CTTĐT - Nhờ huy động có hiệu quả nguồn lực tổng hợp từ phong trào “dân vận khéo” của cả hệ thống chính trị, cùng với ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, kế thừa những thành quả đạt được, huyện Yên Bình đã năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, vượt lên mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tạo nên diện mạo, sức sống, hình ảnh mới cho quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp.
Luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân
Không chỉ tận tâm, quyết liệt trong xử lý, giải quyết công việc, trong những năm qua mỗi cán bộ, công chức, viên chức của huyện Yên Bình còn luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân trong xử lý công việc, tích cực tham gia hoạt động cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp.
Có dịp trực tiếp tham gia hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”, chúng tôi ấn tượng với hình ảnh Bí thư Huyện ủy lưng áo đẫm mồ hôi trực tiếp tham gia trộn bê tông để làm đường; san đất bê cột cùng nhân dân dịch rào, hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn; khi lại trồng hoa, thả cá... bất ngờ nhất là chúng tôi bắt gặp hình ảnh người đứng đầu huyện sử dụng thành thạo máy cắt cỏ giúp nhân dân phát đường. Rồi hình ảnh Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy tham gia đổ bê tông đường, giúp người dân đào móng, lợp mái xóa nhà dột nát. Và hình ảnh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện thường xuyên cùng bà con nhân dân xã Mỹ Gia, Cẩm Ân, Xuân Long, Tân Hương, Vũ Linh làm đường, phát triển các mô hình du lịch. Và còn rất nhiều những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của huyện Yên Bình vẫn hàng ngày cần mẫn giúp nhân dân thực hiện chuyển đổi số, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thôn xóm, xã, thị trấn hạnh phúc, cũng có khi chỉ đơn thuần giúp dân xử lý lỗi máy tính, wifi, cài đặt phần mềm ứng dụng trên điện thoại...
Hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” đã trở thành việc làm thông lệ của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Yên Bình. Trong đó ít nhất mỗi tháng 2 lần các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể, đơn vị cấp huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã (tại địa bàn được phân công phụ trách, giúp đỡ) rà soát những khó khăn, vướng mắc, bất cập, những nội dung tồn tại, hạn chế, hàng tháng đăng ký công trình, phần việc, nội dung, lực lượng tham gia “Ngày cuối tuần cùng dân” để thực hiện trong tháng tiếp theo. Các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện “Ngày cuối tuần cùng dân” với những nội dung, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm thực hiện và đối tượng thực hiện cụ thể; bám sát vào những khó khăn vướng mắc bất cập tại cơ sở.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức huyện Yên Bình luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân trong xử lý công việc, tích cực tham gia hoạt động cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp
Theo thống kê từ năm 2020 đến nay, huyện Yên Bình đã tổ chức được trên 1.282 buổi lao động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” với 119.645 lượt người tham gia thực hiện bê tông hóa, dọn dẹp vệ sinh đường giao thông nông thôn, trồng đường hoa, làm đường điện thắp sáng đường quê, giúp đỡ các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn…
Với những việc làm thiết thực, dựa trên tinh thần tự nguyện, không gây phiền hà, ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của cơ sở; không phô trương, hình thức mà phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn tại địa phương, hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” là môi trường tốt nhất để cán bộ có dịp gần gũi, hiểu được dân nghĩ gì, cần gì và bộc bạch những điều họ không nói được trong các hội nghị đông người; cũng là dịp để nhân dân thấy được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với mình; từ đó tăng cường sự gắn kết giữa các cấp chính quyền với người dân; góp phần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình; xây dựng hình ảnh người cán bộ năng động, thân thiện, gần gũi với dân.
