CTTĐT - Nội dung trả lời về những khó khăn vướng mắc và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hoá giữ liệu đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Về ý kiến: Hiện tại, dữ liệu đất đai chưa được số hóa đầy đủ gây nhiều khó khăn cho các cấp, các ngành và người dân khi giải quyết các công việc liên quan đến đất đai. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hóa dữ liệu đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường?
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (gọi tắt là Dự án VILG) được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 chính thức triển khai thực hiện từ năm 2021 đến ngày 30/6/2023 Dự án đã kết thúc; đến nay sản phẩm cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai đang đi vào vận hành sử dụng tại các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
CSDL đất đai đang được vận hành thống nhất, đồng bộ trên phần mềm VBDLIS (28/63 tỉnh), bước đầu đã tích hợp CSDL đất đai của tỉnh lên CSDL đất đai quốc gia và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất bằng phần mềm VBDLIS và đang hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái kết nối liên thông với phần mềm Hành chính công tỉnh. Tính từ ngày 01/11/2022 đến ngày 30/5/2023, đã tiếp nhận 5.969 hồ sơ (Trong đó 4.038 hồ sơ tiếp nhận trên phần mềm VBDLIS). Trong đó, sử dụng phần mềm VBDLIS và vận hành CSDL đất đai phục vụ hoạt động các thủ tục hành chính về đất đai, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính (NVTC) của người sử dụng đất sang Cơ quan thuế bằng phương thức liên thông điện tử. Đến nay, 9/9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã đã thực hiện gửi phiếu chuyển thông tin thuế theo hình thức điện tử với 2.788 phiếu chuyển điện tử trao đổi thông tin với cơ quan thuế. Đến ngày 13/6/2023 đã giải quyết được 102 hồ sơ Dịch vụ công thiết yếu theo đề án 06/ĐA-CP tại thành phố Yên Bái.
Như vậy, Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) được thực hiện đến nay đảm bảo được tiến độ đề ra, bước đầu đã tích hợp CSDL đất đai của tỉnh lên CSDL đất đai quốc gia và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất bằng phần mềm VBDLIS và đang hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đất đai với cơ quan thuế và Hệ thống Một cửa hành chính công góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của địa phương, từng bước chuyển đổi dịch vụ công đất đai từ trực tiếp sang trực tuyến, giúp cắt giảm (tái cấu trúc quy trình) thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính và rất hiệu quả theo hướng Chuyển đổi số của Chính phủ.
2. Về khó khăn, vướng mắc
Tuy nhiên đúng như Đại biểu nêu việc số hoá CSDL đất đai cũng còn nhiều khó khăn và vướng mắc đó là: Cơ sở Dữ liệu đất đai trên hệ thống còn thiếu nhiều nhất là ở các huyện chưa được đo đạc địa chính (gồm các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên và 7 xã của thị xã Nghĩa Lộ) nên khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy trình nghiệp vụ, cán bộ viên chức phải chỉnh sửa, bổ sung mất rất nhiều công sức và thời gian.
Một số huyện dữ liệu trên hệ thống còn chưa được cập nhật đúng với hiện trạng thửa đất hiện nay (gồm các huyện: Thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên và TX. Nghĩa Lộ) như các khu đất đấu giá, các khu đất phát triển quỹ đất chưa được cập nhật trên hệ thống.
Nguồn nhân sự cho việc chuyển đổi số nói chung còn thiếu hoặc yếu trong khi khối lượng hồ sơ phát sinh hằng ngày lại rất lớn.
3. Nguyên nhân
Do lịch sử để lại. Công tác quản lý, lưu trữ và cập nhật hồ sơ địa chính còn chưa đồng bộ; giấy chứng nhận đã cấp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái phần lớn chưa được thực hiện cấp đổi đồng loạt theo Bản đồ địa chính được đo vẽ; do vậy, hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính này hiện chưa thực hiện được trên hệ thống phần mềm VBDLIS.
Đối với dịch vụ công thiết yếu: Do kết quả của thủ tục này là Giấy chứng nhận đã được đính chính các thông tin và xác nhận của cơ quan đăng ký đất đai nên người dân sẽ phải gửi Giấy chứng nhận gốc qua bưu điện cho bộ phận thực hiện thủ tục này và khi trả kết quả cũng sẽ thông qua bưu điện nên sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc người dân thực hiện trực tiếp, nên thủ tục này sẽ ít được người dân lựa chọn để thực hiện hơn phương pháp truyền thống là đến trực tiếp cơ quan đăng ký đất đai để thực hiện.
