CTTĐT - Ngày 24/8, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Quang cảnh hội nghị.
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái. Giá trị sản xuất công nghiệp khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Hằng năm, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thời gian qua, nền kinh tế của nước ta, trong đó có tỉnh Yên Bái đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu. Nhiều thị trường xuất, nhập khẩu lớn là đối tác của Việt Nam chịu tác động mạnh trong khi các quy định pháp luật chưa đồng bộ, một số cơ chế chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh Yên Bái.
Nhiều doanh nghiệp, HTX cho rằng hiện nay còn rất nhiều khó khăn về tiếp cận nguồn vốn
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Một số đề án trong chương trình khuyến công cần phải điều chỉnh để đảm bảo tiến độ hoàn thành, việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa phát huy tối đa được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chính sách khuyến công được triển khai nhiều năm tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ cơ chế, chính sách khuyến công, còn ngại tham gia do liên quan đến thủ tục hành chính. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn; thiếu vùng nguyên liệu quế đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; nguồn lao động không ổn định; thị trường bấp bênh, một số doanh nghiệp có công nghệ chưa đạt để xuất khẩu cũng là những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.
Lãnh đạo các sở, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp
Lãnh đạo các Sở, ngành liên quan đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội nghị. Đồng thời giải đáp một số vướng mắc thuộc các lĩnh vực về đất đai; về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh; việc phát triển vùng nguyên liệu quế; thông tin về các quy hoạch sử dụng đất.
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh, thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, nắm tình hình các doanh nghiệp; phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với đó tập trung phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống; tiếp tục xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chí của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành có hiệu quả các website quảng bá sản phẩm, thương hiệu, ngành hàng.
5960 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 24/8, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái. Giá trị sản xuất công nghiệp khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Hằng năm, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, thời gian qua, nền kinh tế của nước ta, trong đó có tỉnh Yên Bái đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu. Nhiều thị trường xuất, nhập khẩu lớn là đối tác của Việt Nam chịu tác động mạnh trong khi các quy định pháp luật chưa đồng bộ, một số cơ chế chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh Yên Bái.
Nhiều doanh nghiệp, HTX cho rằng hiện nay còn rất nhiều khó khăn về tiếp cận nguồn vốn
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Một số đề án trong chương trình khuyến công cần phải điều chỉnh để đảm bảo tiến độ hoàn thành, việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa phát huy tối đa được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chính sách khuyến công được triển khai nhiều năm tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ cơ chế, chính sách khuyến công, còn ngại tham gia do liên quan đến thủ tục hành chính. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn; thiếu vùng nguyên liệu quế đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; nguồn lao động không ổn định; thị trường bấp bênh, một số doanh nghiệp có công nghệ chưa đạt để xuất khẩu cũng là những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.
Lãnh đạo các sở, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp
Lãnh đạo các Sở, ngành liên quan đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội nghị. Đồng thời giải đáp một số vướng mắc thuộc các lĩnh vực về đất đai; về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh; việc phát triển vùng nguyên liệu quế; thông tin về các quy hoạch sử dụng đất.
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh, thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tiếp tục rà soát, nắm tình hình các doanh nghiệp; phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với đó tập trung phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống; tiếp tục xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chí của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành có hiệu quả các website quảng bá sản phẩm, thương hiệu, ngành hàng.