực phẩm cấp đông lạnh được vận chuyển từ các địa phương có cửa khẩu đường biên với nước ngoài. Đồng thời, có biện pháp quản lý hiệu quả hình thức kinh doanh trên facebook, zalo và các trang mạng xã hội,…kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và công tác cán bộ; cải cách hành chính
Nhân dân đánh giá cao việc Đảng, Nhà nước trong thời giai qua đã kiên quyết, kiên trì thực hiện các giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tham nhũng, lãng phí, nhiều vụ án tham nhũng đã được phát hiện và đưa ra xử lý nghiêm minh. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh thời gian qua thường xuyên lãnh đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giám sát, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức vụ. Tuy nhiên, Nhân dân cũng bày tỏ sự quan tâm, lo lắng về cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn còn hạn chế; công tác giám định, định giá tài sản vẫn còn khó khăn, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa cao, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn biến rất phức tạp, trong đó tội phạm về tham nhũng và chức vụ ngày càng tăng cao trong xã hội.
Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt hơn nữa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là với những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để đảm bảo không thể, không dám và không muốn tham những. Phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực...Đồng thời, hoàn thành điều tra để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và người đứng đầu trong các dự án lớn bị thua lỗ, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Công tác cán bộ, cải cách hành chính trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, việc tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo kế hoạch và lộ trình, tuy nhiên đối tượng tinh giảm chủ yếu nằm trong diện nghỉ hưu. Nhân dân mong muốn tỉnh quyết liệt thực hiện việc tinh giảm biên chế, kiện toàn, sắp xếp lại những đơn vị có nhiệm vụ trùng lặp, chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình. Quan tâm đến thực hiện chính sách thu hút nhân tài, giải quyết việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong công tác thẩm định, thẩm tra các dự án, trong thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, các thông tin liên quan đến đất đai; quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư khi sát nhập, cán bộ không chuyên trách ở cấp cơ sở.
4. Việc bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý việc tranh chấp, lẫn chiếm đất đai tại các địa phương. Tuy nhiên, nhân dân tiếp tục lo lắng trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (đá, cát, sạn) trên các dòng sông; tình trạng sạt lở, lũ lụt ngập úng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số mỏ khai thác vật liệu xây dựng, các nhà máy xi măng; ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn ở khu dân cư do một số cơ sở khai thác vật liệu xây dựng, gia trại, trang trại chăn nuôi, cơ sở làm nghề …vẫn chưa được ngăn chặn xử lý hiệu quả; tình trạng quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập; việc mua bán, khai thác đất san lấp mặt bằng, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm đất công…vẫn còn xảy ra nhiều nơi chưa được kiểm soát; việc một số công trình, dự án đo đạc, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa, đo lại đất thổ cư tại nhiều địa phương thiếu sự giám sát của cán bộ cơ sở, sự giám sát của người dân dẫn đến sai lệch mốc giới, sai tên chủ sử dụng của nhiều người đã tạo ra những mâu thuẫn, bức xúc trong nội bộ nhân dân, làm tốn kém thời gian, tiền bạc… của người dân, khi phải làm lại hồ sơ đề nghị đo đạc, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gây thêm áp lực cho các văn phòng đăng ký đất đai.
Nhân dân mong muốn và đề nghị chính quyền, cơ quan chức năng các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản, nhất là môi trường gần các mỏ khai thác vật liệu xây dựng; có biện pháp hiệu quả trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn, đặc biệt là rác thải rắn; xử lý nước thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề để bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ công chức ở một số cơ sở trong một số lĩnh vực nhạy cảm còn gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân trong khi thi hành công vụ.
5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Dư luận về đợt giao quân đầu năm 2023 thuận lợi hơn những năm trước do công tác tuyên tuyền tốt, công tác khám tuyển, sàng lọc kỹ, đặc biệt là do Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi quy định mức xử phạt cao. Bên cạnh đó, công tác hậu phương quân đội cũng được quan tâm chu đáo nên công dân trúng tuyển rất phấn khởi lên đường ngập ngũ.
- Đề nghị Quốc hội tăng cường sự chỉ đạo, giám sát đối với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách xử lý tội phạm, giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất những quy định pháp luật còn vướng mắc trong nhận thức của các cơ quan tư pháp về điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án “Giết người” thuộc các trường hợp phạm tội chưa đạt. Vì hiện nay, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “Giết người”, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn có quan điểm khác nhau trong việc đánh giá tài liệu, chứng cứ và áp dụng Án lệ.
