CTTĐT - Sáng 13/7, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn vốn sự nghiệp giao thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2022 - 2023 là 271.784 triệu đồng, trong đó: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 170.556 triệu đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững là 100.528 triệu đồng; Chương trình xây dựng nông thôn mới là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 12/7/2023, tỉnh Yên Bái chưa giải ngân được.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 99 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu có thêm 06 xã đạt chuẩn NTM, 09 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Hiện nay, các huyện đang tập trung chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện các tiêu chí; cân đối, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: một số nội dung quy định của chương trình chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến lúng túng cho các địa phương khi triển khai thực hiện; nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện Tiểu dự án 1 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; khó khăn trong việc thực hiện đấu thầu đối với tổ nhóm, cộng đồng khi thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ dự án phát triển sản xuất; chưa được bố trí nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử và tham gia, sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí: môi trường, thông tin và truyền thông, nghèo đa chiều, y tế... Đồng thời đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần có cách làm linh hoạt, có lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với nhu cầu của người dân; linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh.
Đối với việc triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố phải quan tâm, xác định việc triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của năm 2023, thể hiện trách nhiệm của mình đối với người dân; với nguyên tắc triển khai là tuân thủ quy định pháp luật, phương pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với những nội dung đã có hướng dẫn thì phải quyết liệt, tập trung triển khai thực hiện cho bằng được, giải ngân tối đa, hỗ trợ tối đa. Cùng với đó, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố cần tập trung nghiên cứu các quy định của trung ương, của tỉnh để xác định trên địa bàn mình có thể triển khai được chính sách gì, nội dung gì trong chương trình triển khai hỗ trợ sản xuất; từ đó giao nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn và cấp xã để tổ chức khảo sát đánh giá và triển khai thực hiện quyết liệt, theo cách giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm.
Nếu liên quan đến đấu thầu đối với tổ nhóm, cộng đồng khi thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất với các địa phương giao cho UBND cấp xã thực hiện.
3360 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 13/7, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn vốn sự nghiệp giao thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2022 - 2023 là 271.784 triệu đồng, trong đó: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 170.556 triệu đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững là 100.528 triệu đồng; Chương trình xây dựng nông thôn mới là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 12/7/2023, tỉnh Yên Bái chưa giải ngân được.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 99 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu có thêm 06 xã đạt chuẩn NTM, 09 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Hiện nay, các huyện đang tập trung chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện các tiêu chí; cân đối, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: một số nội dung quy định của chương trình chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến lúng túng cho các địa phương khi triển khai thực hiện; nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện Tiểu dự án 1 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; khó khăn trong việc thực hiện đấu thầu đối với tổ nhóm, cộng đồng khi thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ dự án phát triển sản xuất; chưa được bố trí nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử và tham gia, sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí: môi trường, thông tin và truyền thông, nghèo đa chiều, y tế... Đồng thời đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần có cách làm linh hoạt, có lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với nhu cầu của người dân; linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh.
Đối với việc triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố phải quan tâm, xác định việc triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của năm 2023, thể hiện trách nhiệm của mình đối với người dân; với nguyên tắc triển khai là tuân thủ quy định pháp luật, phương pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với những nội dung đã có hướng dẫn thì phải quyết liệt, tập trung triển khai thực hiện cho bằng được, giải ngân tối đa, hỗ trợ tối đa. Cùng với đó, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố cần tập trung nghiên cứu các quy định của trung ương, của tỉnh để xác định trên địa bàn mình có thể triển khai được chính sách gì, nội dung gì trong chương trình triển khai hỗ trợ sản xuất; từ đó giao nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn và cấp xã để tổ chức khảo sát đánh giá và triển khai thực hiện quyết liệt, theo cách giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm.
Nếu liên quan đến đấu thầu đối với tổ nhóm, cộng đồng khi thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất với các địa phương giao cho UBND cấp xã thực hiện.