CTTĐT - Sáng 8/9, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo “Yên Bái học tập và làm theo lời Bác” kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023). Hội thảo được kết nối đến các điểm cầu cấp huyện và 14 điểm cầu cấp xã của huyện Mù Cang Chải với tổng số 1.050 đại biểu.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo
Chủ trì Hội thảo có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Dự Hội thảo có Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Trưởng các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh; Trưởng Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn), Trưởng phòng công tác đảng và công tác chính trị các Đảng ủy trực thuộc, đại diện Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Thường trực các huyện, thị, thành ủy…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ôn lại những lời dạy của Bác, trân trọng tình cảm Bác đã dành cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Đồng thời khẳng định: Học tập và làm theo lời Bác là một quá trình xuyên suốt, đã được Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái thấm nhuần và thực hiện kể từ khi có Đảng, có Bác lãnh đạo, dẫn dắt, soi đường, chỉ lối.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu khai mạc Hội thảo
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong những năm đầu tái lập tỉnh, Yên Bái phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Kiên định thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ tỉnh đã bám sát và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương vươn lên trở thành một trong những tỉnh phát triển ổn định, bền vững, hài hòa trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Học tập và làm theo lời dạy của Bác, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của tỉnh; sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, cùng với tinh thần đoàn kết, năng động, chủ động, đổi mới, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực và khá toàn diện. Dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết, còn 1/19 chỉ tiêu cần nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu Nghị quyết. Đặc biệt, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều thuộc nhóm các tỉnh khá trong Vùng, có những chỉ tiêu thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu trong Vùng. Mục tiêu trở thành tỉnh khá của Vùng đang từng bước được hiện thực hóa.
Phấn khởi và trân trọng những thành quả to lớn đã đạt được, song đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cần thẳng thắn nhìn nhận Yên Bái vẫn còn là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn; quy mô kinh tế nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Để Yên Bái thực sự phát triển nhanh, bền vững như mong muốn của Bác Hồ kính yêu, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy mong muốn qua Hội thảo sẽ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phân tích, đánh giá sát thực, khách quan, toàn diện, đa chiều để làm sáng tỏ những thành tựu đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục học tập và làm theo lời dạy của Bác, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày nêu rõ: Hội thảo là diễn đàn để tiếp tục khẳng định giá trị lịch sử lời dạy của Bác. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà hiện nay. Hội thảo cũng góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp; phát huy truyền thống đoàn kết, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới. Ngoài ra, kết quả của Hội thảo sẽ là nguồn tài liệu xác thực, củng cố niềm tin chính trị và cung cấp luận cứ khoa học giúp cho tỉnh trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh nhà.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và quý vị đại biểu tập trung thảo luận làm rõ bối cảnh, nội dung, ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn của chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ tại tỉnh Yên Bái; làm sâu sắc ý nghĩa, đánh giá về những thành tích, kết quả trong việc thực hiện lời dạy của Bác qua thực tiễn 65 năm học tập và làm theo lời Bác tại tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở đó, tiếp tục rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp, nêu rõ đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới.
Sau phát biểu khai mạc và đề dẫn, đại biểu là các nhà nghiên cứu, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân đã tham luận tập trung phân tích, luận giải sâu sắc nội dung từng vấn đề theo chủ đề Hội thảo đặt ra.
Với trên 30 tham luận gửi về Hội thảo và 12 tham luận được trình bày trực tiếp tại Hội trường, đã góp phần luận giải, làm rõ, phân tích sâu sắc thêm về tình cảm, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về những giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Người đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái; những thành tựu tỉnh đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh; đồng thời, đề xuất nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục vận dụng thực hiện lời dạy của Bác để góp phần đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững trong chặng đường sắp tới.
Thông qua các tham luận “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua chuyến thăm và lời dạy của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái”, “Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958”, “65 năm, những dấu mốc quan trọng thực hiện lời dạy của Bác”, một lần nữa chúng ta cùng nhau ôn lại những lời dạy ân tình, sâu sắc của Bác; làm rõ thêm một số khía cạnh góp phần tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh dự, trách nhiệm của Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt lời Bác dạy trong giai đoạn hiện nay.
