CTTĐT - Chiều 11/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết triển khai thí điểm ứng dụng công dân số YenBai-S; sơ kết thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025 (Đề án 06) trong 06 tháng đầu năm 2023. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Đại tá Lê Việt Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị. Hội nghị đươc tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh bấm nút khai trương ứng dụng công dân số YenBai-S
Dự Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí là Tổ phó, thành viên và thư ký Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái; Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Điện lực Yên Bái; Viettel Yên Bái; VNPT Yên Bái; Mobifone Yên Bái; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái; Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công an tỉnh.
Tham gia Hội nghị tại điểm cầu các địa phương có các đồng chí Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thành viên Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện.
Theo báo cáo, thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thí điểm ứng dụng công dân số YenBai-S trên địa bàn tỉnh, từ ngày 01/3 trên địa bàn thành phố và từ ngày 15/5 trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương đã đồng loạt tổ chức triển khai cài đặt hướng dẫn người dân sử dụng YenBai-S.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị, thành phố và với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm và nỗ lực của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, tổ giúp việc, tổ triển khai, các Câu lạc bộ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, Tổ chuyển đổi số cộng đồng các xã, phường, thị trấn và đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng công dân sô YenBai-S trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành các nội dung đề ra.
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 300.000 tài khoản cài đặt và sử dụng ứng dụng, bằng 35,6% dân số toàn tỉnh, với trên 26 triệu lượt truy cập ứng dụng. Các địa phương có tỷ lệ cài đặt ứng dụng cao như: huyện Văn Yên gần 55.000 tài khoản, huyện Yên Bình gần 48.000 tài khoản, huyện Lục Yên trên 42.000 tài khoản; huyện Trấn Yên gần 38.000 tài khoản…
YenBai-S đã và đang trở thành một kênh thông tin tương tác quan trọng giữa chính quyền và người dân. Từ khi vận hành chính thức đến nay, hệ thống đã tiếp nhận trên 850 phản ánh, kiến nghị của người dân, đã đăng tải và chuyển các cơ quan chức năng trả lời trên 600 phản ánh, kiến nghị. Qua đánh giá, số người dân hài lòng 61%, chấp nhận 15%, không hài lòng 24%...
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh
Đối với việc thực hiện Đề án 06, trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù khối lượng công việc lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ các nhiệm vụ của Đề án còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cấp ủy chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân 6 tháng đầu năm 2023, Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, Yên Bái là 01 trong 03 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc, hoàn thành việc kết nối Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ xác thực, kiểm tra danh tính điện tử của công dân trong quá trình thực hiện TTHC. Yên Bái cũng đã thực hiện công khai, đầy đủ 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái. Tính đến 10/7/2023, tỉnh Yên Bái xếp thứ 6/63 tỉnh thành phố trong Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.
Hiện có 199/199 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD hoặc qua ứng dụng VNeID và đã có 338.017 lượt người sử dụng CCCD gắn chíp thay thế BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh, trong đó có 260.554 lượt tra cứu thành công.
Tính đến ngày 14/6/2023, toàn tỉnh đã thu nhận 738.934 hồ sơ CCCD, trong đó cấp mới 672.153 hồ sơ/672.153 nhân khẩu đủ điều kiện cấp, đạt tỷ lệ 100% (“về đích sớm”, hoàn thành trước thời hạn Bộ Công an giao 46 ngày), trong 6 tháng đầu năm 2023 đã thu nhận 36.646 hồ sơ CCCD, trả công dân 21.880 thẻ CCCD.
Tính đến 13/6/2023, toàn tỉnh đã thu nhận 304.499 hồ sơ định danh điện tử mức 2; đã kích hoạt 171.652/395.798 tài khoản, đạt tỷ lệ 43,36% (mức 1: 11.574; mức 2: 160.078), trong 6 tháng đầu năm thu nhận 98.504 hồ sơ định danh điện tử.