Phần mềm VBDLIS chưa được chính thức đưa vào sử dụng mà vẫn đang trong tình trạng vừa vận hành, vừa cập nhật bổ sung tính năng, vá lỗi; chạy chưa ổn định. Tập đoàn Viettel đang có chủ trương dừng cung cấp phần mềm và dịch vụ miễn phí từ 01/7/2023 và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị các tỉnh tự đảm bảo việc thuê hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và phần mềm vận hành CSDL đất đai tại địa phương.
Việc kết nối liên thông giữa phần mềm Hành chính công tính và phần mềm VBDLIS và kết nối liên thông thuế vẫn đang trong quá trình vừa vận hành, vừa chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện.
4. Về giải pháp
Tiếp tục phối hợp với các sơ ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để tiếp tục rà soát, sử dụng và tận dụng tối đa các tài liệu hồ sơ đã được đầu tư trước đây, trong quá trình vận hành xử lý các giao dịch về đất đai cần thực hiện đồng thời việc chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ thông tin theo qui chuẩn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành vào hệ thống.
Tiếp tục phối hợp với bộ phận Một cửa HCC, Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh trong việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu và khai thác sử dụng các CSDL dùng chung theo mục tiêu chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tăng cường bổ sung và đào tạo lại cán bộ, viên chức về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Tăng cường công tác tuyên truyền, tận tình hướng dẫn, tạo điều thuận lợi nhất để nhân dân khai thác thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai và sử dụng dịch vụ hành chính công qua môi trường mạng
5. Về đề nghị Sở TN&MT trân trọng đề nghị
(1) HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương triển khai việc kết nối, chia sẻ các nền tảng CSDL quốc gia như: Dân cư, đất đai, thuế, doanh nghiệp... một cách thống nhất và đồng bộ.
(2) UBND tỉnh sớm bố trí kinh phí cho việc đo đạc, lập hồ sơ cấp GCN đối với các huyện chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quy (4 huyện nêu trên).
(3) Để đảm bảo vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Yên Bái không bị gián đoạn, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có phương án thuê phần mềm (VBDLIS) và hạ tầng kỹ thuật (đường truyền băng thông rộng) để triển khai vận hành, khai thác CSDL đất đai từ 01/7/2023 cho đến khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thành công và vận hành Hệ thống thông tin đất đai (dự kiến vào năm 2025).
Ý kiến 2:
Ngày 20/10/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh có Văn bản số 3626/UBND-TC chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái giải quyết các nội dung về đất, tài sản Bưu điện văn hoá xã (trong đó có Bưu điện xã Ngọc Chấn huyện Yên Bình); đến nay, vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết lý do và thời gian giải quyết cụ thể nội dung này?.
Trả lời:
1. Quy định của pháp luật về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, cụ thể:
Theo đó, trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của Bưu điện xã Ngọc Chấn thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (Ban Chỉ đạo 167 của Tỉnh chỉ đạo, trong đó Sở Tài chính là cơ quan thường trực, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan phối hợp) có trách nhiệm phối hợp tham gia ý kiến khi nhận được dự thảo phương án sắp xếp do đơn vị xây dựng.
Tuy nhiên khi được Đại biểu chất vấn về nội dung này với trách nhiệm của ngành TNMT tôi xin trao đổi các thông tin:
2. Về hồ sơ đất đai
Bưu điện Văn hoá xã Ngọc Chấn được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao đất cho Bưu điện tính Yên Bái tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2006 với diện tích 97,1 m2, thời hạn sử dụng đất: Lâu dài, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số vào sổ cấp giấy T 01819, T52-Q10-ĐC (nguồn gốc trên giấy chứng nhận được xác định là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất).
2.2. Về quá trình thực hiện lập phương án sắp xếp
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện lập Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái và được Bộ Tài chính có ý kiến tham gia tại Văn bản số 1769/BTC-QLCS ngày 23/02/2022. Theo đó, đối với điểm Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn nội dung phương án đề xuất là thu hồi, ý kiến của Bộ Tài chính có đề nghị “Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo VNPost làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương để làm rõ tỉnh pháp lý của khu đất này là giao, cho thuê hay cho mượn”.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có ý kiến về nội dung này tại Văn bản số 2942/BTTTT-QLDN ngày 22/7/2022, trong đó có nêu “Đối với cơ sở nhà, đất tại Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, đề nghị VNPost làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương để làm rõ tính pháp lý của khu đất này là giao, cho thuê hay cho mượn; trường hợp VNPost được giao quản lý, sử dụng thì cần thống nhất phần diện tích VNPost được giao; trên cơ sở đó, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP báo cáo Bộ TTTT để Bộ TTTT lấy ý kiến ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và có văn bản gửi Bộ Tài chính để xem xét, xử lý theo quy định”.