Đặc biệt, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân tốt hơn mọi lúc, mọi nơi, mới đây đồng chí Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh đã thực hiện công khai số điện thoại cá nhân để cán bộ, đảng viên và người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh, kiến nghị, đề xuất, góp ý bất cứ lúc nào về các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Vậy động lực nào để cấp ủy, lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ công chức của huyện luôn hết mình trong công việc, không chỉ trong thời gian làm việc chính thức mà cả trong những ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp suốt thời gian qua? Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình chia sẻ: Với mục tiêu nhất quán “phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để xây dựng Yên Bình phát triển nhanh, bền vững, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của nhân dân”, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình luôn cố gắng tìm mọi cách để khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, động lực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn huyện quyết tâm, cố gắng, hết lòng, hết sức vì sự phát triển của địa phương.
Quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là phải phát huy được tinh thần tiền phong, gương mẫu, cống hiến, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm vì sự phát triển của địa phương, của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy để lan tỏa tới các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thủ trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các xã, thị trấn và tới toàn thể cán bộ, đảng viên (nếu người đứng đầu, người lãnh đạo không có khát vọng phát triển, không hết lòng, hết sức với công việc thì không thể đòi hỏi cán bộ, đảng viên và nhân dân có khát vọng vươn lên, cố gắng quyết tâm được). Theo đó, hàng năm huyện đều xây dựng kế hoạch lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị với mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn năm trước, “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, “cá thể hóa trách nhiệm cá nhân” với phương châm nhất quán “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”. Duy trì tổ chức thường xuyên, nền nếp “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” cùng lao động với nhân dân, chung tay cùng nhân dân thực hiện các công trình phúc lợi, đồng thời lắng nghe những nguyện vọng, đề đạt chính đáng, những khó khăn, vướng mắc của nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo niềm tin trong nhân dân, lan tỏa tinh thần, quyết tâm cống hiến cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phân công công việc, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường gắn với thường xuyên đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 17/8/2021 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo gắn với tăng cường công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng công tác cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những đóng góp của mình thì cán bộ, công chức sẽ không ngừng cống hiến, tận tụy với công việc.
Quan tâm đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp và môi trường, điều kiện làm việc, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết liệt trong xử lý, giải quyết công việc, “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”
Với phương châm chỉ đạo xuyên suốt “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, với tinh thần tích cực, năng động, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, sáng tạo, huyện Yên Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Đến nay, huyện đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung gắn với thị trường tiêu thụ như: vùng lúa đặc sản trên 200 ha; vùng cây ăn quả có múi trên 1.200 ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.200 lồng cá và 240ha mặt nước eo ngách nuôi cá trên hồ Thác Bà; vùng quế trên 1.000 ha; vùng rừng sản xuất trên 32.000 ha… Một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa trên thị trường như: Bưởi Đại Minh, Gạo Bạch Hà, Cá hồ Thác Bà.
Sâu sát, gần gũi với cơ sở để hiểu được dân nghĩ gì, cần gì và bộc bạch những điều họ không nói được trong các hội nghị đông người; cũng là dịp để nhân dân thấy được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với mình; từ đó tăng cường sự gắn kết giữa các cấp chính quyền với người dân
Huyện đã tập trung phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tạo đột phá cho phát triển kinh tế. Trong đó duy trì tốc độ tăng trưởng khá đối với các sản phẩm chủ lực như xi măng, bột Cacbonat Canxi, vật liệu xây dựng, may mặc, điện năng... Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển tại các cụm công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu. Quan tâm phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Tốc độ tăng thu ngân sách khá cao, bình quân khoảng trên 24%/năm và luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ. Yên Bình là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phát triển giao thông nông thôn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, phản ánh bằng niềm tin và sự quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đến với huyện. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 4%. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 8,1%. Chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ nét, xây dựng và phát huy khá hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái, con người Yên Bình "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng được nâng lên; phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả hơn; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân. Liên tục từ năm 2019 đến nay, Yên Bình được Tỉnh ủy đánh giá, khen thưởng là một trong các địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Huyện đã tập trung triển khai quyết liệt 03 đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khá đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn mới, hạ tầng đô thị.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã hoàn thành đầu tư, sửa chữa, nâng cấp nhiều tuyến đường trên địa bàn như: tuyến Quốc lộ 70, Quốc lộ 2D; Đường nối 02 nhà máy xi măng (giai đoạn 1), đường 7C, đường vào Cảng Hương Lý; nâng cấp, cải tạo đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Vũ Linh - Yên Bình, Bạch Hà; đầu tư được 348 km đường bê tông nông thôn, góp phần cứng hóa, bê tông hóa gần 90% giao thông nông thôn toàn huyện; trên 75% hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; 100% các thôn được dùng điện lưới quốc gia; 98% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh.
Quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và ban hành nhiều chính sách đặc thù của huyện đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương. Tập trung quyết liệt cho công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Kết quả năm 2022, trong 09 huyện, thị xã, thành phố, huyện Yên Bình xếp thứ 03 về chỉ số chuyển đổi số, thứ 03 về chỉ số năng lực cạnh tranh, thứ 04 về chỉ số cải cách hành chính. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban chuyên môn của huyện, cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; khơi dậy, phát huy ý chí, khát vọng vươn lên trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.
Cùng với đó, huyện đã tập trung duy trì, nâng cao chất lượng, giá trị các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn như vùng cây ăn quả có múi, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng lúa, chè…; tập trung mời gọi, thu hút được một số nhà đầu tư có năng lực nghiên cứu, thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực, quy mô của nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 47 triệu đồng, ước năm 2023 đạt 52 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so với năm 2020.
Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, trong đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết thấu đáo, triệt để đơn thư khiếu nại, tố cáo chính đáng của công dân, củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền.
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể được nâng lên; dân chủ được phát huy, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trọng tâm và nổi bật là đã phát huy mạnh mẽ tinh thần, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là sự gương mẫu đi đầu, “dám nghĩ, dám làm và phải quyết tâm làm, làm cho ra sản phẩm, làm có kết quả vì sự phát triển địa phương” của người đứng đầu các cấp cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, góp phần khẳng định uy tín, năng lực của cán bộ, tạo niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ, chung sức, chung lòng của đảng viên và nhân dân.
Tập trung huy động các nguồn lực, quyết tâm xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023
Xác định xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của người dân, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc cho nhân dân, thời gian qua, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng làm theo trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm Trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, từ việc xây dựng chủ trương đến tổ chức triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành và gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Với tinh thần “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100”, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình đang từng ngày, từng giờ bằng những việc làm thiết thực chạy đua với thời gian, biến phương châm thành hành động với những lộ trình bài bản, quyết tâm bứt phá đưa Yên Bình sớm trở thành huyện nông thôn mới phát triển giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, đáng sống. Trong đó, lãnh đạo huyện đã thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm bắt và trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền vận động, nhân dân đồng thuận cùng chung tay xây dựng nông thôn mới; tham gia các phong trào như phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào "6 không, 6 sạch” gắn với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vận động cán bộ, đảng viên tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Đặc biệt để người dân đồng thuận, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã chú trọng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên đã trở thành hạt nhân xung kích trong việc ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn. Việc làm thiết thực của những đảng viên “đầu tàu” đã có sức lan tỏa lớn, khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Yên Bình đã vận động nhân dân hiến tặng 213.843 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn với tổng trị giá trên 27 tỷ đồng. Đặc biệt trong việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường Vĩnh Kiên - Yên Thế và Dự án cải tạo đường liên xã Yên Bình - Bạch Hà - Vũ Linh đã vận động được 213 hộ hiến 17.931 m2 đất, trị giá trên 2 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ gia đình đã tích cực hiến đất như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Oanh, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Viện, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (xã Vĩnh Kiên); hộ ông Trần Trung Hiếu (xã Phúc An); hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tới, Hà Văn Cường (xã Vũ Linh)... Nhờ sự nỗ lực của chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, nhiều công trình, phần việc như: xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê, lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời tại các hội trường thôn... đều được đầu tư, xây dựng khang trang.