Để bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư, Tổ công tác Đề án 06 của tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục thực hiện công tác làm sạch dữ liệu dân cư nhằm đảm bảo dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống”. Tính đến ngày 15/6/2023, Công an tỉnh đã thu thập, cập nhật lên hệ thống dữ liệu dân cư được 216.616 hộ, 893.129 nhân khẩu và đã hoàn thành việc điều chỉnh thông tin hộ không có chủ hộ và hộ nhiều hơn chủ hộ; cập nhật thông tin công dân thiếu trường thông tin CMND 9 số; rà soát, sai lệch thông tin dân cư với thông tin CCCD; cập nhật lịch sử thường trú cho 27.568 học sinh vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ xét tuyển THCS, thi THPT, đại học, đạt 100%...
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận làm rõ về kết quả và chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S; kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án 06; những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp trong công tác phối hợp thực hiện đẩy nhanh công tác số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái và trong việc triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S; đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Đề án 06 và triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực tham mưu triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong chỉ đạo triển khai Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm và kết quả triển khai ứng dụng YenBai-S.
Để tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và ứng dụng YenBai-S trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh tiếp nhận bàn giao từ Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel ứng dụng công dân số YenBai-S; tiến hành nghiệm thu đánh giá đầy đủ về ứng dụng, tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các tiện ích, lựa chọn tích hợp các tiện ích phù hợp, trong đó đi sâu vào nâng cao chất lượng các dịch vụ công... Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý, vận hành và phát triển ứng dụng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Giao Sở Tài chính hướng dẫn tiếp nhận bàn giao; các sở ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để tích hợp và đưa ứng dụng trở thành App duy nhất của tỉnh, giúp người dân, cán bộ công chức, viên chức có thể sử dụng nhiều ứng dụng, tiện ích, dịch vụ nhưng không phải sử dụng nhiều App cùng một lúc. Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo triển khai cài đặt ứng dụng công dân số YenBai-S cho người dân.
Về các nhiệm vụ của Đề án 06, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu các thành viên Tổ công tác, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong triển khai Đề án 06 để tổ chức thực hiện. Quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, khẩn trương tập trung triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ theo của Đề án 06. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai Chỉ thị số 10 ngày 22/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên địa bàn. Tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình hay, mô hình mới triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ theo đề án để nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Phát huy hiệu quả việc triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.
Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện 02 thủ tục hành chính thiết yếu thuộc 25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06.
Công an tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật làm sạch các dữ liệu đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống”; thông báo đủ 100% số định danh cá nhân cho công dân; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh khi Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Hoàn thành việc thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đảm bảo chỉ tiêu do Bộ Công an giao (450.000 tài khoản định danh điện tử) để phục vụ các tiện ích của người dân.
Giao Sở Tư pháp phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với 4 loại Sổ hộ tịch cơ bản. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn để triển khai các thủ tục hành chính liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; thủ tục hành chính liên thông về đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí, do mới triển khai một cách đồng loạt lên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai các mô hình Đề án 06 theo chỉ đạo tại Văn bản số 4043, ngày 13/6/2023 của Tổ công tác Đề án 06 Trung ương. Tiếp tục hướng dẫn các sở, ngành, địa phương xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên Trang/Cổng thông tin điện tử, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống truyền thanh ở cơ sở; nhất là phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án cấp huyện, xã, thôn, khu dân cư, tổ dân phố để tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân, tổ chức...
Đồng chí Phó Chủ tịch yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 104, ngày 21/12/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; thường xuyên rà soát, đánh giá và đề xuất cấp bổ sung thiết bị phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến; đẩy nhanh thực hiện số hóa dữ liệu chuyện ngành; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình xây dựng và vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin.
