CTTĐT - Chiều 8/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 14 địa phương về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Theo thống kê ban đầu, tính đến ngày 8/8, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại nặng nề đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc; đã làm 13 người chết và mất tích trong đó có 11 người chết (Lai Châu 4 người, Yên Bái 3 người; Sơn La 1 người, Lào Cai 1 người, Hà Giang 1 người, Thái Nguyên 1 người) và 2 người mất tích tại Lai Châu và 3 bị thương ở Lai Châu. Về nhà có 58 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hại. Về nông nghiệp: gần 200 ha lúa và hoa màu và 11 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Về cơ sở hạ tầng: 11 công trình thủy lợi, nước sạch, kè; 6 trường học bị sạt lở, hư hỏng. Về giao thông: sạt lở 152 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ 4H, 279D, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, 70; ngoài ra còn hàng trăm điểm sạt lở trên các đường tỉnh lộ giao thông địa phương…
Trạm Y tế xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải tan hoang sau mưa, lũ
Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện chỉ đạo các địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và Trung du Bắc Bộ. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có văn bản chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh yêu cầu tập trung ứng phó với mưa lũ, ngập lụt sạt lở đất. Các địa phương đã ban hành công điện, các văn bản triển khai; tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình; chỉ huy công tác ứng phó với nguy cơ sạt lở đất; động viên các gia đình bị thiệt hại; huy động lực lượng di dời các hộ dân đang ở trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét đến nơi an toàn; hỗ trợ người dân nhà ở tạm thời; cắm biển tại các khu vực nguy hiểm, nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã báo cáo nhanh với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai những thiệt hại thống kê ban đầu trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua. Theo đó, do chịu ảnh hưởng của rãnh thấp có trục qua khu vực Bắc Bộ kết hợp vùng hội tụ gió lên đến mực 5000m, nên từ ngày 04 đến trưa 7/8 các khu vực huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông rải rác. Mưa lớn đã làm 3 người chết trong đó 2 người bị sạt lở đất và 1 người bị lũ cuốn trôi, gần 50 ngôi nhà bị sập và cuốn trôi hoàn toàn, 22 nhà bị thiệt hại nặng, 11 nhà phải di dời khẩn cấp. Cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề trong đó 2 điểm trường bị sạt lở, 1 trạm y thế bị thiệt hại về cơ sở vật chất, nhiều vị trí taluy dương và taluy âm trên quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày. Tại xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải mất sóng điện thoại liên lạc; 3 cột điện 35KV tại xã Hồ Bốn bị gẫy và cuốn trôi gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Tổng giá trị thiệt hại trong đợt thiên tai theo ước tính ban đầu là 20 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận được báo cáo về thiệt hại do mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả. Trong đó đã huy động các lực lượng tại chỗ và lực lượng dân quân của các xã giúp xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải; huy động 25 xe, máy phương tiện các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường. Bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái thăm hỏi gia đình có người chết do mưa lũ tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, về nhiệm vụ trước mắt, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương xác định công tác 4 tại chỗ là quan trọng nhất, kết hợp với huy động lực lượng các xã bên ngoài để làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan. Huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở. Khẩn trương khắc phục hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện lực và các công trình hạ tầng khác.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao sự chủ động của các địa phương, kịp thời triển khai các phương án phòng chống mưa lũ qua đó đã góp phần giảm phần nào rủi ro, hậu quả của mưa lũ. Đồng chí gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình bị thiệt hại về người do mưa lũ, ghi nhận những nỗ lực của các địa phương đã tập trung lực lượng khắc phục hậu quả mưa lũ những ngày qua.
