CTTĐT - Trong Cách mạng Tháng Tám, Yên Bình có phong trào Việt Minh hình thành sớm, phát triển nhanh, mạnh, là một trong những địa phương đi đầu của phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng đã trở thành sức mạnh nội sinh để Yên Bình vươn lên mạnh mẽ qua các thăng trầm lịch sử dân tộc
Yên Bình là vùng đất cổ nằm ven sông Chảy, xa xưa là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu được thiên nhiên ưu đãi, cùng với bàn tay lao động sáng tạo của bao thế hệ cư dân đã xây đắp nên một miền quê trù phú, sầm uất, giao thương nhộn nhịp, phồn thịnh. Nơi đây là vùng đất sinh sống của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan… gắn bó với nhau từ lâu đời, xây dựng nên truyền thống đoàn kết làng xã, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, có nền văn hóa lâu đời, luôn vươn lên trong lao động sản xuất và anh hùng, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đã hun đúc nên chí khí chống giặc ngoại xâm của vùng đất Yên Bình được ghi tạc vào lịch sử Yên Bái và vùng Tây Bắc từ thế kỷ XV; với hệ thống thành Bầu Đại Đồng sừng sững kiên cố đã khẳng định trí tuệ, tài năng và tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Gia Quốc công Vũ Công Mật và nhân dân Yên Bình xưa; truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng đã trở thành sức mạnh nội sinh để Yên Bình vươn lên mạnh mẽ qua các thăng trầm lịch sử dân tộc.
Trong Cách mạng Tháng Tám, Yên Bình có phong trào Việt Minh hình thành sớm, phát triển nhanh, mạnh, là một trong những địa phương đi đầu của phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ những ngày đầu mới thành lập, chính quyền non trẻ của huyện đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm đứng lên bảo vệ chính quyền và chuẩn bị lực lượng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước sự lớn mạnh không ngừng của phong trào cách mạng ở huyện, ngày 20/6/1947, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Ban Đảng vụ Yên Bình (tức Huyện ủy Yên Bình), chỉ định Ban cán sự gồm 05 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Xuân Phụng làm Bí thư; mở ra dấu mốc lịch sử vẻ vang về ngày thành lập Đảng bộ huyện và là bước ngoặt quan trọng cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện. Từ đây, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ huyện, lớp lớp những người con trung kiên của quê hương đã hiến dâng trọn đời mình cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần làm nên Cách mạng tháng Tám thành công, đập tan xiềng gông nô lệ của Thực dân Pháp, phát xít Nhật thống trị hơn nửa thế kỷ, chấm dứt chế độ phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách của nạn "giặc đói", "giặc dốt" và giặc ngoại xâm, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình đã tăng gia sản xuất, củng cố lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc chính quyền non trẻ cũng như vùng an toàn khu, nơi đóng quân của nhiều cơ quan Trung ương như: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Trường quân chính Trung ương, Khu hậu cần, Khu thí nghiệm vũ khí,…, trừng trị bọn Việt gian phản động, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu đánh tan các cuộc hành quân, càn quét của địch, bảo vệ vững chắc sườn phía Tây của căn cứ địa Việt Bắc, tạo dựng địa bàn hậu phương vững chắc cho chiến lược quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên thắng lợi của Chiến dịch Thu Đông (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), nhất Chiến dịch Tây Bắc (1952) đã đập tan phân khu Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn Yên Bái, cùng cả nước tiến tới đỉnh cao chói lọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Miền Bắc hoàn toàn độc lập, quân và dân Yên Bình lại bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, một lần nữa, Đảng bộ và nhân dân Yên Bình lại cùng nhau đoàn kết, thống nhất, nắm tay lập nên kỳ tích của cuộc “Đại chuyển dân” năm 1961 để xây dựng thủy điện Thác Bà, công trình trọng điểm tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng cho chủ nghĩa xã hội.
Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - Ảnh tư liệu
Sau 2 năm triển khai mạnh mẽ (1962 - 1964), toàn huyện đã vận động được hơn 1.400 hộ dân tự giác di dời nhà cửa, mồ mả ông bà về nơi ở mới để khởi công xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà là một trong những trọng điểm đánh phá của địch, do đó công tác chuyển dân ra khỏi vùng lòng hồ còn kéo dài đến năm 1968. Kết thúc toàn đợt, huyện Yên Bình đã chuyển gần 2 vạn dân của 37/39 xã đến vùng quê mới, trong đó có 20 xã chuyển đi xây dựng quê hương mới tại các xã Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên (tỉnh Yên Bái); xã Thanh Hóa, Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); xã Hàm Yên, Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang); 17 xã chuyển lên các khu vực lân cận của huyện Yên Bình. Hơn 3.000 ha ruộng nước được ví là “bờ xôi, ruộng mật” và nhiều công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc bị chìm sâu dưới lòng hồ. Thành công của cuộc vận động chuyển dân phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình trong thời kỳ cách mạng đầy gian khó ấy. Sự kiện này đã trở thành biểu tượng của ý chí anh hùng cách mạng, đức hy sinh và khát vọng vươn lên mạnh mẽ; là nguồn cổ vũ, động viên to lớn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình tiếp tục đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam; hàng nghìn thanh niên Yên Bình đã xung phong tòng quân, lên đường đánh giặc, anh dũng hy sinh ở tuổi đôi mươi vì độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thu non sông về một dải.