Tại Hội nghị, đã công bố các Quyết định khen thưởng và tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 5 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc đống góp tích cực trong triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng Bằng khen cho các tập thể
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng Bằng khen cho các cá nhân
1585 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 11/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết triển khai thí điểm ứng dụng công dân số YenBai-S; sơ kết thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025 (Đề án 06) trong 06 tháng đầu năm 2023. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Đại tá Lê Việt Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị. Hội nghị đươc tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Dự Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí là Tổ phó, thành viên và thư ký Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái; Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Điện lực Yên Bái; Viettel Yên Bái; VNPT Yên Bái; Mobifone Yên Bái; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái; Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công an tỉnh.
Tham gia Hội nghị tại điểm cầu các địa phương có các đồng chí Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thành viên Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện.
Theo báo cáo, thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thí điểm ứng dụng công dân số YenBai-S trên địa bàn tỉnh, từ ngày 01/3 trên địa bàn thành phố và từ ngày 15/5 trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương đã đồng loạt tổ chức triển khai cài đặt hướng dẫn người dân sử dụng YenBai-S.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị, thành phố và với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm và nỗ lực của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, tổ giúp việc, tổ triển khai, các Câu lạc bộ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, Tổ chuyển đổi số cộng đồng các xã, phường, thị trấn và đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng công dân sô YenBai-S trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành các nội dung đề ra.
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 300.000 tài khoản cài đặt và sử dụng ứng dụng, bằng 35,6% dân số toàn tỉnh, với trên 26 triệu lượt truy cập ứng dụng. Các địa phương có tỷ lệ cài đặt ứng dụng cao như: huyện Văn Yên gần 55.000 tài khoản, huyện Yên Bình gần 48.000 tài khoản, huyện Lục Yên trên 42.000 tài khoản; huyện Trấn Yên gần 38.000 tài khoản…
YenBai-S đã và đang trở thành một kênh thông tin tương tác quan trọng giữa chính quyền và người dân. Từ khi vận hành chính thức đến nay, hệ thống đã tiếp nhận trên 850 phản ánh, kiến nghị của người dân, đã đăng tải và chuyển các cơ quan chức năng trả lời trên 600 phản ánh, kiến nghị. Qua đánh giá, số người dân hài lòng 61%, chấp nhận 15%, không hài lòng 24%...
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh
Đối với việc thực hiện Đề án 06, trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù khối lượng công việc lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ các nhiệm vụ của Đề án còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cấp ủy chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân 6 tháng đầu năm 2023, Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, Yên Bái là 01 trong 03 tỉnh đầu tiên trên toàn quốc, hoàn thành việc kết nối Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ xác thực, kiểm tra danh tính điện tử của công dân trong quá trình thực hiện TTHC. Yên Bái cũng đã thực hiện công khai, đầy đủ 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái. Tính đến 10/7/2023, tỉnh Yên Bái xếp thứ 6/63 tỉnh thành phố trong Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.
Hiện có 199/199 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD hoặc qua ứng dụng VNeID và đã có 338.017 lượt người sử dụng CCCD gắn chíp thay thế BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh, trong đó có 260.554 lượt tra cứu thành công.
Tính đến ngày 14/6/2023, toàn tỉnh đã thu nhận 738.934 hồ sơ CCCD, trong đó cấp mới 672.153 hồ sơ/672.153 nhân khẩu đủ điều kiện cấp, đạt tỷ lệ 100% (“về đích sớm”, hoàn thành trước thời hạn Bộ Công an giao 46 ngày), trong 6 tháng đầu năm 2023 đã thu nhận 36.646 hồ sơ CCCD, trả công dân 21.880 thẻ CCCD.
Tính đến 13/6/2023, toàn tỉnh đã thu nhận 304.499 hồ sơ định danh điện tử mức 2; đã kích hoạt 171.652/395.798 tài khoản, đạt tỷ lệ 43,36% (mức 1: 11.574; mức 2: 160.078), trong 6 tháng đầu năm thu nhận 98.504 hồ sơ định danh điện tử.
