CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Người dân chăn nuôi lợn tại xã Vĩnh Kiên (Yên Bình)
Trong thời gian gần đây, việc phát triển chăn nuôi lợn “quá nóng” làm mất cân đối cung cầu, nhiều nơi giá lợn hơi giảm thấp dưới giá thành, từ đó có thể nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng làm giảm sức đề kháng của đàn lợn; mặt khác tiến độ thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi nói chung 6 tháng đầu năm 2017 của các huyện, thị xã, thành phố đạt thấp so với kế hoạch dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi là rất cao, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 4214/BNN-TY ngày 23/5/2017 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 3005/CT-BNN-TY ngày 11/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác vận chuyển, giết mổ động vật đảm bảo an toàn thực phẩm. Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin phòng các loại bệnh cho đàn vật nuôi theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 22/02/2017. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi để kịp thời xử lý, đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi của địa phương theo kế hoạch. Giám sát chặt chẽ biến động trong chăn nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc khai báo hoạt động sản xuất chăn nuôi, giám sát dịch bệnh động vật và kịp thời báo cáo cơ quan chuyên môn kiểm tra, huớng dẫn xử lý khi có dịch bệnh xảy ra không để dịch lây lan trên diện rộng. Thực hiện nghiêm việc quản lý vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, giết mổ không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định, giết mổ động vật ốm, chết làm thực phẩm; thực hiện có hiệu quả các nội dung phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
1600 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.Trong thời gian gần đây, việc phát triển chăn nuôi lợn “quá nóng” làm mất cân đối cung cầu, nhiều nơi giá lợn hơi giảm thấp dưới giá thành, từ đó có thể nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng làm giảm sức đề kháng của đàn lợn; mặt khác tiến độ thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi nói chung 6 tháng đầu năm 2017 của các huyện, thị xã, thành phố đạt thấp so với kế hoạch dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi là rất cao, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 4214/BNN-TY ngày 23/5/2017 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 3005/CT-BNN-TY ngày 11/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác vận chuyển, giết mổ động vật đảm bảo an toàn thực phẩm. Đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin phòng các loại bệnh cho đàn vật nuôi theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 22/02/2017. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi để kịp thời xử lý, đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi của địa phương theo kế hoạch. Giám sát chặt chẽ biến động trong chăn nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc khai báo hoạt động sản xuất chăn nuôi, giám sát dịch bệnh động vật và kịp thời báo cáo cơ quan chuyên môn kiểm tra, huớng dẫn xử lý khi có dịch bệnh xảy ra không để dịch lây lan trên diện rộng. Thực hiện nghiêm việc quản lý vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, giết mổ không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định, giết mổ động vật ốm, chết làm thực phẩm; thực hiện có hiệu quả các nội dung phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn.