Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin Sở, Ngành, Địa phương >> Văn hóa - Xã hội

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái

04/04/2020 09:01:47 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Trong xu thế hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động; giảm chi phí và giá thành sản phẩm; tăng tỷ lệ hàm lượng khoa học trong cấu tạo sản phẩm; tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mẫu mã đẹp; rút ngắn chu kỳ sản xuất, năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong những năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ Yên Bái luôn chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chủ động liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng thời tổ chức ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghệ sinh học, giống mới vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.  Cụ thể, trong giai đoạn 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 228 đề tài, dự án khoa học, lĩnh vực nông lâm nghiệp: 127 đề tài, dự án, chiếm 55,7%; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: 49 đề tài, chiếm 21,4%; lĩnh vực công nghệ thông tin: 14 đề tài, dự án, chiếm 6,14%; lĩnh vực công nghiệp, giao thông: 8 đề tài, dự án, chiếm 3,5 %; lĩnh vực khác: 30 đề tài, dự án, chiếm 13,26%.

Đặc biệt trong những năm gần đây, Ngành khoa học và công nghệ luôn quan tâm đến việc hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tạo dựng vị thế của sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm cho bà con nhân dân trong tỉnh. Kết quả đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về Chỉ dẫn địa lý cho 2 sản phẩm Quế Văn Yên và Gạo Mường Lò; Nhãn hiệu chứng nhận cho 04 sản phẩm (chè Suối Giàng, Bưởi Đại Minh, Sơn tra Mù Cang Chải, cá Hồ Thác Bà); nhãn hiệu tập thể  cho 8 sản phẩm (gạo chiêm hương Đại Phú An, Hồng chùm không hạt Lục Yên, Cam Lục Yên, Cam Văn Chấn, miến đao Giới Phiên, Gạo nếp Tú Lệ, Gạo Bạch Hà, Thịt hun khói Mường Lò). Hiện đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để xây dựng chỉ dẫn địa lý "Măng tre Bát Độ Yên Bái", “Mật ong Mù Cang Chải”, “Cam Văn Chấn”, “Chè Shan Văn Chấn”, nhãn hiệu chứng nhận "Gà xương đen Mù Cang Chải", "Vịt bầu Lâm Thượng", “khoai sọ nương Trạm Tấu”, “Măng mai Lục Yên”, “Lạc đỏ Lục Yên”, “Gà trống thiến Lục Yên”, “Chè xanh Bát Tiên Trấn Yên”, “Quế vỏ khô Trấn Yên”, "Văn Yên" cho một số sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái...

Bên cạnh hoạt động triển khai đề tài, dự án, các hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, thông tin - thống kê KH&CN, thông báo và hỏi đáp về rào cản kỹ thuật trong thương mại cũng được đẩy mạnh. 

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới về tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thách thức mới từ bối cảnh quốc tế, trong nước và khu vực, nhìn nhận một cách thẳng thắn đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội còn mức khiêm tốn so với nhu cầu đặt ra. Một số kết quả vẫn còn bộc lộ những bất cập, yếu kém, phát triển chưa ngang tầm với mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân của những tồn tại này có thể nhận thấy trong quá trình triển khai hoạt động khoa học công nghệ chưa có sự đồng bộ, nhịp nhàng phối hợp.

- Đối với công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ là một khâu quan trọng, nhưng nhiều đề xuất nhiệm vụ trong năm qua của các tổ chức, cá nhân vẫn còn tình trạng chất lượng không cao, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa có tính đột phá.

- Việc đa dạng hoá nguồn lực đầu tư tài chính cho khoa học, công nghệ còn hạn chế, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật còn phân tán; công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập.

- Việc phân bổ các nhiệm vụ khoa học công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung, chưa có nhiều dự án, mô hình có quy mô lớn, có tính đột phá.

- Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của khoa học công nghệ; Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý KHCN ở cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm phần nào ảnh hưởng đến công tác phối hợp quản lý giám sát.

- Kết quả ứng dụng của một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống hiệu quả chưa cao. Thị trường khoa học, công nghệ chưa phát triển. Giữa nghiên cứu ứng dụng và triển khai ra diện rộng còn có khoảng cách lớn. Vùng sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, phân tán, các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy mô nhỏ; Chưa xây dựng và hình thành được khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa tích cực đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học; chưa mạnh dạn sử dụng thành quả khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Trình độ công nghệ của của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh còn ử mức trung bình, chất lượng các sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh chưa lập quỹ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp.

Phát huy những thành quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái  và triển khai thực hiện Chương trình hành động số 190-CTr/TU  ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy, ngành khoa học và công nghệ đã đề xuất 1 số giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:

- Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Lựa chọn và tập trung hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực then chốt (Trong công nghiệp ưu tiên các ngành công nghiệp hóa dược, sinh học, tự động hóa, chế biến, chế tạo; Trong nông nghiệp ưu tiên các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học...).

- Đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động KH&CN, thay đổi phương thức xác định, xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước và thực hiện khoán chi trong hoạt động KH&CN. Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định về KH&CN vào điều kiện thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện đề tài, dự án của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

- Tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh./.

878 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h