CTTĐT - Năm học 2023 - 2024 đã bắt đầu. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện chào đón năm học mới.
Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải trong ngày tựu trường chuẩn bị cho năm học mới
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 của UBND tỉnh, ngày khai giảng được tổ chức vào ngày 5/9. Về tổ chức tựu trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc lịch tựu trường quy định tại Quyết định số 1398 của UBND tỉnh. Đến ngày 30/8/2023, 100% cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh tựu trường, 100% lớp 1 trên toàn tỉnh được tổ chức các hoạt động giáo dục tiền lớp 1.
Về công tác tuyển sinh, huy động học sinh, tính đến 30/8/2023, các cơ sở giáo dục huy động đối với cấp mầm non đạt 98,2% so với kế hoạch giao (trẻ nhà trẻ đạt 94,6%, trẻ mẫu giáo đạt 98,9%); Tuyển sinh vào lớp 1 đạt 99,5% so với kế hoạch giao; Tuyển sinh vào lớp 6 đạt 98,3% so với kế hoạch giao; Tuyển sinh vào lớp 10 đạt 98,6% so với kế hoạch giao.
Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2023, toàn tỉnh có 442 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, 6.993 lớp, 228.615 học sinh. Đến thời điểm này, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón học sinh đến trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Hoàn thành việc sửa chữa trường, lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng kế hoạch sử dụng các phòng học bộ môn, phòng chức năng theo hình thức liên trường, liên cấp học, đối với các tiết học thực hành đảm bảo thuận lợi, hiệu quả trong tổ chức dạy học. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học đối với từng tiết học đảm bảo sử dụng tối đa các thiết bị dạy học đã được trang bị.
Về cơ sở vật chất, các trường cơ bản đảm bảo phòng học phục vụ giảng dạy và học tập; thực hiện chương trình GDPT 2018, các trường có cấp Tiểu học đã có phương án sử dụng phòng học đảm bảo học 2 buổi/ngày.
Số phòng được cải tạo, sửa chữa là 146 phòng học, 06 phòng bộ môn, 04 thư viện, 04 nhà vệ sinh; Số phòng xây dựng mới là 287 phòng học, 194 phòng học bộ môn, 15 thư viện, 103 nhà vệ sinh. Trong hè, các huyện thị xã, thành phố đã đưa vào sử dụng mới 148 phòng học, 101 phòng học bộ môn. Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai mua sắm thiết bị với kinh phí được giao 10,734 tỷ đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo đang rà soát nhu cầu đầu tư thiết bị của các đơn vị để mua sắm từ nguồn kinh phí của Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, hiện tại, đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập toàn tỉnh hiện có 13.210 người; trong đó có 11.050 giáo viên; tỷ lệ giáo viên hiện có so với định mức năm học 2023 -2024 đạt 84,2%. Toàn tỉnh hiện thiếu 2.079 giáo viên (mầm non thiếu 640, tiểu học thiếu 609, trung học cơ sở thiếu 632, trung học phổ thông thiếu 198 người). Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải có tỷ lệ giáo viên thấp nhất tỉnh, trong đó, tỷ lệ giáo viên của huyện Trạm Tấu đạt 75,5%, huyện Mù Cang Chải đạt 75,6%. Toàn tỉnh thiếu 270 giáo viên Tiếng Anh ở các cấp học.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo giáo viên thực hiện chương trình theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý, hiệu quả, đảm bảo dạy đủ môn, dạy đủ chương trình, nhất là đối với môn Tin học và môn Tiếng Anh. Cụ thể, Sở đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện biệt phái 15 giáo viên môn Tiếng Anh từ khu vực vùng thuận lợi lên hỗ trợ cho huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; các huyện, thị xã, thành phố thực hiện biệt phái, bố trí dạy liên trường, liên cấp đối với trên 300 lượt giáo viên. Ngoài ra, đã tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp (Tin học và Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) để đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ theo chương trình.
Cũng trong tháng 8 vừa qua, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai. Trong đó, chú trọng công tác tập huấn cho đội ngũ nhà giáo trực tiếp đứng lớp đối với các khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Về công tác chuẩn bị, cung ứng Sách giáo khoa, các đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh đã đa dạng hóa các hình thức phát hành Sách giáo khoa đến các cơ sở giáo dục, hiệu sách, nhà sách trên địa bàn,... để học sinh, giáo viên thuận lợi tiếp cận, mua sách giáo khoa kịp thời cho năm học mới. Đến nay, cơ bản các đơn vị đã gửi đăng ký nhu cầu với đơn vị cung ứng, đảm bảo việc cung ứng Sách giáo khoa xong trước ngày 15/8/2023.
Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ công tác chuẩn bị cho năm học mới của tỉnh đã hoàn thành và sẵn sàng cho năm học mới với khí thế mới, quyết tâm mới, thắng lợi mới.
