CTTĐT - Đánh vào tâm lý hoang mang của những người vừa bị lừa đảo qua mạng, kẻ xấu đã cung cấp dịch vụ lấy lại tiền bị lừa để tiếp tục chiếm đoạt tài sản nạn nhân.
Ảnh minh hoạ.
Hiện nay, ngoài các hình thức, thủ đoạn lừa đảo đã được cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông cảnh báo, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa để tiếp tục chiếm đoạt tài sản nạn nhân.
Sau khi nạn nhân bị lừa đảo thông qua việc nạp tiền vào ứng dụng (app) bằng các hình thức như đầu tư tài chính (chứng khoán, tiền ảo, đa cấp…); thực hiện nhiệm vụ xem video, mua đơn hàng ảo, đánh giá doanh nghiệp để lấy phần thưởng… thường có tâm lý hoang mang, lo sợ, ngại trình báo cơ quan chức năng, không muốn người thân trong gia đình biết, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc... Lợi dụng vấn đề tâm lý này, các đối tượng "thừa nước đục thả câu", thông qua mạng xã hội đóng vai luật sư, nhân viên ngân hàng, kỹ sư công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa nhưng thực chất là để đưa nạn nhân "vào tròng" thêm một lần nữa.
Thông qua việc chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội hoặc nạn nhân có nhu cầu lấy lại tiền bị lừa, các đối tượng đã liên hệ, trao đổi, thuyết phục nạn nhân, đồng thời đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, app đã tham gia, số tiền bị treo trên hệ thống, bị lừa… để hỗ trợ lấy lại tiền. Các đối tượng tạo lòng tin bằng việc cung cấp những thông tin, hình ảnh liên quan để nạn nhân tin tưởng rằng có thể lấy lại được tiền cho mình, đồng thời đối tượng đề nghị nạn nhân cần thực hiện yêu cầu (phải trả phí) để được giải ngân, nhận tiền đã bị lừa. Khi nạn nhân thực hiện chuyển tiền sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt hoặc đối tượng tiếp tục đề nghị thực hiện các yêu cầu khác để nạn nhân chuyển tiền để chiếm đoạt.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Yên Bái khuyến cáo:
1. Luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh.
2. Kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến người nhận tiền và số tài khoản trước khi thực hiện giao dịch. So sánh thông tin với nguồn chính thức thông quan ngân hành chủ quản để đảm bảo chính xác.
3. Trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến hình thức lừa đảo nêu trên.
(Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Yên Bái)
3686 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đánh vào tâm lý hoang mang của những người vừa bị lừa đảo qua mạng, kẻ xấu đã cung cấp dịch vụ lấy lại tiền bị lừa để tiếp tục chiếm đoạt tài sản nạn nhân.Hiện nay, ngoài các hình thức, thủ đoạn lừa đảo đã được cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông cảnh báo, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa để tiếp tục chiếm đoạt tài sản nạn nhân.
Sau khi nạn nhân bị lừa đảo thông qua việc nạp tiền vào ứng dụng (app) bằng các hình thức như đầu tư tài chính (chứng khoán, tiền ảo, đa cấp…); thực hiện nhiệm vụ xem video, mua đơn hàng ảo, đánh giá doanh nghiệp để lấy phần thưởng… thường có tâm lý hoang mang, lo sợ, ngại trình báo cơ quan chức năng, không muốn người thân trong gia đình biết, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc... Lợi dụng vấn đề tâm lý này, các đối tượng "thừa nước đục thả câu", thông qua mạng xã hội đóng vai luật sư, nhân viên ngân hàng, kỹ sư công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa nhưng thực chất là để đưa nạn nhân "vào tròng" thêm một lần nữa.
Thông qua việc chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội hoặc nạn nhân có nhu cầu lấy lại tiền bị lừa, các đối tượng đã liên hệ, trao đổi, thuyết phục nạn nhân, đồng thời đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, app đã tham gia, số tiền bị treo trên hệ thống, bị lừa… để hỗ trợ lấy lại tiền. Các đối tượng tạo lòng tin bằng việc cung cấp những thông tin, hình ảnh liên quan để nạn nhân tin tưởng rằng có thể lấy lại được tiền cho mình, đồng thời đối tượng đề nghị nạn nhân cần thực hiện yêu cầu (phải trả phí) để được giải ngân, nhận tiền đã bị lừa. Khi nạn nhân thực hiện chuyển tiền sẽ bị các đối tượng chiếm đoạt hoặc đối tượng tiếp tục đề nghị thực hiện các yêu cầu khác để nạn nhân chuyển tiền để chiếm đoạt.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Yên Bái khuyến cáo:
1. Luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh.
2. Kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến người nhận tiền và số tài khoản trước khi thực hiện giao dịch. So sánh thông tin với nguồn chính thức thông quan ngân hành chủ quản để đảm bảo chính xác.
3. Trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến hình thức lừa đảo nêu trên.
(Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Yên Bái)