CTTĐT - Do mưa lũ tại Mù Cang Chải, hiện nay tỉnh Yên Bái đang huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở.
Mưa lũ những ngày qua tại huyện Mù Cang Chải đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân
Tổng giá trị thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 10 đợt thiên tai do mưa giông kèm theo lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đã gây thiệt hại về người và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thiên tai đã làm 04 người chết; hư hỏng 1.008 căn nhà; thiệt hại 924,8 ha sản xuất nông, lâm nghiệp; 210 con gia súc, gia cầm bị chết; 04 điểm trường bị tốc mái hư hỏng; 06 công trình văn hoá, y tế bị tốc mái hư hỏng; 30 cột điện bị đổ gẫy; 48.800 m3 sạt lở đất đá trên tuyến quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải; 35 trạm BTS bị mất nguồn và thiệt hại tài sản khác,... Ước tính thiệt hại khoảng 36,7 tỷ đồng.
Nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại
Riêng tại huyện Mù Cang Chải, từ ngày 05 - 07/8/2023, do mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có 03 người chết; 82 nhà bị sập, lũ cuốn trôi và sạt lở đất; 02 điểm trường bị sạt lở đất; 01 trạm y tế bị thiệt hại về cơ sở vật chất; 89 vị trí trên quốc lộ 32 bị sạt lở ta luy dương với khối lượng trên 47 nghìn mét khối, ngoài ra còn nhiều vị trí sạt lở ta luy âm với chiều dài gần 400m, hư hỏng 2.500m hộ lan; mất liên lạc 51 trạm BTS, 5 tuyến truyền dẫn tại khu vực bị đứt, nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường; xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải bị mất sóng điện thoại liên lạc; 03 cột điện 35KV bị gẫy đổ và cuốn trôi tại xã Hồ Bốn, gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Tổng giá trị thiệt hại theo ước tính ban đầu là trên 20 tỷ đồng.
Khẩn trương khắc phục hậu quả
Ngay sau khi nhận tin báo, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện khẩn trương thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, di dời các hộ dân trong vùng bị lũ quét đến nơi an toàn (các trụ sở cơ quan của huyện và trường học trên địa bàn…); huy động lực lượng tại chỗ (Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và nhân dân địa phương…) tham gia cùng chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, chỉ đạo địa phương khẩn trương xây dựng phương án bố trí nơi ở mới cho các hộ dân bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa.
UBND tỉnh đã thành lập Đoàn công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các sở ngành liên quan trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả, động viên kịp thời các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản và chỉ đạo thực hiện phương án ổn đinh đời sống cho nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại Mù Cang Chải
Tỉnh đã huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó huy động 280 dân quân và đông đảo nhân dân tham gia khắc phục hậu quả; huy động 20 máy xúc, 5 xe ô tô các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường. Hỗ trợ 36 triệu đồng cho hộ gia đình có người bị chết; bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời (nhà người thân, nhà văn hoá cộng đồng...) cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống .
Để đảm bảo giao thông bước 1, tỉnh đã đã chỉ đạo tập trung thiết bị, máy móc và nhân công đến hiện trường để xử lý, hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất. Tổ chức phân luồng từ xa cho các phương tiện có nhu cầu đi qua Quốc lộ 32. Đối với khắc phục thông tuyến giao thông, tỉnh đã bố trí 3 mũi thi công hót đất, đá do bị sụt, sạt ta luy đảm bảo giao thông, tuy nhiên do khối lượng sạt lở lớn, thời tiết còn diễn biến phức tạp nên hiện tại máy móc chưa tiếp cận được vào giữa khu vực sạt lở mà chỉ thực hiện từ hai đầu vào nên giao thông vẫn còn tắc nghẽn.
Nhằm đảm bảo thông tin liên lạc, tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp khắc phục như: hàn nối các tuyến truyền dẫn; chạy máy nổ dự phòng cấp điện khối phục thông tin liên lạc cho các trạm BTS.
Công ty Điện lực Yên Bái đang nỗ lực tập trung nhân lực, phương tiện để sớm khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho Mù Cang Chải. Ảnh Báo Dân Việt
Tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở
Thiệt hại do những đợt thiên tai gây ra là hết sức nặng nề, cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức mới khắc phục được. Trước tình hình đó, cấp ủy và chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng nhân dân tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống. Xác định công tác "4 tại chỗ" là quan trọng nhất, tỉnh kết hợp với huy động lực lượng các xã bên ngoài để làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan. Huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở; tập trung khắc phục hệ thống giao thông phấn đấu thông tuyến trong trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó khẩn trương khắc phục hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện lực và các công trình hạ tầng khác. Đồng thời tăng cường nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở.
Dân quân, thanh niên chở gạo, chăn ấm cho vùng bị cô lập do mưa lũ ở Mù Cang Chải
Lực lượng dân quân cùng nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh A Đảng.
Tại Hội nghị trực tuyến công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã; các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị mất nhà hoặc phải di dời khẩn cấp, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi trên các sông, suối khi có mưa lũ. Thành lập các đoàn tổ chức kiểm tra, xác minh, đánh giá cụ thể các công trình cơ sở hạ tầng phải khắc phục ngay bước một và lâu dài để ổn định đời sống nhân dân."