Để bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư, Tổ công tác Đề án 06 của tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục thực hiện công tác làm sạch dữ liệu dân cư nhằm đảm bảo dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống”. Tính đến ngày 15/6/2023, Công an tỉnh đã thu thập, cập nhật lên hệ thống dữ liệu dân cư được 216.616 hộ, 893.129 nhân khẩu và đã hoàn thành việc điều chỉnh thông tin hộ không có chủ hộ và hộ nhiều hơn chủ hộ; cập nhật thông tin công dân thiếu trường thông tin CMND 9 số; rà soát, sai lệch thông tin dân cư với thông tin CCCD; cập nhật lịch sử thường trú cho 27.568 học sinh vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ xét tuyển THCS, thi THPT, đại học, đạt 100%...
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận làm rõ về kết quả và chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S; kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án 06; những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp trong công tác phối hợp thực hiện đẩy nhanh công tác số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái và trong việc triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S; đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Đề án 06 và triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực tham mưu triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong chỉ đạo triển khai Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm và kết quả triển khai ứng dụng YenBai-S.
Để tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và ứng dụng YenBai-S trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh tiếp nhận bàn giao từ Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel ứng dụng công dân số YenBai-S; tiến hành nghiệm thu đánh giá đầy đủ về ứng dụng, tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các tiện ích, lựa chọn tích hợp các tiện ích phù hợp, trong đó đi sâu vào nâng cao chất lượng các dịch vụ công... Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý, vận hành và phát triển ứng dụng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Giao Sở Tài chính hướng dẫn tiếp nhận bàn giao; các sở ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để tích hợp và đưa ứng dụng trở thành App duy nhất của tỉnh, giúp người dân, cán bộ công chức, viên chức có thể sử dụng nhiều ứng dụng, tiện ích, dịch vụ nhưng không phải sử dụng nhiều App cùng một lúc. Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo triển khai cài đặt ứng dụng công dân số YenBai-S cho người dân.
Về các nhiệm vụ của Đề án 06, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu các thành viên Tổ công tác, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong triển khai Đề án 06 để tổ chức thực hiện. Quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, khẩn trương tập trung triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ theo của Đề án 06. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai Chỉ thị số 10 ngày 22/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên địa bàn. Tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình hay, mô hình mới triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ theo đề án để nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Phát huy hiệu quả việc triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.
Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện 02 thủ tục hành chính thiết yếu thuộc 25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06.
Công an tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật làm sạch các dữ liệu đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống”; thông báo đủ 100% số định danh cá nhân cho công dân; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh khi Bộ Công an triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Hoàn thành việc thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đảm bảo chỉ tiêu do Bộ Công an giao (450.000 tài khoản định danh điện tử) để phục vụ các tiện ích của người dân.
Giao Sở Tư pháp phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với 4 loại Sổ hộ tịch cơ bản. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn để triển khai các thủ tục hành chính liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; thủ tục hành chính liên thông về đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí, do mới triển khai một cách đồng loạt lên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai các mô hình Đề án 06 theo chỉ đạo tại Văn bản số 4043, ngày 13/6/2023 của Tổ công tác Đề án 06 Trung ương. Tiếp tục hướng dẫn các sở, ngành, địa phương xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên Trang/Cổng thông tin điện tử, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống truyền thanh ở cơ sở; nhất là phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án cấp huyện, xã, thôn, khu dân cư, tổ dân phố để tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân, tổ chức...
Đồng chí Phó Chủ tịch yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 104, ngày 21/12/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; thường xuyên rà soát, đánh giá và đề xuất cấp bổ sung thiết bị phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến; đẩy nhanh thực hiện số hóa dữ liệu chuyện ngành; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình xây dựng và vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin.
Tại Hội nghị, đã công bố các Quyết định khen thưởng và tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 5 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc đống góp tích cực trong triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng Bằng khen cho các tập thể
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc tặng Bằng khen cho các cá nhân