Bước vào giai đoạn xây dựng, kiến thiết đất nước, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, đoàn kết một lòng, tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng, huy động mọi nguồn lực phục vụ xây dựng và phát triển quê hương. Đến nay, sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ huyện, với ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ, kế thừa những thành quả đạt được, Yên Bình đã năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, vượt lên mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tạo nên diện mạo, sức sống, hình ảnh mới cho quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp.
Kinh tế tăng trưởng khá theo hướng bền vững, gắn với bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực, toàn huyện đã có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu năm 2023 huyện đạt huyện nông thôn mới, hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 4%, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 8,1%. Tốc độ tăng thu ngân sách khá cao, bình quân khoảng trên 24%/năm và luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ, là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phát triển GTNT. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, phản ánh bằng niềm tin và sự quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đến với huyện. Chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ nét, xây dựng và phát huy khá hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái, con người Yên Bình "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập". Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng được nâng lên. Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả hơn; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân. Liên tục từ năm 2019 đến nay, Yên Bình luôn được Tỉnh ủy đánh giá, khen thưởng là một trong các địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Từ một chi bộ ban đầu với chỉ vài đảng viên, nay, Đảng bộ huyện Yên Bình đã có 44 tổ chức cơ sở đảng, 307 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với trên 6.700 đảng viên, cùng với toàn tỉnh, nhân dân các dân tộc Yên Bình đã bước sang một trang sử mới, ngày càng “thay da đổi thịt”, từ trung tâm huyện lỵ đến những bản làng xa xôi, từ vùng thấp hay miền núi, nơi đâu cũng in đậm dấu ấn của sự đổi mới, khang trang, tươi đẹp của một vùng đất anh hùng.
Ghi nhận công lao và những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống kẻ thù xâm lược cũng như trong sự nghiệp đổi mới của quân và dân Yên Bình, Đảng, Nhà nước đã phong tặng cho huyện Yên Bình danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, Huân chương độc lập hạng Hai; 34 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”; 02 tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; 01 tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”; hàng trăm tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao quý khác.
Phát huy truyền thống tốt đẹp hơn 76 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình quyết tâm đưa Yên Bình phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, sớm trở thành huyện nông thôn mới, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của tỉnh; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
2400 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong Cách mạng Tháng Tám, Yên Bình có phong trào Việt Minh hình thành sớm, phát triển nhanh, mạnh, là một trong những địa phương đi đầu của phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.Yên Bình là vùng đất cổ nằm ven sông Chảy, xa xưa là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu được thiên nhiên ưu đãi, cùng với bàn tay lao động sáng tạo của bao thế hệ cư dân đã xây đắp nên một miền quê trù phú, sầm uất, giao thương nhộn nhịp, phồn thịnh. Nơi đây là vùng đất sinh sống của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan… gắn bó với nhau từ lâu đời, xây dựng nên truyền thống đoàn kết làng xã, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, có nền văn hóa lâu đời, luôn vươn lên trong lao động sản xuất và anh hùng, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đã hun đúc nên chí khí chống giặc ngoại xâm của vùng đất Yên Bình được ghi tạc vào lịch sử Yên Bái và vùng Tây Bắc từ thế kỷ XV; với hệ thống thành Bầu Đại Đồng sừng sững kiên cố đã khẳng định trí tuệ, tài năng và tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của Gia Quốc công Vũ Công Mật và nhân dân Yên Bình xưa; truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng đã trở thành sức mạnh nội sinh để Yên Bình vươn lên mạnh mẽ qua các thăng trầm lịch sử dân tộc.