Chùm bài tham luận của các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phân tích sâu sắc, làm rõ nét hơn những kết quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể; đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Chùm bài tham luận của các huyện, thị, thành ủy trong tỉnh góp phần làm sinh động, minh chứng thực tiễn cho những thành tựu phát triển của tỉnh qua những chặng đường lịch sử thực hiện lời căn dặn của Người ở mỗi vùng, mỗi địa phương trong tỉnh.
Đặc biệt, Hội thảo còn nhận được những ý kiến đóng góp trong tham luận của các đại diện từ Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái; các cá nhân, tập thể điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được khen thưởng ở các cấp, làm rõ hơn những kinh nghiệm và giải pháp nhằm tiếp tục lan tỏa, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái phát triển giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo với nội dung “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua chuyến tham và lời dạy của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái”, Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy: Chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ tại Yên Bái tuy thời gian ngắn nhưng đầy ắp những kỷ niệm ân tình không thể nào quên đối với Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái. Các thế hệ cán bộ đảng viên và người dân Yên Bái sẽ lưu giữ mãi mãi trong ký ức của mình sự kiện lịch sử khi được đón Bác Hồ về thăm, được khắc ghi trong tâm khảm của mình những lời căn dặn của Bác. Đó là tài sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi được trân trọng, gìn giữ và phát huy. Đó còn là động lực tinh thần thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hành dân chủ, biến khát vọng phát triển thành hiện thực để nhân dân được thụ hưởng hạnh phúc chính trên mảnh đất Yên Bái anh hùng, giàu tiềm năng, đang có tiềm lực để phát triển nhanh và bền vững.
Những lời dạy của Bác Hồ đối với nhân dân tỉnh Yên Bái thể hiện sinh động và cảm động Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách của Người, mà giờ đây mỗi chúng ta cần ra sức thấm nhuần, nỗ lực thực hiện, nuôi dưỡng “tinh thần cống hiến” để thực hiện “khát vọng phát triển” như Đảng ta đã nêu trong văn kiện Đại hội XIII. Đó là cách tốt nhất, thiết thực nhất kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Yên Bái - sự kiện tiêu biểu nhất trong năm, trong đời sống chính trị - tinh thần của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Tham luận của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận về “Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958” tại Hội thảo cho thấy: Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đại đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958 là Người khẳng định vị trí, tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết các dân tộc đối với tỉnh Yên Bái - một tỉnh có gần 50% các dân tộc ít người. Đồng thời, Bác chỉ rõ phương thức cụ thể để việc đoàn kết các dân tộc đi vào thực chất là các dân tộc phải giúp đỡ nhau chân tình, thực chất, đồng thời mỗi dân tộc cũng phải tự nỗ lực, không trông chờ, ỷ lại. Chỉ dẫn đó của Người là nguyên tắc, phương châm hành động của Đảng và các cấp bộ đảng; đồng thời; trở thành một trong những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011): “…các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Thực hiện lời căn dặn của Bác về tăng cường đoàn kết các dân tộc, 65 năm qua, Đảng bộ và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn chú trọng tập hợp và phát huy sự chung sức, đồng lòng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tạo nên những thành tựu quan trọng. Đó là cơ sở, nền tảng để xây dựng tỉnh theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Với nội dung tham luận “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định: Trách nhiệm nêu gương không phải tự nhiên mà có, không phải tự nó tồn tại mà phải thông qua giáo dục, rèn luyện và các biện pháp, chế tài của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu theo Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh, đưa tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030 và lời hứa quyết tâm “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi” của cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái trong ngày Bác Hồ về thăm Yên Bái vào mùa thu năm 1958, mỗi cán bộ đảng viên cần thấm nhuần tư tưởng “nêu gương” và nghiêm túc thực hiện những quy định của Đảng về “nêu gương” để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xứng đáng là “người đầy tớ trung thành của nhân dân” đúng như lời căn dặn của Bác.