Ngày 06/9/2022, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã có Văn bản số 1122/BĐYB- KHKD về việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Căn cứ nội dung đề nghị ngày 17/10/2022, Sở Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 3034/STC-GCS&TSDN ngày 17/10/2022 về việc tham mưu giải quyết đối với đề nghị của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Trong đó nêu rõ:
"...về nội dung này, Sở Tài chính báo cáo, tham mưu như sau: Việc Bưu điện tỉnh Yên Bái đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát lại các Quyết định thu hồi đất để có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, và có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam làm rõ tính pháp lý của khu đất Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình là không phù hợp. Bởi vì, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) thì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ có trách nhiệm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất có ý kiến bằng văn bản đối với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý.
Vì vậy, chỉ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản gửi lấy ý kiến của ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phương án sắp xếp, xử lý đối với 13 cơ sở nhà, đất này thì ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái mới có ý kiến. Còn việc rà soát lại các Quyết định thu hồi đất đối với 12 cơ sở nhà, đất và làm rõ tính pháp lý của khu đất Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông thuộc trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh Yên Bái...”
Tại Văn bản số 3626/UBND-TC ngày 26/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao Bưu điện tỉnh chủ động rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để báo cáo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Giao Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hỗ trợ Bưu điện tỉnh thực hiện rà soát.
Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được vướng mắc nào hay phản ánh của Bưu điện tỉnh có khó khăn gì không và đề nghị cần phải hỗ trợ gì từ phía sở trong việc rà soát đã thực hiện. Sở cũng không được cung cấp xem việc báo cáo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính đã được Bưu điện tỉnh báo cáo chưa và đến nay cũng chưa nhận được hồ sơ liên quan đến việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất các điểm bưu điện văn hoá xã.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để giải quyết dứt điểm nội dung rà soát, hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại các khu đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân tính giao Sở Tài chính là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chủ trì mời Bưu điện tỉnh để tổ chức hội nghị rà soát với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất chung nội dung rà soát để Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện rà soát nếu có vướng mắc, đề nghị Bưu điện tỉnh có văn bản gửi về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 167 của tỉnh để phối hợp giải quyết, tháo gỡ.
1846 lượt xem
Tiến Lập - Thanh Bình - Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nội dung trả lời về những khó khăn vướng mắc và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hoá giữ liệu đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường.1. Về ý kiến: Hiện tại, dữ liệu đất đai chưa được số hóa đầy đủ gây nhiều khó khăn cho các cấp, các ngành và người dân khi giải quyết các công việc liên quan đến đất đai. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện số hóa dữ liệu đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường?
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (gọi tắt là Dự án VILG) được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 chính thức triển khai thực hiện từ năm 2021 đến ngày 30/6/2023 Dự án đã kết thúc; đến nay sản phẩm cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai đang đi vào vận hành sử dụng tại các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
CSDL đất đai đang được vận hành thống nhất, đồng bộ trên phần mềm VBDLIS (28/63 tỉnh), bước đầu đã tích hợp CSDL đất đai của tỉnh lên CSDL đất đai quốc gia và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất bằng phần mềm VBDLIS và đang hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái kết nối liên thông với phần mềm Hành chính công tỉnh. Tính từ ngày 01/11/2022 đến ngày 30/5/2023, đã tiếp nhận 5.969 hồ sơ (Trong đó 4.038 hồ sơ tiếp nhận trên phần mềm VBDLIS). Trong đó, sử dụng phần mềm VBDLIS và vận hành CSDL đất đai phục vụ hoạt động các thủ tục hành chính về đất đai, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính (NVTC) của người sử dụng đất sang Cơ quan thuế bằng phương thức liên thông điện tử. Đến nay, 9/9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã đã thực hiện gửi phiếu chuyển thông tin thuế theo hình thức điện tử với 2.788 phiếu chuyển điện tử trao đổi thông tin với cơ quan thuế. Đến ngày 13/6/2023 đã giải quyết được 102 hồ sơ Dịch vụ công thiết yếu theo đề án 06/ĐA-CP tại thành phố Yên Bái.
Như vậy, Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) được thực hiện đến nay đảm bảo được tiến độ đề ra, bước đầu đã tích hợp CSDL đất đai của tỉnh lên CSDL đất đai quốc gia và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất bằng phần mềm VBDLIS và đang hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đất đai với cơ quan thuế và Hệ thống Một cửa hành chính công góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của địa phương, từng bước chuyển đổi dịch vụ công đất đai từ trực tiếp sang trực tuyến, giúp cắt giảm (tái cấu trúc quy trình) thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính và rất hiệu quả theo hướng Chuyển đổi số của Chính phủ.