Trong Cách mạng Tháng Tám, Yên Bình có phong trào Việt Minh hình thành sớm, phát triển nhanh, mạnh, là một trong những địa phương đi đầu của phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ những ngày đầu mới thành lập, chính quyền non trẻ của huyện đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm đứng lên bảo vệ chính quyền và chuẩn bị lực lượng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước sự lớn mạnh không ngừng của phong trào cách mạng ở huyện, ngày 20/6/1947, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Ban Đảng vụ Yên Bình (tức Huyện ủy Yên Bình), chỉ định Ban cán sự gồm 05 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Xuân Phụng làm Bí thư; mở ra dấu mốc lịch sử vẻ vang về ngày thành lập Đảng bộ huyện và là bước ngoặt quan trọng cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện. Từ đây, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ huyện, lớp lớp những người con trung kiên của quê hương đã hiến dâng trọn đời mình cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần làm nên Cách mạng tháng Tám thành công, đập tan xiềng gông nô lệ của Thực dân Pháp, phát xít Nhật thống trị hơn nửa thế kỷ, chấm dứt chế độ phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách của nạn "giặc đói", "giặc dốt" và giặc ngoại xâm, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình đã tăng gia sản xuất, củng cố lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc chính quyền non trẻ cũng như vùng an toàn khu, nơi đóng quân của nhiều cơ quan Trung ương như: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Trường quân chính Trung ương, Khu hậu cần, Khu thí nghiệm vũ khí,…, trừng trị bọn Việt gian phản động, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu đánh tan các cuộc hành quân, càn quét của địch, bảo vệ vững chắc sườn phía Tây của căn cứ địa Việt Bắc, tạo dựng địa bàn hậu phương vững chắc cho chiến lược quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên thắng lợi của Chiến dịch Thu Đông (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), nhất Chiến dịch Tây Bắc (1952) đã đập tan phân khu Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn Yên Bái, cùng cả nước tiến tới đỉnh cao chói lọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Miền Bắc hoàn toàn độc lập, quân và dân Yên Bình lại bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, một lần nữa, Đảng bộ và nhân dân Yên Bình lại cùng nhau đoàn kết, thống nhất, nắm tay lập nên kỳ tích của cuộc “Đại chuyển dân” năm 1961 để xây dựng thủy điện Thác Bà, công trình trọng điểm tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng cho chủ nghĩa xã hội.
Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - Ảnh tư liệu
Sau 2 năm triển khai mạnh mẽ (1962 - 1964), toàn huyện đã vận động được hơn 1.400 hộ dân tự giác di dời nhà cửa, mồ mả ông bà về nơi ở mới để khởi công xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà là một trong những trọng điểm đánh phá của địch, do đó công tác chuyển dân ra khỏi vùng lòng hồ còn kéo dài đến năm 1968. Kết thúc toàn đợt, huyện Yên Bình đã chuyển gần 2 vạn dân của 37/39 xã đến vùng quê mới, trong đó có 20 xã chuyển đi xây dựng quê hương mới tại các xã Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên (tỉnh Yên Bái); xã Thanh Hóa, Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); xã Hàm Yên, Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang); 17 xã chuyển lên các khu vực lân cận của huyện Yên Bình. Hơn 3.000 ha ruộng nước được ví là “bờ xôi, ruộng mật” và nhiều công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc bị chìm sâu dưới lòng hồ. Thành công của cuộc vận động chuyển dân phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình trong thời kỳ cách mạng đầy gian khó ấy. Sự kiện này đã trở thành biểu tượng của ý chí anh hùng cách mạng, đức hy sinh và khát vọng vươn lên mạnh mẽ; là nguồn cổ vũ, động viên to lớn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình tiếp tục đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam; hàng nghìn thanh niên Yên Bình đã xung phong tòng quân, lên đường đánh giặc, anh dũng hy sinh ở tuổi đôi mươi vì độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thu non sông về một dải.
Bước vào giai đoạn xây dựng, kiến thiết đất nước, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, đoàn kết một lòng, tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng, huy động mọi nguồn lực phục vụ xây dựng và phát triển quê hương. Đến nay, sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXIII Đảng bộ huyện, với ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ, kế thừa những thành quả đạt được, Yên Bình đã năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, vượt lên mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tạo nên diện mạo, sức sống, hình ảnh mới cho quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp.
Kinh tế tăng trưởng khá theo hướng bền vững, gắn với bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực, toàn huyện đã có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu năm 2023 huyện đạt huyện nông thôn mới, hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 4%, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 8,1%. Tốc độ tăng thu ngân sách khá cao, bình quân khoảng trên 24%/năm và luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ, là một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phát triển GTNT. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, phản ánh bằng niềm tin và sự quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đến với huyện. Chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ nét, xây dựng và phát huy khá hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái, con người Yên Bình "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập". Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng được nâng lên. Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả hơn; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân. Liên tục từ năm 2019 đến nay, Yên Bình luôn được Tỉnh ủy đánh giá, khen thưởng là một trong các địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Từ một chi bộ ban đầu với chỉ vài đảng viên, nay, Đảng bộ huyện Yên Bình đã có 44 tổ chức cơ sở đảng, 307 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với trên 6.700 đảng viên, cùng với toàn tỉnh, nhân dân các dân tộc Yên Bình đã bước sang một trang sử mới, ngày càng “thay da đổi thịt”, từ trung tâm huyện lỵ đến những bản làng xa xôi, từ vùng thấp hay miền núi, nơi đâu cũng in đậm dấu ấn của sự đổi mới, khang trang, tươi đẹp của một vùng đất anh hùng.
Ghi nhận công lao và những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống kẻ thù xâm lược cũng như trong sự nghiệp đổi mới của quân và dân Yên Bình, Đảng, Nhà nước đã phong tặng cho huyện Yên Bình danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, Huân chương độc lập hạng Hai; 34 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”; 02 tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; 01 tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”; hàng trăm tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao quý khác.
Phát huy truyền thống tốt đẹp hơn 76 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình quyết tâm đưa Yên Bình phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, sớm trở thành huyện nông thôn mới, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của tỉnh; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.