2393 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do mưa lũ tại Mù Cang Chải, hiện nay tỉnh Yên Bái đang huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở. Tổng giá trị thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 10 đợt thiên tai do mưa giông kèm theo lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đã gây thiệt hại về người và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thiên tai đã làm 04 người chết; hư hỏng 1.008 căn nhà; thiệt hại 924,8 ha sản xuất nông, lâm nghiệp; 210 con gia súc, gia cầm bị chết; 04 điểm trường bị tốc mái hư hỏng; 06 công trình văn hoá, y tế bị tốc mái hư hỏng; 30 cột điện bị đổ gẫy; 48.800 m3 sạt lở đất đá trên tuyến quốc lộ 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải; 35 trạm BTS bị mất nguồn và thiệt hại tài sản khác,... Ước tính thiệt hại khoảng 36,7 tỷ đồng.
Nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại
Riêng tại huyện Mù Cang Chải, từ ngày 05 - 07/8/2023, do mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có 03 người chết; 82 nhà bị sập, lũ cuốn trôi và sạt lở đất; 02 điểm trường bị sạt lở đất; 01 trạm y tế bị thiệt hại về cơ sở vật chất; 89 vị trí trên quốc lộ 32 bị sạt lở ta luy dương với khối lượng trên 47 nghìn mét khối, ngoài ra còn nhiều vị trí sạt lở ta luy âm với chiều dài gần 400m, hư hỏng 2.500m hộ lan; mất liên lạc 51 trạm BTS, 5 tuyến truyền dẫn tại khu vực bị đứt, nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường; xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải bị mất sóng điện thoại liên lạc; 03 cột điện 35KV bị gẫy đổ và cuốn trôi tại xã Hồ Bốn, gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Tổng giá trị thiệt hại theo ước tính ban đầu là trên 20 tỷ đồng.
Khẩn trương khắc phục hậu quả
Ngay sau khi nhận tin báo, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện khẩn trương thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, di dời các hộ dân trong vùng bị lũ quét đến nơi an toàn (các trụ sở cơ quan của huyện và trường học trên địa bàn…); huy động lực lượng tại chỗ (Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và nhân dân địa phương…) tham gia cùng chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, chỉ đạo địa phương khẩn trương xây dựng phương án bố trí nơi ở mới cho các hộ dân bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa.
UBND tỉnh đã thành lập Đoàn công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các sở ngành liên quan trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả, động viên kịp thời các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản và chỉ đạo thực hiện phương án ổn đinh đời sống cho nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại Mù Cang Chải
Tỉnh đã huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó huy động 280 dân quân và đông đảo nhân dân tham gia khắc phục hậu quả; huy động 20 máy xúc, 5 xe ô tô các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường. Hỗ trợ 36 triệu đồng cho hộ gia đình có người bị chết; bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời (nhà người thân, nhà văn hoá cộng đồng...) cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống .
Để đảm bảo giao thông bước 1, tỉnh đã đã chỉ đạo tập trung thiết bị, máy móc và nhân công đến hiện trường để xử lý, hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất. Tổ chức phân luồng từ xa cho các phương tiện có nhu cầu đi qua Quốc lộ 32. Đối với khắc phục thông tuyến giao thông, tỉnh đã bố trí 3 mũi thi công hót đất, đá do bị sụt, sạt ta luy đảm bảo giao thông, tuy nhiên do khối lượng sạt lở lớn, thời tiết còn diễn biến phức tạp nên hiện tại máy móc chưa tiếp cận được vào giữa khu vực sạt lở mà chỉ thực hiện từ hai đầu vào nên giao thông vẫn còn tắc nghẽn.
Nhằm đảm bảo thông tin liên lạc, tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp khắc phục như: hàn nối các tuyến truyền dẫn; chạy máy nổ dự phòng cấp điện khối phục thông tin liên lạc cho các trạm BTS.
Công ty Điện lực Yên Bái đang nỗ lực tập trung nhân lực, phương tiện để sớm khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho Mù Cang Chải. Ảnh Báo Dân Việt
Tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở
Thiệt hại do những đợt thiên tai gây ra là hết sức nặng nề, cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức mới khắc phục được. Trước tình hình đó, cấp ủy và chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng nhân dân tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống. Xác định công tác "4 tại chỗ" là quan trọng nhất, tỉnh kết hợp với huy động lực lượng các xã bên ngoài để làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan. Huy động tối đa nguồn lực để tập trung khắc phục hậu quả nhanh nhất, trên tinh thần không để hộ dân nào bị đói và không có nơi ở; tập trung khắc phục hệ thống giao thông phấn đấu thông tuyến trong trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó khẩn trương khắc phục hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện lực và các công trình hạ tầng khác. Đồng thời tăng cường nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở.
Dân quân, thanh niên chở gạo, chăn ấm cho vùng bị cô lập do mưa lũ ở Mù Cang Chải
Lực lượng dân quân cùng nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh A Đảng.
Tại Hội nghị trực tuyến công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã; các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị mất nhà hoặc phải di dời khẩn cấp, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi trên các sông, suối khi có mưa lũ. Thành lập các đoàn tổ chức kiểm tra, xác minh, đánh giá cụ thể các công trình cơ sở hạ tầng phải khắc phục ngay bước một và lâu dài để ổn định đời sống nhân dân."