2. Về khó khăn, vướng mắc
Tuy nhiên đúng như Đại biểu nêu việc số hoá CSDL đất đai cũng còn nhiều khó khăn và vướng mắc đó là: Cơ sở Dữ liệu đất đai trên hệ thống còn thiếu nhiều nhất là ở các huyện chưa được đo đạc địa chính (gồm các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên và 7 xã của thị xã Nghĩa Lộ) nên khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các quy trình nghiệp vụ, cán bộ viên chức phải chỉnh sửa, bổ sung mất rất nhiều công sức và thời gian.
Một số huyện dữ liệu trên hệ thống còn chưa được cập nhật đúng với hiện trạng thửa đất hiện nay (gồm các huyện: Thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên và TX. Nghĩa Lộ) như các khu đất đấu giá, các khu đất phát triển quỹ đất chưa được cập nhật trên hệ thống.
Nguồn nhân sự cho việc chuyển đổi số nói chung còn thiếu hoặc yếu trong khi khối lượng hồ sơ phát sinh hằng ngày lại rất lớn.
3. Nguyên nhân
Do lịch sử để lại. Công tác quản lý, lưu trữ và cập nhật hồ sơ địa chính còn chưa đồng bộ; giấy chứng nhận đã cấp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái phần lớn chưa được thực hiện cấp đổi đồng loạt theo Bản đồ địa chính được đo vẽ; do vậy, hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính này hiện chưa thực hiện được trên hệ thống phần mềm VBDLIS.
Đối với dịch vụ công thiết yếu: Do kết quả của thủ tục này là Giấy chứng nhận đã được đính chính các thông tin và xác nhận của cơ quan đăng ký đất đai nên người dân sẽ phải gửi Giấy chứng nhận gốc qua bưu điện cho bộ phận thực hiện thủ tục này và khi trả kết quả cũng sẽ thông qua bưu điện nên sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc người dân thực hiện trực tiếp, nên thủ tục này sẽ ít được người dân lựa chọn để thực hiện hơn phương pháp truyền thống là đến trực tiếp cơ quan đăng ký đất đai để thực hiện.
Phần mềm VBDLIS chưa được chính thức đưa vào sử dụng mà vẫn đang trong tình trạng vừa vận hành, vừa cập nhật bổ sung tính năng, vá lỗi; chạy chưa ổn định. Tập đoàn Viettel đang có chủ trương dừng cung cấp phần mềm và dịch vụ miễn phí từ 01/7/2023 và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị các tỉnh tự đảm bảo việc thuê hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và phần mềm vận hành CSDL đất đai tại địa phương.
Việc kết nối liên thông giữa phần mềm Hành chính công tính và phần mềm VBDLIS và kết nối liên thông thuế vẫn đang trong quá trình vừa vận hành, vừa chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện.
4. Về giải pháp
Tiếp tục phối hợp với các sơ ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để tiếp tục rà soát, sử dụng và tận dụng tối đa các tài liệu hồ sơ đã được đầu tư trước đây, trong quá trình vận hành xử lý các giao dịch về đất đai cần thực hiện đồng thời việc chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ thông tin theo qui chuẩn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành vào hệ thống.
Tiếp tục phối hợp với bộ phận Một cửa HCC, Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh trong việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu và khai thác sử dụng các CSDL dùng chung theo mục tiêu chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tăng cường bổ sung và đào tạo lại cán bộ, viên chức về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Tăng cường công tác tuyên truyền, tận tình hướng dẫn, tạo điều thuận lợi nhất để nhân dân khai thác thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai và sử dụng dịch vụ hành chính công qua môi trường mạng
5. Về đề nghị Sở TN&MT trân trọng đề nghị
(1) HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương triển khai việc kết nối, chia sẻ các nền tảng CSDL quốc gia như: Dân cư, đất đai, thuế, doanh nghiệp... một cách thống nhất và đồng bộ.
(2) UBND tỉnh sớm bố trí kinh phí cho việc đo đạc, lập hồ sơ cấp GCN đối với các huyện chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quy (4 huyện nêu trên).
(3) Để đảm bảo vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Yên Bái không bị gián đoạn, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có phương án thuê phần mềm (VBDLIS) và hạ tầng kỹ thuật (đường truyền băng thông rộng) để triển khai vận hành, khai thác CSDL đất đai từ 01/7/2023 cho đến khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thành công và vận hành Hệ thống thông tin đất đai (dự kiến vào năm 2025).