- Cử tri kiến nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đồng thời xem xét sớm ban hành văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với các lực lượng này nhằm thu hút nguồn lực phục vụ công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương.
6. Tình hình công tác dân tộc, tôn giáo và thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương
Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với thực hiện phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”...góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.
1491 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Yên Bái phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ theo quy định của pháp luật; đồng thời tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức thành viên, sau đó thông báo tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện rõ những hạn chế, vướng mắc, nâng cao chất lượng công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với Đảng, Nhà nước.NHỮNG VẪN ĐỀ DƯ LUẬN NHÂN DÂN QUAN TÂM
1. Kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV
Kỳ họp thứ Năm - Quốc hội khóa XV được tổ chức thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 22/5 - 10/6/2023; đợt 2, từ ngày 19 - 24/6/2023. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Năm - Quốc hội khóa XV, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia các dự thảo Luật trình kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.
Thông qua kỳ họp, các tầng lớp nhân dân đồng thuận cao với nội dung, chương trình của Quốc hội đã quyết nghị nhiều định hướng lớn, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Kết luận của Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
2. Về tình hình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình tư tưởng, đời sống của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái cơ bản ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và Chính quyền địa phương. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, nhất là việc hỗ trợ cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhân dân vui mừng, phấn khởi trước sự quan tâm về vật chất, tinh thần của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt đối với các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… sản xuất nông nghiệp thực hiện theo đúng kế hoạch, công nghiệp phát triển từng bước ổn định, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tăng khá; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
Nhân dân ủng hộ và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân còn băn khoăn, lo lắng khi kinh tế và đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trước tình hình, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường xuất khẩu thu hẹp, nguồn cung và giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu thiếu ổn định. Các mặt hàng vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng cao đã làm tăng chi phí đầu vào, nhất là giá giống lúa, phân bón, dịch vụ sản xuất vụ Đông - Xuân 2022-2023, trong khi đó giá nông sản giảm, lại khó tiêu thụ đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của nông dân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, phải cắt giảm biên chế, giảm giờ làm, ngày công, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của người lao động.
2. Công tác giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế và an toàn thực phẩm
Trong những tháng đầu năm 2023, dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm có nhiều thông tin trên báo chí truyền thông về việc một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, thâm chí có nguy cơ phải dừng hoạt động. Việc thiếu thuôc, vật tư y tế thời gian qua tuy không phải là vấn đề mới, sau một loạt các sai phạm trong ngành y tế bị phát hiện, nhiều cán bộ lãnh đạo đầu ngành, nhiều giáo sư, bác sỹ giỏi vướng vòng lao lý, tuy nhiên dư luận vẫn cảm thấy lo lắng, mong muốn Chính phủ nhanh chóng có cơ chế, giải pháp tháo gỡ.
Dư luận nhân dân ủng hộ công tác bảo đảm ATTP trong tỉnh thời gian qua luôn được quan tâm kiểm soát chặt chẽ, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người,…Các địa phương thường xuyên chỉ đạo trạm y tế các xã, phường tổ chức các hoạt động kiểm tra , kiểm tra đột xuất đối với VSATTP tại các chợ đầu mối trung tâm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ các cuộc họp, kỳ họp của các cơ quan, đơn vị,…gắn với tuyên truyền để mọi người dân nâng cao nhận thức về VSATTP từ gia đình đến cộng đồng. Tuy nhiên, công tác quản lý VSATTP hiện nay đang phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố không thuận lợi như: tình hình mất ATTP trong nước; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường; các chất cấm, hóa chất độc hại trong nuôi, trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm còn tương đối phổ biến trên thị trường; thực phẩm không an toàn, nhập lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp; nguồn lực để đảm bảo cho công tác quản lý ATTP còn hạn chế… Nhân dân đề nghị Quốc hội và Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các bộ, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, các đầu mối kinh doanh thực phẩm nhất là các đầu mối cung cấp thực phẩm cấp đông lạnh được vận chuyển từ các địa phương có cửa khẩu đường biên với nước ngoài. Đồng thời, có biện pháp quản lý hiệu quả hình thức kinh doanh trên facebook, zalo và các trang mạng xã hội,…kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và công tác cán bộ; cải cách hành chính
Nhân dân đánh giá cao việc Đảng, Nhà nước trong thời giai qua đã kiên quyết, kiên trì thực hiện các giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tham nhũng, lãng phí, nhiều vụ án tham nhũng đã được phát hiện và đưa ra xử lý nghiêm minh. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh thời gian qua thường xuyên lãnh đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giám sát, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức vụ. Tuy nhiên, Nhân dân cũng bày tỏ sự quan tâm, lo lắng về cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn còn hạn chế; công tác giám định, định giá tài sản vẫn còn khó khăn, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa cao, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn biến rất phức tạp, trong đó tội phạm về tham nhũng và chức vụ ngày càng tăng cao trong xã hội.
Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt hơn nữa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là với những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để đảm bảo không thể, không dám và không muốn tham những. Phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực...Đồng thời, hoàn thành điều tra để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và người đứng đầu trong các dự án lớn bị thua lỗ, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Công tác cán bộ, cải cách hành chính trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, việc tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo kế hoạch và lộ trình, tuy nhiên đối tượng tinh giảm chủ yếu nằm trong diện nghỉ hưu. Nhân dân mong muốn tỉnh quyết liệt thực hiện việc tinh giảm biên chế, kiện toàn, sắp xếp lại những đơn vị có nhiệm vụ trùng lặp, chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình. Quan tâm đến thực hiện chính sách thu hút nhân tài, giải quyết việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong công tác thẩm định, thẩm tra các dự án, trong thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, các thông tin liên quan đến đất đai; quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư khi sát nhập, cán bộ không chuyên trách ở cấp cơ sở.
4. Việc bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý việc tranh chấp, lẫn chiếm đất đai tại các địa phương. Tuy nhiên, nhân dân tiếp tục lo lắng trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (đá, cát, sạn) trên các dòng sông; tình trạng sạt lở, lũ lụt ngập úng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số mỏ khai thác vật liệu xây dựng, các nhà máy xi măng; ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn ở khu dân cư do một số cơ sở khai thác vật liệu xây dựng, gia trại, trang trại chăn nuôi, cơ sở làm nghề …vẫn chưa được ngăn chặn xử lý hiệu quả; tình trạng quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập; việc mua bán, khai thác đất san lấp mặt bằng, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm đất công…vẫn còn xảy ra nhiều nơi chưa được kiểm soát; việc một số công trình, dự án đo đạc, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa, đo lại đất thổ cư tại nhiều địa phương thiếu sự giám sát của cán bộ cơ sở, sự giám sát của người dân dẫn đến sai lệch mốc giới, sai tên chủ sử dụng của nhiều người đã tạo ra những mâu thuẫn, bức xúc trong nội bộ nhân dân, làm tốn kém thời gian, tiền bạc… của người dân, khi phải làm lại hồ sơ đề nghị đo đạc, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gây thêm áp lực cho các văn phòng đăng ký đất đai.
Nhân dân mong muốn và đề nghị chính quyền, cơ quan chức năng các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản, nhất là môi trường gần các mỏ khai thác vật liệu xây dựng; có biện pháp hiệu quả trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn, đặc biệt là rác thải rắn; xử lý nước thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề để bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ công chức ở một số cơ sở trong một số lĩnh vực nhạy cảm còn gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân trong khi thi hành công vụ.
5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Dư luận về đợt giao quân đầu năm 2023 thuận lợi hơn những năm trước do công tác tuyên tuyền tốt, công tác khám tuyển, sàng lọc kỹ, đặc biệt là do Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi quy định mức xử phạt cao. Bên cạnh đó, công tác hậu phương quân đội cũng được quan tâm chu đáo nên công dân trúng tuyển rất phấn khởi lên đường ngập ngũ.
- Đề nghị Quốc hội tăng cường sự chỉ đạo, giám sát đối với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách xử lý tội phạm, giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất những quy định pháp luật còn vướng mắc trong nhận thức của các cơ quan tư pháp về điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án “Giết người” thuộc các trường hợp phạm tội chưa đạt. Vì hiện nay, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “Giết người”, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn có quan điểm khác nhau trong việc đánh giá tài liệu, chứng cứ và áp dụng Án lệ.
- Cử tri kiến nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đồng thời xem xét sớm ban hành văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với các lực lượng này nhằm thu hút nguồn lực phục vụ công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương.
6. Tình hình công tác dân tộc, tôn giáo và thực hiện chính sách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương
Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với thực hiện phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”...góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.