Đến hết năm 2022, huyện Yên Bình có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Yên Bình là huyện thứ 2 trong toàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là tiền đề vững chắc để huyện phấn đấu đạt huyện nông thôn mới vào năm 2023, hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân
Xác định “nâng cao sự hài lòng và chỉ số hạnh phúc của nhân dân” là mục tiêu hướng tới, hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ được tỉnh giao, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình đều chỉ đạo khảo sát, đánh giá, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thống nhất ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân để tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm là: nâng cao tỷ lệ hài lòng về cuộc sống cho người dân; nâng cao sự hài lòng của người dân về môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái; nâng cao sự hài lòng của người dân về tuổi thọ.
Trong đó chú trọng tập trung huy động và sử dụng mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn mới, hạ tầng đô thị. Quyết liệt cải cách bộ máy, cải cách hành chính, công vụ nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu “gần dân, sát dân”, nắm bắt kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết thấu đáo các đề xuất, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ “nói đi đôi với làm”, “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”; góp phần tăng tính thuyết phục, sự tin yêu, đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân.
Bằng sự chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bình ngày càng được nâng lên. Năm 2020, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bình đạt 55,32%, đến năm 2022 đạt 63,05%, năm 2023 phấn đấu đạt trên 70%, tăng hơn 15% so với năm 2020.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong nửa đầu nhiệm kỳ, trong thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả 07 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược, và chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ huyện đã đề ra. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá, huy động có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới bền vững, thiết thực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên cơ sở vừa tiếp tục phát triển các ngành có quy mô lớn, tập trung thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực có thế mạnh của huyện như sản xuất năng lượng điện mặt trời, gạch không nung, sản xuất chế biến nông lâm sản.... Phát triển ngành dịch vụ, thương mại trở thành ngành ngày càng tạo ra nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Tập trung phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ..., quyết tâm đưa Yên Bình phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, sớm trở thành huyện nông thôn mới, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của tỉnh; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
4066 lượt xem
Thanh Bình - Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ huy động có hiệu quả nguồn lực tổng hợp từ phong trào “dân vận khéo” của cả hệ thống chính trị, cùng với ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, kế thừa những thành quả đạt được, huyện Yên Bình đã năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, vượt lên mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tạo nên diện mạo, sức sống, hình ảnh mới cho quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp.
Luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân
Không chỉ tận tâm, quyết liệt trong xử lý, giải quyết công việc, trong những năm qua mỗi cán bộ, công chức, viên chức của huyện Yên Bình còn luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân trong xử lý công việc, tích cực tham gia hoạt động cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp.
Có dịp trực tiếp tham gia hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”, chúng tôi ấn tượng với hình ảnh Bí thư Huyện ủy lưng áo đẫm mồ hôi trực tiếp tham gia trộn bê tông để làm đường; san đất bê cột cùng nhân dân dịch rào, hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn; khi lại trồng hoa, thả cá... bất ngờ nhất là chúng tôi bắt gặp hình ảnh người đứng đầu huyện sử dụng thành thạo máy cắt cỏ giúp nhân dân phát đường. Rồi hình ảnh Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy tham gia đổ bê tông đường, giúp người dân đào móng, lợp mái xóa nhà dột nát. Và hình ảnh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện thường xuyên cùng bà con nhân dân xã Mỹ Gia, Cẩm Ân, Xuân Long, Tân Hương, Vũ Linh làm đường, phát triển các mô hình du lịch. Và còn rất nhiều những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của huyện Yên Bình vẫn hàng ngày cần mẫn giúp nhân dân thực hiện chuyển đổi số, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thôn xóm, xã, thị trấn hạnh phúc, cũng có khi chỉ đơn thuần giúp dân xử lý lỗi máy tính, wifi, cài đặt phần mềm ứng dụng trên điện thoại...
Hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” đã trở thành việc làm thông lệ của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Yên Bình. Trong đó ít nhất mỗi tháng 2 lần các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể, đơn vị cấp huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã (tại địa bàn được phân công phụ trách, giúp đỡ) rà soát những khó khăn, vướng mắc, bất cập, những nội dung tồn tại, hạn chế, hàng tháng đăng ký công trình, phần việc, nội dung, lực lượng tham gia “Ngày cuối tuần cùng dân” để thực hiện trong tháng tiếp theo. Các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện “Ngày cuối tuần cùng dân” với những nội dung, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm thực hiện và đối tượng thực hiện cụ thể; bám sát vào những khó khăn vướng mắc bất cập tại cơ sở.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức huyện Yên Bình luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân trong xử lý công việc, tích cực tham gia hoạt động cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp
Theo thống kê từ năm 2020 đến nay, huyện Yên Bình đã tổ chức được trên 1.282 buổi lao động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” với 119.645 lượt người tham gia thực hiện bê tông hóa, dọn dẹp vệ sinh đường giao thông nông thôn, trồng đường hoa, làm đường điện thắp sáng đường quê, giúp đỡ các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn…
Với những việc làm thiết thực, dựa trên tinh thần tự nguyện, không gây phiền hà, ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của cơ sở; không phô trương, hình thức mà phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn tại địa phương, hoạt động “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” là môi trường tốt nhất để cán bộ có dịp gần gũi, hiểu được dân nghĩ gì, cần gì và bộc bạch những điều họ không nói được trong các hội nghị đông người; cũng là dịp để nhân dân thấy được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với mình; từ đó tăng cường sự gắn kết giữa các cấp chính quyền với người dân; góp phần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình; xây dựng hình ảnh người cán bộ năng động, thân thiện, gần gũi với dân.
Đặc biệt, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân tốt hơn mọi lúc, mọi nơi, mới đây đồng chí Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh đã thực hiện công khai số điện thoại cá nhân để cán bộ, đảng viên và người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh, kiến nghị, đề xuất, góp ý bất cứ lúc nào về các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Vậy động lực nào để cấp ủy, lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ công chức của huyện luôn hết mình trong công việc, không chỉ trong thời gian làm việc chính thức mà cả trong những ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp suốt thời gian qua? Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình chia sẻ: Với mục tiêu nhất quán “phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để xây dựng Yên Bình phát triển nhanh, bền vững, tất cả vì sự hài lòng và hạnh phúc của nhân dân”, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình luôn cố gắng tìm mọi cách để khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, động lực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn huyện quyết tâm, cố gắng, hết lòng, hết sức vì sự phát triển của địa phương.
Quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là phải phát huy được tinh thần tiền phong, gương mẫu, cống hiến, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm vì sự phát triển của địa phương, của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy để lan tỏa tới các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thủ trưởng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các xã, thị trấn và tới toàn thể cán bộ, đảng viên (nếu người đứng đầu, người lãnh đạo không có khát vọng phát triển, không hết lòng, hết sức với công việc thì không thể đòi hỏi cán bộ, đảng viên và nhân dân có khát vọng vươn lên, cố gắng quyết tâm được). Theo đó, hàng năm huyện đều xây dựng kế hoạch lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị với mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn năm trước, “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, “cá thể hóa trách nhiệm cá nhân” với phương châm nhất quán “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”. Duy trì tổ chức thường xuyên, nền nếp “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” cùng lao động với nhân dân, chung tay cùng nhân dân thực hiện các công trình phúc lợi, đồng thời lắng nghe những nguyện vọng, đề đạt chính đáng, những khó khăn, vướng mắc của nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo niềm tin trong nhân dân, lan tỏa tinh thần, quyết tâm cống hiến cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phân công công việc, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường gắn với thường xuyên đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 17/8/2021 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo gắn với tăng cường công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng công tác cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những đóng góp của mình thì cán bộ, công chức sẽ không ngừng cống hiến, tận tụy với công việc.