Ngoài ra, các đại biểu đã tập trung tham luận với các nội dung như: Phát huy kết quả đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị; Mù Cang Chải xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững; Văn Yên làm theo lời Bác, phấn đấu xây dựng thành công huyện nông thôn mới; Công an tỉnh Yên Bái học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân; Phát huy tinh thần “Đạo nháp - dân tộc - xã hội chủ nghĩa” đồng hành cùng địa phương trên con đường phát triển; Chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp trồng người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Phát huy vai trò của đồng bào công giáo xã Hưng Khánh trong học tập và làm theo Bác; Hiệu quả từ việc học Bác vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm xây dựng tổ chức Đảng tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác ở chi bộ thôn Tân Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long khẳng định: Những lời Bác căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái suốt 65 năm qua mãi mãi còn nguyên giá trị, soi sáng cho con đường đi lên trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của quê hương Yên Bái anh hùng. Thực tiễn qua các chặng đường lịch sử thực hiện lời dạy của Người, tỉnh Yên Bái đã có những vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Với tiềm năng vốn có và những thành tựu mang tính nền tảng, những lợi thế mới được hình thành trong quá trình đổi mới và phát triển, trong bối cảnh tình hình đất nước, khu vực và thế giới có nhiều cơ hội thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi Yên Bái phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác, tìm ra những hướng đi, cách làm sáng tạo và đột phá mới.
Hội thảo trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các đại biểu, biên tập thành Kỷ yếu làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái. Đây cũng chính là nguồn động viên to lớn, là những kinh nghiệm hết sức quý báu để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững; chăm lo phát triển đồng bộ, hài hòa, vững chắc văn hóa - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; quyết tâm đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và trở thành tỉnh khá trong khu vực như Bác hằng mong muốn và căn dặn khi Người về thăm Yên Bái; góp phần cùng cả nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập, phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
2622 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 8/9, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo “Yên Bái học tập và làm theo lời Bác” kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023). Hội thảo được kết nối đến các điểm cầu cấp huyện và 14 điểm cầu cấp xã của huyện Mù Cang Chải với tổng số 1.050 đại biểu.Chủ trì Hội thảo có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Dự Hội thảo có Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Trưởng các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh; Trưởng Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn), Trưởng phòng công tác đảng và công tác chính trị các Đảng ủy trực thuộc, đại diện Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Thường trực các huyện, thị, thành ủy…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ôn lại những lời dạy của Bác, trân trọng tình cảm Bác đã dành cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Đồng thời khẳng định: Học tập và làm theo lời Bác là một quá trình xuyên suốt, đã được Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái thấm nhuần và thực hiện kể từ khi có Đảng, có Bác lãnh đạo, dẫn dắt, soi đường, chỉ lối.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu khai mạc Hội thảo
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong những năm đầu tái lập tỉnh, Yên Bái phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Kiên định thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ tỉnh đã bám sát và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương vươn lên trở thành một trong những tỉnh phát triển ổn định, bền vững, hài hòa trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Học tập và làm theo lời dạy của Bác, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của tỉnh; sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, cùng với tinh thần đoàn kết, năng động, chủ động, đổi mới, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực và khá toàn diện. Dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết, còn 1/19 chỉ tiêu cần nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu Nghị quyết. Đặc biệt, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều thuộc nhóm các tỉnh khá trong Vùng, có những chỉ tiêu thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu trong Vùng. Mục tiêu trở thành tỉnh khá của Vùng đang từng bước được hiện thực hóa.