Đồng chí cũng đề nghị, các địa phương tiếp tục tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ người bị nạn về nhà ở, hỗ trợ đời sống nhân dân; huy động lực lượng khắc phục các điểm sạt lở để thông tuyến. Đề nghị trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, kiểm tra rà soát các điểm sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét để kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn. Dừng các hoạt động lễ hội không cần thiết để chia sẻ, hỗ trợ người dân vùng lũ. Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, các điểm nguy cơ sạt lở, khuyến cáo người dân không đến nơi có nguy cơ sạt lở cao. Kiểm tra, rà soát các hồ chứa; tăng cường công tác thông tin truyền thông tới chính quyền và người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
1593 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 8/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 14 địa phương về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ các tỉnh miền núi phía Bắc.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Theo thống kê ban đầu, tính đến ngày 8/8, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại nặng nề đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc; đã làm 13 người chết và mất tích trong đó có 11 người chết (Lai Châu 4 người, Yên Bái 3 người; Sơn La 1 người, Lào Cai 1 người, Hà Giang 1 người, Thái Nguyên 1 người) và 2 người mất tích tại Lai Châu và 3 bị thương ở Lai Châu. Về nhà có 58 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hại. Về nông nghiệp: gần 200 ha lúa và hoa màu và 11 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Về cơ sở hạ tầng: 11 công trình thủy lợi, nước sạch, kè; 6 trường học bị sạt lở, hư hỏng. Về giao thông: sạt lở 152 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ 4H, 279D, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, 70; ngoài ra còn hàng trăm điểm sạt lở trên các đường tỉnh lộ giao thông địa phương…
Trạm Y tế xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải tan hoang sau mưa, lũ
Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện chỉ đạo các địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và Trung du Bắc Bộ. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có văn bản chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh yêu cầu tập trung ứng phó với mưa lũ, ngập lụt sạt lở đất. Các địa phương đã ban hành công điện, các văn bản triển khai; tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình; chỉ huy công tác ứng phó với nguy cơ sạt lở đất; động viên các gia đình bị thiệt hại; huy động lực lượng di dời các hộ dân đang ở trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét đến nơi an toàn; hỗ trợ người dân nhà ở tạm thời; cắm biển tại các khu vực nguy hiểm, nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã báo cáo nhanh với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai những thiệt hại thống kê ban đầu trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua. Theo đó, do chịu ảnh hưởng của rãnh thấp có trục qua khu vực Bắc Bộ kết hợp vùng hội tụ gió lên đến mực 5000m, nên từ ngày 04 đến trưa 7/8 các khu vực huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông rải rác. Mưa lớn đã làm 3 người chết trong đó 2 người bị sạt lở đất và 1 người bị lũ cuốn trôi, gần 50 ngôi nhà bị sập và cuốn trôi hoàn toàn, 22 nhà bị thiệt hại nặng, 11 nhà phải di dời khẩn cấp. Cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề trong đó 2 điểm trường bị sạt lở, 1 trạm y thế bị thiệt hại về cơ sở vật chất, nhiều vị trí taluy dương và taluy âm trên quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày. Tại xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải mất sóng điện thoại liên lạc; 3 cột điện 35KV tại xã Hồ Bốn bị gẫy và cuốn trôi gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Tổng giá trị thiệt hại trong đợt thiên tai theo ước tính ban đầu là 20 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận được báo cáo về thiệt hại do mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả. Trong đó đã huy động các lực lượng tại chỗ và lực lượng dân quân của các xã giúp xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải; huy động 25 xe, máy phương tiện các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường. Bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái thăm hỏi gia đình có người chết do mưa lũ tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, về nhiệm vụ trước mắt, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương xác định công tác 4 tại chỗ là quan trọng nhất, kết hợp với huy động lực lượng các xã bên ngoài để làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan. Huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở. Khẩn trương khắc phục hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện lực và các công trình hạ tầng khác.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao sự chủ động của các địa phương, kịp thời triển khai các phương án phòng chống mưa lũ qua đó đã góp phần giảm phần nào rủi ro, hậu quả của mưa lũ. Đồng chí gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình bị thiệt hại về người do mưa lũ, ghi nhận những nỗ lực của các địa phương đã tập trung lực lượng khắc phục hậu quả mưa lũ những ngày qua.
Đồng chí cũng đề nghị, các địa phương tiếp tục tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ người bị nạn về nhà ở, hỗ trợ đời sống nhân dân; huy động lực lượng khắc phục các điểm sạt lở để thông tuyến. Đề nghị trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, kiểm tra rà soát các điểm sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét để kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn. Dừng các hoạt động lễ hội không cần thiết để chia sẻ, hỗ trợ người dân vùng lũ. Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, các điểm nguy cơ sạt lở, khuyến cáo người dân không đến nơi có nguy cơ sạt lở cao. Kiểm tra, rà soát các hồ chứa; tăng cường công tác thông tin truyền thông tới chính quyền và người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.