Ý kiến 2:
Ngày 20/10/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh có Văn bản số 3626/UBND-TC chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái giải quyết các nội dung về đất, tài sản Bưu điện văn hoá xã (trong đó có Bưu điện xã Ngọc Chấn huyện Yên Bình); đến nay, vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết lý do và thời gian giải quyết cụ thể nội dung này?.
Trả lời:
1. Quy định của pháp luật về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, cụ thể:
Theo đó, trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của Bưu điện xã Ngọc Chấn thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (Ban Chỉ đạo 167 của Tỉnh chỉ đạo, trong đó Sở Tài chính là cơ quan thường trực, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan phối hợp) có trách nhiệm phối hợp tham gia ý kiến khi nhận được dự thảo phương án sắp xếp do đơn vị xây dựng.
Tuy nhiên khi được Đại biểu chất vấn về nội dung này với trách nhiệm của ngành TNMT tôi xin trao đổi các thông tin:
2. Về hồ sơ đất đai
Bưu điện Văn hoá xã Ngọc Chấn được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao đất cho Bưu điện tính Yên Bái tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2006 với diện tích 97,1 m2, thời hạn sử dụng đất: Lâu dài, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số vào sổ cấp giấy T 01819, T52-Q10-ĐC (nguồn gốc trên giấy chứng nhận được xác định là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất).
2.2. Về quá trình thực hiện lập phương án sắp xếp
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã thực hiện lập Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái và được Bộ Tài chính có ý kiến tham gia tại Văn bản số 1769/BTC-QLCS ngày 23/02/2022. Theo đó, đối với điểm Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn nội dung phương án đề xuất là thu hồi, ý kiến của Bộ Tài chính có đề nghị “Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo VNPost làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương để làm rõ tỉnh pháp lý của khu đất này là giao, cho thuê hay cho mượn”.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có ý kiến về nội dung này tại Văn bản số 2942/BTTTT-QLDN ngày 22/7/2022, trong đó có nêu “Đối với cơ sở nhà, đất tại Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, đề nghị VNPost làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương để làm rõ tính pháp lý của khu đất này là giao, cho thuê hay cho mượn; trường hợp VNPost được giao quản lý, sử dụng thì cần thống nhất phần diện tích VNPost được giao; trên cơ sở đó, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP báo cáo Bộ TTTT để Bộ TTTT lấy ý kiến ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và có văn bản gửi Bộ Tài chính để xem xét, xử lý theo quy định”.
Ngày 06/9/2022, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã có Văn bản số 1122/BĐYB- KHKD về việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Căn cứ nội dung đề nghị ngày 17/10/2022, Sở Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 3034/STC-GCS&TSDN ngày 17/10/2022 về việc tham mưu giải quyết đối với đề nghị của Bưu điện tỉnh Yên Bái. Trong đó nêu rõ:
"...về nội dung này, Sở Tài chính báo cáo, tham mưu như sau: Việc Bưu điện tỉnh Yên Bái đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát lại các Quyết định thu hồi đất để có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, và có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam làm rõ tính pháp lý của khu đất Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình là không phù hợp. Bởi vì, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) thì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ có trách nhiệm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất có ý kiến bằng văn bản đối với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý.
Vì vậy, chỉ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản gửi lấy ý kiến của ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phương án sắp xếp, xử lý đối với 13 cơ sở nhà, đất này thì ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái mới có ý kiến. Còn việc rà soát lại các Quyết định thu hồi đất đối với 12 cơ sở nhà, đất và làm rõ tính pháp lý của khu đất Bưu điện văn hóa xã Ngọc Chấn, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông thuộc trách nhiệm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh Yên Bái...”
Tại Văn bản số 3626/UBND-TC ngày 26/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao Bưu điện tỉnh chủ động rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để báo cáo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Giao Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hỗ trợ Bưu điện tỉnh thực hiện rà soát.
Tuy nhiên, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được vướng mắc nào hay phản ánh của Bưu điện tỉnh có khó khăn gì không và đề nghị cần phải hỗ trợ gì từ phía sở trong việc rà soát đã thực hiện. Sở cũng không được cung cấp xem việc báo cáo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính đã được Bưu điện tỉnh báo cáo chưa và đến nay cũng chưa nhận được hồ sơ liên quan đến việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất các điểm bưu điện văn hoá xã.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để giải quyết dứt điểm nội dung rà soát, hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại các khu đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân tính giao Sở Tài chính là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chủ trì mời Bưu điện tỉnh để tổ chức hội nghị rà soát với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất chung nội dung rà soát để Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện rà soát nếu có vướng mắc, đề nghị Bưu điện tỉnh có văn bản gửi về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 167 của tỉnh để phối hợp giải quyết, tháo gỡ.