Phấn khởi và trân trọng những thành quả to lớn đã đạt được, song đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cần thẳng thắn nhìn nhận Yên Bái vẫn còn là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn; quy mô kinh tế nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Để Yên Bái thực sự phát triển nhanh, bền vững như mong muốn của Bác Hồ kính yêu, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy mong muốn qua Hội thảo sẽ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phân tích, đánh giá sát thực, khách quan, toàn diện, đa chiều để làm sáng tỏ những thành tựu đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục học tập và làm theo lời dạy của Bác, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày nêu rõ: Hội thảo là diễn đàn để tiếp tục khẳng định giá trị lịch sử lời dạy của Bác. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà hiện nay. Hội thảo cũng góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp; phát huy truyền thống đoàn kết, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới. Ngoài ra, kết quả của Hội thảo sẽ là nguồn tài liệu xác thực, củng cố niềm tin chính trị và cung cấp luận cứ khoa học giúp cho tỉnh trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh nhà.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và quý vị đại biểu tập trung thảo luận làm rõ bối cảnh, nội dung, ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn của chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ tại tỉnh Yên Bái; làm sâu sắc ý nghĩa, đánh giá về những thành tích, kết quả trong việc thực hiện lời dạy của Bác qua thực tiễn 65 năm học tập và làm theo lời Bác tại tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở đó, tiếp tục rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp, nêu rõ đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới.
Sau phát biểu khai mạc và đề dẫn, đại biểu là các nhà nghiên cứu, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân đã tham luận tập trung phân tích, luận giải sâu sắc nội dung từng vấn đề theo chủ đề Hội thảo đặt ra.
Với trên 30 tham luận gửi về Hội thảo và 12 tham luận được trình bày trực tiếp tại Hội trường, đã góp phần luận giải, làm rõ, phân tích sâu sắc thêm về tình cảm, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về những giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Người đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái; những thành tựu tỉnh đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh; đồng thời, đề xuất nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục vận dụng thực hiện lời dạy của Bác để góp phần đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững trong chặng đường sắp tới.
Thông qua các tham luận “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua chuyến thăm và lời dạy của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái”, “Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958”, “65 năm, những dấu mốc quan trọng thực hiện lời dạy của Bác”, một lần nữa chúng ta cùng nhau ôn lại những lời dạy ân tình, sâu sắc của Bác; làm rõ thêm một số khía cạnh góp phần tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh dự, trách nhiệm của Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt lời Bác dạy trong giai đoạn hiện nay.
Chùm bài tham luận của các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phân tích sâu sắc, làm rõ nét hơn những kết quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể; đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Chùm bài tham luận của các huyện, thị, thành ủy trong tỉnh góp phần làm sinh động, minh chứng thực tiễn cho những thành tựu phát triển của tỉnh qua những chặng đường lịch sử thực hiện lời căn dặn của Người ở mỗi vùng, mỗi địa phương trong tỉnh.
Đặc biệt, Hội thảo còn nhận được những ý kiến đóng góp trong tham luận của các đại diện từ Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái; các cá nhân, tập thể điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được khen thưởng ở các cấp, làm rõ hơn những kinh nghiệm và giải pháp nhằm tiếp tục lan tỏa, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái phát triển giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo với nội dung “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua chuyến tham và lời dạy của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái”, Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy: Chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ tại Yên Bái tuy thời gian ngắn nhưng đầy ắp những kỷ niệm ân tình không thể nào quên đối với Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái. Các thế hệ cán bộ đảng viên và người dân Yên Bái sẽ lưu giữ mãi mãi trong ký ức của mình sự kiện lịch sử khi được đón Bác Hồ về thăm, được khắc ghi trong tâm khảm của mình những lời căn dặn của Bác. Đó là tài sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi được trân trọng, gìn giữ và phát huy. Đó còn là động lực tinh thần thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hành dân chủ, biến khát vọng phát triển thành hiện thực để nhân dân được thụ hưởng hạnh phúc chính trên mảnh đất Yên Bái anh hùng, giàu tiềm năng, đang có tiềm lực để phát triển nhanh và bền vững.