1857 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm học 2023 - 2024 đã bắt đầu. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện chào đón năm học mới.Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 của UBND tỉnh, ngày khai giảng được tổ chức vào ngày 5/9. Về tổ chức tựu trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc lịch tựu trường quy định tại Quyết định số 1398 của UBND tỉnh. Đến ngày 30/8/2023, 100% cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh tựu trường, 100% lớp 1 trên toàn tỉnh được tổ chức các hoạt động giáo dục tiền lớp 1.
Về công tác tuyển sinh, huy động học sinh, tính đến 30/8/2023, các cơ sở giáo dục huy động đối với cấp mầm non đạt 98,2% so với kế hoạch giao (trẻ nhà trẻ đạt 94,6%, trẻ mẫu giáo đạt 98,9%); Tuyển sinh vào lớp 1 đạt 99,5% so với kế hoạch giao; Tuyển sinh vào lớp 6 đạt 98,3% so với kế hoạch giao; Tuyển sinh vào lớp 10 đạt 98,6% so với kế hoạch giao.
Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2023, toàn tỉnh có 442 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, 6.993 lớp, 228.615 học sinh. Đến thời điểm này, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón học sinh đến trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Hoàn thành việc sửa chữa trường, lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng kế hoạch sử dụng các phòng học bộ môn, phòng chức năng theo hình thức liên trường, liên cấp học, đối với các tiết học thực hành đảm bảo thuận lợi, hiệu quả trong tổ chức dạy học. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học đối với từng tiết học đảm bảo sử dụng tối đa các thiết bị dạy học đã được trang bị.
Về cơ sở vật chất, các trường cơ bản đảm bảo phòng học phục vụ giảng dạy và học tập; thực hiện chương trình GDPT 2018, các trường có cấp Tiểu học đã có phương án sử dụng phòng học đảm bảo học 2 buổi/ngày.
Số phòng được cải tạo, sửa chữa là 146 phòng học, 06 phòng bộ môn, 04 thư viện, 04 nhà vệ sinh; Số phòng xây dựng mới là 287 phòng học, 194 phòng học bộ môn, 15 thư viện, 103 nhà vệ sinh. Trong hè, các huyện thị xã, thành phố đã đưa vào sử dụng mới 148 phòng học, 101 phòng học bộ môn. Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai mua sắm thiết bị với kinh phí được giao 10,734 tỷ đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo đang rà soát nhu cầu đầu tư thiết bị của các đơn vị để mua sắm từ nguồn kinh phí của Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên, hiện tại, đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập toàn tỉnh hiện có 13.210 người; trong đó có 11.050 giáo viên; tỷ lệ giáo viên hiện có so với định mức năm học 2023 -2024 đạt 84,2%. Toàn tỉnh hiện thiếu 2.079 giáo viên (mầm non thiếu 640, tiểu học thiếu 609, trung học cơ sở thiếu 632, trung học phổ thông thiếu 198 người). Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải có tỷ lệ giáo viên thấp nhất tỉnh, trong đó, tỷ lệ giáo viên của huyện Trạm Tấu đạt 75,5%, huyện Mù Cang Chải đạt 75,6%. Toàn tỉnh thiếu 270 giáo viên Tiếng Anh ở các cấp học.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo giáo viên thực hiện chương trình theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý, hiệu quả, đảm bảo dạy đủ môn, dạy đủ chương trình, nhất là đối với môn Tin học và môn Tiếng Anh. Cụ thể, Sở đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện biệt phái 15 giáo viên môn Tiếng Anh từ khu vực vùng thuận lợi lên hỗ trợ cho huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; các huyện, thị xã, thành phố thực hiện biệt phái, bố trí dạy liên trường, liên cấp đối với trên 300 lượt giáo viên. Ngoài ra, đã tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp (Tin học và Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) để đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ theo chương trình.
Cũng trong tháng 8 vừa qua, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai. Trong đó, chú trọng công tác tập huấn cho đội ngũ nhà giáo trực tiếp đứng lớp đối với các khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Về công tác chuẩn bị, cung ứng Sách giáo khoa, các đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh đã đa dạng hóa các hình thức phát hành Sách giáo khoa đến các cơ sở giáo dục, hiệu sách, nhà sách trên địa bàn,... để học sinh, giáo viên thuận lợi tiếp cận, mua sách giáo khoa kịp thời cho năm học mới. Đến nay, cơ bản các đơn vị đã gửi đăng ký nhu cầu với đơn vị cung ứng, đảm bảo việc cung ứng Sách giáo khoa xong trước ngày 15/8/2023.
Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ công tác chuẩn bị cho năm học mới của tỉnh đã hoàn thành và sẵn sàng cho năm học mới với khí thế mới, quyết tâm mới, thắng lợi mới.