Theo Bộ Y tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả, cường độ và áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể. Trong hai năm qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản gửi các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
Tại văn bản này, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, đội ngũ viên chức, nhân viên y tế đã tích cực, chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Những cố gắng, nỗ lực của viên chức, nhân viên y tế được các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả: cường độ và áp lực công việc cao, cơ sở vật chất của các đơn vị y tế công lập còn hạn chế, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể, nhất là tại các đơn vị y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong hai năm vừa qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
Để có thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như có biện pháp duy trì nhân lực y tế cần thiết làm việc tại các cơ sở y tế công lập nhằm bảo đảm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc và nguyên nhân (theo mẫu gửi kèm), thời điểm thống kê từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/6/2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong gần 2 năm có gần 900 nhân viên y tế, bác sĩ ở Hà Nội xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Riêng từ đầu năm đến hết tháng 4/2022, có tới 226 nhân viên y tế ở Hà Nội xin nghỉ việc, 17 người khác xin chuyển công tác.
Tại TP HCM cao hơn khi chỉ tính riêng năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và tính riêng quý 1/2022 đã có gần 400 người nghỉ việc.
Tại Đồng Nai, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022 đã có 230 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến xã nghỉ việc, số này cao hơn nhiều so với các năm trước.
Tại Gia Lai, trong năm 2021, toàn ngành có 110 trường hợp là bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tiếp tục có 23 trường hợp nghỉ việc, trong đó có 6 bác sĩ.
Sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi cho công chức, viên chức ngành y tế
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế vừa diễn ra đối với vấn đề nhân lực ngành y bỏ việc, chuyển việc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Y tế, Tư pháp, Nội vụ rà soát các quy định liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực ngành Y; rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế; hoàn thiện các quy định, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, nhất là nguồn lực cho y tế cơ sở;
Xây dựng khung pháp lý rõ ràng hơn trong hợp tác công - tư ở lĩnh vực y tế; tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; xây dựng phương án tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế để tăng nguồn lực cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; hướng dẫn thành lập trạm y tế theo kết luận của Bộ Chính trị, với mô hình trạm y tế không theo đơn vị hành chính mà theo yêu cầu khám chữa bệnh, phù hợp với tình hình thực tế.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá lại tình trạng mất cân đối về nguồn nhân lực giữa các địa bàn, giữa các tuyến, các chuyên môn, chuyên ngành y tế để điều chỉnh, bổ trợ cho nhau; có phương án bố trí đủ lượng người làm việc, đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, đảm bảo khoa học, hợp lý, hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
|
(Theo SKĐS)
1850 lượt xem
Theo Bộ Y tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả, cường độ và áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể. Trong hai năm qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản gửi các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
Tại văn bản này, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, đội ngũ viên chức, nhân viên y tế đã tích cực, chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Những cố gắng, nỗ lực của viên chức, nhân viên y tế được các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, viên chức, nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn, vất vả: cường độ và áp lực công việc cao, cơ sở vật chất của các đơn vị y tế công lập còn hạn chế, môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi, trong khi đó thu nhập lại bị giảm đáng kể, nhất là tại các đơn vị y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong hai năm vừa qua, đã có nhiều viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.
Để có thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như có biện pháp duy trì nhân lực y tế cần thiết làm việc tại các cơ sở y tế công lập nhằm bảo đảm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc và nguyên nhân (theo mẫu gửi kèm), thời điểm thống kê từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/6/2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong gần 2 năm có gần 900 nhân viên y tế, bác sĩ ở Hà Nội xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Riêng từ đầu năm đến hết tháng 4/2022, có tới 226 nhân viên y tế ở Hà Nội xin nghỉ việc, 17 người khác xin chuyển công tác.
Tại TP HCM cao hơn khi chỉ tính riêng năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và tính riêng quý 1/2022 đã có gần 400 người nghỉ việc.
Tại Đồng Nai, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022 đã có 230 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến xã nghỉ việc, số này cao hơn nhiều so với các năm trước.
Tại Gia Lai, trong năm 2021, toàn ngành có 110 trường hợp là bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tiếp tục có 23 trường hợp nghỉ việc, trong đó có 6 bác sĩ.
Sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi cho công chức, viên chức ngành y tế
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế vừa diễn ra đối với vấn đề nhân lực ngành y bỏ việc, chuyển việc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Y tế, Tư pháp, Nội vụ rà soát các quy định liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực ngành Y; rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế; hoàn thiện các quy định, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, nhất là nguồn lực cho y tế cơ sở;
Xây dựng khung pháp lý rõ ràng hơn trong hợp tác công - tư ở lĩnh vực y tế; tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; xây dựng phương án tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế để tăng nguồn lực cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; hướng dẫn thành lập trạm y tế theo kết luận của Bộ Chính trị, với mô hình trạm y tế không theo đơn vị hành chính mà theo yêu cầu khám chữa bệnh, phù hợp với tình hình thực tế.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá lại tình trạng mất cân đối về nguồn nhân lực giữa các địa bàn, giữa các tuyến, các chuyên môn, chuyên ngành y tế để điều chỉnh, bổ trợ cho nhau; có phương án bố trí đủ lượng người làm việc, đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, đảm bảo khoa học, hợp lý, hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
(Theo SKĐS)