Những lời dạy của Bác Hồ đối với nhân dân tỉnh Yên Bái thể hiện sinh động và cảm động Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách của Người, mà giờ đây mỗi chúng ta cần ra sức thấm nhuần, nỗ lực thực hiện, nuôi dưỡng “tinh thần cống hiến” để thực hiện “khát vọng phát triển” như Đảng ta đã nêu trong văn kiện Đại hội XIII. Đó là cách tốt nhất, thiết thực nhất kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Yên Bái - sự kiện tiêu biểu nhất trong năm, trong đời sống chính trị - tinh thần của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Tham luận của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận về “Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958” tại Hội thảo cho thấy: Giá trị lý luận và thực tiễn trong lời căn dặn của Bác Hồ về đại đoàn kết dân tộc tại tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958 là Người khẳng định vị trí, tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết các dân tộc đối với tỉnh Yên Bái - một tỉnh có gần 50% các dân tộc ít người. Đồng thời, Bác chỉ rõ phương thức cụ thể để việc đoàn kết các dân tộc đi vào thực chất là các dân tộc phải giúp đỡ nhau chân tình, thực chất, đồng thời mỗi dân tộc cũng phải tự nỗ lực, không trông chờ, ỷ lại. Chỉ dẫn đó của Người là nguyên tắc, phương châm hành động của Đảng và các cấp bộ đảng; đồng thời; trở thành một trong những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011): “…các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Thực hiện lời căn dặn của Bác về tăng cường đoàn kết các dân tộc, 65 năm qua, Đảng bộ và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn chú trọng tập hợp và phát huy sự chung sức, đồng lòng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tạo nên những thành tựu quan trọng. Đó là cơ sở, nền tảng để xây dựng tỉnh theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Với nội dung tham luận “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định: Trách nhiệm nêu gương không phải tự nhiên mà có, không phải tự nó tồn tại mà phải thông qua giáo dục, rèn luyện và các biện pháp, chế tài của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu theo Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh, đưa tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030 và lời hứa quyết tâm “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi” của cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái trong ngày Bác Hồ về thăm Yên Bái vào mùa thu năm 1958, mỗi cán bộ đảng viên cần thấm nhuần tư tưởng “nêu gương” và nghiêm túc thực hiện những quy định của Đảng về “nêu gương” để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xứng đáng là “người đầy tớ trung thành của nhân dân” đúng như lời căn dặn của Bác.
Ngoài ra, các đại biểu đã tập trung tham luận với các nội dung như: Phát huy kết quả đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị; Mù Cang Chải xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững; Văn Yên làm theo lời Bác, phấn đấu xây dựng thành công huyện nông thôn mới; Công an tỉnh Yên Bái học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân; Phát huy tinh thần “Đạo nháp - dân tộc - xã hội chủ nghĩa” đồng hành cùng địa phương trên con đường phát triển; Chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp trồng người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Phát huy vai trò của đồng bào công giáo xã Hưng Khánh trong học tập và làm theo Bác; Hiệu quả từ việc học Bác vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm xây dựng tổ chức Đảng tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác ở chi bộ thôn Tân Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long khẳng định: Những lời Bác căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái suốt 65 năm qua mãi mãi còn nguyên giá trị, soi sáng cho con đường đi lên trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của quê hương Yên Bái anh hùng. Thực tiễn qua các chặng đường lịch sử thực hiện lời dạy của Người, tỉnh Yên Bái đã có những vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Với tiềm năng vốn có và những thành tựu mang tính nền tảng, những lợi thế mới được hình thành trong quá trình đổi mới và phát triển, trong bối cảnh tình hình đất nước, khu vực và thế giới có nhiều cơ hội thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi Yên Bái phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác, tìm ra những hướng đi, cách làm sáng tạo và đột phá mới.
Hội thảo trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các đại biểu, biên tập thành Kỷ yếu làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái. Đây cũng chính là nguồn động viên to lớn, là những kinh nghiệm hết sức quý báu để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững; chăm lo phát triển đồng bộ, hài hòa, vững chắc văn hóa - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; quyết tâm đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và trở thành tỉnh khá trong khu vực như Bác hằng mong muốn và căn dặn khi Người về thăm Yên Bái; góp phần cùng cả nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập, phát triển phồn vinh, hạnh phúc.