CTTĐT - Chiều 30/8, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh dự Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu các địa phương trong cả nước.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch UBQG về Chuyển đổi số: kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo cách xác định tại Quyết định số 411 của TTCP ngày 31/3/2022 về Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kinh tế số được chia làm 3 nội dung: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận và bàn các giải pháp nhằm phát triển kinh tế số là nền kinh tế với đầu vào quan trọng là dữ liệu và công nghệ. Cùng với đó, phiên họp đã thảo luận về không gian phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực được coi là mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, đó là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Nông nghiệp; Logistics và Dệt may; cách tiếp cận mới để quản lý, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tại tỉnh Yên Bái, việc phát triển kinh tế số tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Để có được những kết quả này, ngoài việc triển khai mạnh các giải pháp như thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp; phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung một số nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, triển khai mạnh mẽ các mô hình phát triển kinh tế số như: Mô hình chuyển đổi số phát triển du lịch tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình; Mô hình phát triển kinh tế số, xã hội số cấp xã gắn với sản phẩm, giá trị văn hóa, điều kiện thiên nhiên đặc thù tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn; Mô hình hỗ trợ các doanh nghiệp/HTX có sản phẩm chủ lực theo vùng, miền chuyển đổi số nhằm nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm: Chè Shan tuyết Suối Giàng; sản phẩm từ quế huyện Văn Yên; cá tầm tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên; quả bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình; du lịch Hồ Thác Bà tại huyện Yên Bình; Hỗ trợ các doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ gia đình làm du lịch ứng dụng công nghệ số nhằm thu hút du khách.
Chủ động xây dựng cách tính, có sự tính toán chi tiết số liệu về kinh tế số trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp…
Với thông điệp “Kinh tế số là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng bền vững”, Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú huých góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam nói chung, thúc đẩy phát triển nền tảng số và chuyển đổi số doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực trong những tháng cuối năm 2023 nói riêng.
2742 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 30/8, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh dự Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu các địa phương trong cả nước. Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch UBQG về Chuyển đổi số: kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo cách xác định tại Quyết định số 411 của TTCP ngày 31/3/2022 về Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kinh tế số được chia làm 3 nội dung: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận và bàn các giải pháp nhằm phát triển kinh tế số là nền kinh tế với đầu vào quan trọng là dữ liệu và công nghệ. Cùng với đó, phiên họp đã thảo luận về không gian phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực được coi là mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, đó là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Nông nghiệp; Logistics và Dệt may; cách tiếp cận mới để quản lý, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tại tỉnh Yên Bái, việc phát triển kinh tế số tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Để có được những kết quả này, ngoài việc triển khai mạnh các giải pháp như thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp; phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung một số nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, triển khai mạnh mẽ các mô hình phát triển kinh tế số như: Mô hình chuyển đổi số phát triển du lịch tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình; Mô hình phát triển kinh tế số, xã hội số cấp xã gắn với sản phẩm, giá trị văn hóa, điều kiện thiên nhiên đặc thù tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn; Mô hình hỗ trợ các doanh nghiệp/HTX có sản phẩm chủ lực theo vùng, miền chuyển đổi số nhằm nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm: Chè Shan tuyết Suối Giàng; sản phẩm từ quế huyện Văn Yên; cá tầm tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên; quả bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình; du lịch Hồ Thác Bà tại huyện Yên Bình; Hỗ trợ các doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ gia đình làm du lịch ứng dụng công nghệ số nhằm thu hút du khách.
Chủ động xây dựng cách tính, có sự tính toán chi tiết số liệu về kinh tế số trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp…
Với thông điệp “Kinh tế số là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng bền vững”, Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú huých góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam nói chung, thúc đẩy phát triển nền tảng số và chuyển đổi số doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực trong những tháng cuối năm 2023 nói riêng.