Quan tâm đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp và môi trường, điều kiện làm việc, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết liệt trong xử lý, giải quyết công việc, “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”
Với phương châm chỉ đạo xuyên suốt “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, với tinh thần tích cực, năng động, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, sáng tạo, huyện Yên Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Đến nay, huyện đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung gắn với thị trường tiêu thụ như: vùng lúa đặc sản trên 200 ha; vùng cây ăn quả có múi trên 1.200 ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.200 lồng cá và 240ha mặt nước eo ngách nuôi cá trên hồ Thác Bà; vùng quế trên 1.000 ha; vùng rừng sản xuất trên 32.000 ha… Một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa trên thị trường như: Bưởi Đại Minh, Gạo Bạch Hà, Cá hồ Thác Bà.
Sâu sát, gần gũi với cơ sở để hiểu được dân nghĩ gì, cần gì và bộc bạch những điều họ không nói được trong các hội nghị đông người; cũng là dịp để nhân dân thấy được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với mình; từ đó tăng cường sự gắn kết giữa các cấp chính quyền với người dân
Huyện đã tập trung phát triển công nghiệp hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tạo đột phá cho phát triển kinh tế. Trong đó duy trì tốc độ tăng trưởng khá đối với các sản phẩm chủ lực như xi măng, bột Cacbonat Canxi, vật liệu xây dựng, may mặc, điện năng... Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển tại các cụm công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu. Quan tâm phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Tốc độ tăng thu ngân sách khá cao, bình quân khoảng trên 24%/năm và luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ. Yên Bình là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phát triển giao thông nông thôn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, phản ánh bằng niềm tin và sự quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đến với huyện. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 4%. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 8,1%. Chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ nét, xây dựng và phát huy khá hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái, con người Yên Bình "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng được nâng lên; phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả hơn; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân. Liên tục từ năm 2019 đến nay, Yên Bình được Tỉnh ủy đánh giá, khen thưởng là một trong các địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Huyện đã tập trung triển khai quyết liệt 03 đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khá đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn mới, hạ tầng đô thị.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã hoàn thành đầu tư, sửa chữa, nâng cấp nhiều tuyến đường trên địa bàn như: tuyến Quốc lộ 70, Quốc lộ 2D; Đường nối 02 nhà máy xi măng (giai đoạn 1), đường 7C, đường vào Cảng Hương Lý; nâng cấp, cải tạo đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Vũ Linh - Yên Bình, Bạch Hà; đầu tư được 348 km đường bê tông nông thôn, góp phần cứng hóa, bê tông hóa gần 90% giao thông nông thôn toàn huyện; trên 75% hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; 100% các thôn được dùng điện lưới quốc gia; 98% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh.
Quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và ban hành nhiều chính sách đặc thù của huyện đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương. Tập trung quyết liệt cho công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Kết quả năm 2022, trong 09 huyện, thị xã, thành phố, huyện Yên Bình xếp thứ 03 về chỉ số chuyển đổi số, thứ 03 về chỉ số năng lực cạnh tranh, thứ 04 về chỉ số cải cách hành chính. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban chuyên môn của huyện, cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; khơi dậy, phát huy ý chí, khát vọng vươn lên trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.
Cùng với đó, huyện đã tập trung duy trì, nâng cao chất lượng, giá trị các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn như vùng cây ăn quả có múi, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng lúa, chè…; tập trung mời gọi, thu hút được một số nhà đầu tư có năng lực nghiên cứu, thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực, quy mô của nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 47 triệu đồng, ước năm 2023 đạt 52 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so với năm 2020.
Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, trong đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết thấu đáo, triệt để đơn thư khiếu nại, tố cáo chính đáng của công dân, củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền.
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể được nâng lên; dân chủ được phát huy, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trọng tâm và nổi bật là đã phát huy mạnh mẽ tinh thần, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là sự gương mẫu đi đầu, “dám nghĩ, dám làm và phải quyết tâm làm, làm cho ra sản phẩm, làm có kết quả vì sự phát triển địa phương” của người đứng đầu các cấp cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, góp phần khẳng định uy tín, năng lực của cán bộ, tạo niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ, chung sức, chung lòng của đảng viên và nhân dân.
