Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, nghiên cứu, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2022 và tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 được giao để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2022 và tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 được giao để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 335/TB-VPCP ngày 18/8/2023 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại các Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với các địa phương thuộc 04 Vùng: Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và cho ý kiến đối với nội dung bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng nghiên cứu Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ; 02 Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023 và số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư và Văn bản hướng dẫn mới ban hành của các Bộ, cơ quan Trung ương để triển khai thực hiện ngay tại các cấp, các ngành; kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý điều hành ở địa phương theo thẩm quyền bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn, khách quan, minh bạch và phù hợp điều kiện đặc thù của từng vùng miền; tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống và sinh kế của người dân
Cấp ủy, chính quyền các cấp của các địa phương cần đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu và huy động trí tuệ tập thể trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống và sinh kế của người dân; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp cơ sở và công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; nghiên cứu, thành lập Tổ công tác cấp tỉnh để chủ động rà soát, nghiên cứu, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2022 và tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 được giao để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan chủ dự án thành phần để thông báo mức vốn sự nghiệp năm 2024 và 2025 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ; hoàn thành trong tháng 8 năm 2023.
Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc tiếp tục rà soát, chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan để phát hiện các khó khăn, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án xử lý với cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương theo thẩm quyền và Quy chế làm việc.
Các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan chủ dự án thành phần nghiên cứu, xây dựng Sổ tay/cẩm nang thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để gửi cho các cơ quan chủ quản chương trình, trong đó hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản, quy trình, thủ tục, nội dung, mức chi và bộ hồ sơ Mẫu cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành trong tháng 9 năm 2023 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến Luật Lâm nghiệp và hệ thống văn bản dưới Luật, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Tiếp tục rà soát, tổng hợp, đề xuất xử lý kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Chuẩn bị kỹ Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường phối hợp với Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội để đề xuất, hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội phê duyệt các giải pháp, cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các Luật, Nghị quyết của Quốc hội trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, trong đó lưu ý kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến cơ chế giao kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế phê duyệt các dự án đầu tư thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế sử dụng vốn ngân sách nhà nước ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện một số nội dung thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ chủ trì liên kết, cộng đồng dân cư thực hiện các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tiếp tục rà soát, tổng hợp, đề xuất phương án xử lý kiến nghị của các địa phương liên quan đến các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 25 tháng 8 năm 2023; trong đó lưu ý kiến nghị của một số địa phương về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp chung, định kỳ hằng tháng báo cáo về việc thực hiện các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và các nhiệm vụ được giao tại Thông báo này./.
2678 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, nghiên cứu, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2022 và tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 được giao để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 335/TB-VPCP ngày 18/8/2023 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại các Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với các địa phương thuộc 04 Vùng: Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và cho ý kiến đối với nội dung bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng nghiên cứu Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ; 02 Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023 và số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư và Văn bản hướng dẫn mới ban hành của các Bộ, cơ quan Trung ương để triển khai thực hiện ngay tại các cấp, các ngành; kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý điều hành ở địa phương theo thẩm quyền bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn, khách quan, minh bạch và phù hợp điều kiện đặc thù của từng vùng miền; tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống và sinh kế của người dân
Cấp ủy, chính quyền các cấp của các địa phương cần đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu và huy động trí tuệ tập thể trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống và sinh kế của người dân; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp cơ sở và công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; nghiên cứu, thành lập Tổ công tác cấp tỉnh để chủ động rà soát, nghiên cứu, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch năm 2022 và tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 được giao để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan chủ dự án thành phần để thông báo mức vốn sự nghiệp năm 2024 và 2025 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ; hoàn thành trong tháng 8 năm 2023.
Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc tiếp tục rà soát, chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan để phát hiện các khó khăn, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án xử lý với cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương theo thẩm quyền và Quy chế làm việc.
Các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan chủ dự án thành phần nghiên cứu, xây dựng Sổ tay/cẩm nang thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để gửi cho các cơ quan chủ quản chương trình, trong đó hướng dẫn chi tiết, tích hợp cụ thể các văn bản, quy trình, thủ tục, nội dung, mức chi và bộ hồ sơ Mẫu cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành trong tháng 9 năm 2023 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến Luật Lâm nghiệp và hệ thống văn bản dưới Luật, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Tiếp tục rà soát, tổng hợp, đề xuất xử lý kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Chuẩn bị kỹ Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường phối hợp với Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội để đề xuất, hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội phê duyệt các giải pháp, cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các Luật, Nghị quyết của Quốc hội trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, trong đó lưu ý kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến cơ chế giao kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế phê duyệt các dự án đầu tư thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế sử dụng vốn ngân sách nhà nước ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện một số nội dung thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ chủ trì liên kết, cộng đồng dân cư thực hiện các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tiếp tục rà soát, tổng hợp, đề xuất phương án xử lý kiến nghị của các địa phương liên quan đến các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 25 tháng 8 năm 2023; trong đó lưu ý kiến nghị của một số địa phương về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp chung, định kỳ hằng tháng báo cáo về việc thực hiện các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và các nhiệm vụ được giao tại Thông báo này./.