Tập trung huy động các nguồn lực, quyết tâm xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023
Xác định xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của người dân, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc cho nhân dân, thời gian qua, huyện Yên Bình tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng làm theo trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm Trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, từ việc xây dựng chủ trương đến tổ chức triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành và gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Với tinh thần “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100”, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình đang từng ngày, từng giờ bằng những việc làm thiết thực chạy đua với thời gian, biến phương châm thành hành động với những lộ trình bài bản, quyết tâm bứt phá đưa Yên Bình sớm trở thành huyện nông thôn mới phát triển giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, đáng sống. Trong đó, lãnh đạo huyện đã thường xuyên kiểm tra, kịp thời nắm bắt và trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền vận động, nhân dân đồng thuận cùng chung tay xây dựng nông thôn mới; tham gia các phong trào như phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào "6 không, 6 sạch” gắn với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vận động cán bộ, đảng viên tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Đặc biệt để người dân đồng thuận, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã chú trọng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên đã trở thành hạt nhân xung kích trong việc ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn. Việc làm thiết thực của những đảng viên “đầu tàu” đã có sức lan tỏa lớn, khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Yên Bình đã vận động nhân dân hiến tặng 213.843 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn với tổng trị giá trên 27 tỷ đồng. Đặc biệt trong việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường Vĩnh Kiên - Yên Thế và Dự án cải tạo đường liên xã Yên Bình - Bạch Hà - Vũ Linh đã vận động được 213 hộ hiến 17.931 m2 đất, trị giá trên 2 tỷ đồng, trong đó có nhiều hộ gia đình đã tích cực hiến đất như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Oanh, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Viện, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (xã Vĩnh Kiên); hộ ông Trần Trung Hiếu (xã Phúc An); hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tới, Hà Văn Cường (xã Vũ Linh)... Nhờ sự nỗ lực của chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, nhiều công trình, phần việc như: xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê, lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời tại các hội trường thôn... đều được đầu tư, xây dựng khang trang.
Đến hết năm 2022, huyện Yên Bình có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Yên Bình là huyện thứ 2 trong toàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là tiền đề vững chắc để huyện phấn đấu đạt huyện nông thôn mới vào năm 2023, hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân
Xác định “nâng cao sự hài lòng và chỉ số hạnh phúc của nhân dân” là mục tiêu hướng tới, hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ được tỉnh giao, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình đều chỉ đạo khảo sát, đánh giá, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thống nhất ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân để tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm là: nâng cao tỷ lệ hài lòng về cuộc sống cho người dân; nâng cao sự hài lòng của người dân về môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái; nâng cao sự hài lòng của người dân về tuổi thọ.
Trong đó chú trọng tập trung huy động và sử dụng mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông thôn mới, hạ tầng đô thị. Quyết liệt cải cách bộ máy, cải cách hành chính, công vụ nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu “gần dân, sát dân”, nắm bắt kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết thấu đáo các đề xuất, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ “nói đi đôi với làm”, “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”; góp phần tăng tính thuyết phục, sự tin yêu, đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân.
Bằng sự chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bình ngày càng được nâng lên. Năm 2020, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bình đạt 55,32%, đến năm 2022 đạt 63,05%, năm 2023 phấn đấu đạt trên 70%, tăng hơn 15% so với năm 2020.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong nửa đầu nhiệm kỳ, trong thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả 07 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược, và chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ huyện đã đề ra. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá, huy động có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới bền vững, thiết thực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên cơ sở vừa tiếp tục phát triển các ngành có quy mô lớn, tập trung thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực có thế mạnh của huyện như sản xuất năng lượng điện mặt trời, gạch không nung, sản xuất chế biến nông lâm sản.... Phát triển ngành dịch vụ, thương mại trở thành ngành ngày càng tạo ra nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Tập trung phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế danh thắng Quốc gia hồ Thác Bà, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ..., quyết tâm đưa Yên Bình phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, sớm trở thành huyện nông thôn mới, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của tỉnh; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.