Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Theo Nghị quyết số 85/NQ-CP của hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 mới ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Đồng thời, phải ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các Chương trình nhằm hỗ trợ để phát triển giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Cạnh đó, Chính phủ còn giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023; nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan đến tự chủ đại học; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.
(Theo VTC)
1206 lượt xem
Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.Theo Nghị quyết số 85/NQ-CP của hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 mới ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Đồng thời, phải ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các Chương trình nhằm hỗ trợ để phát triển giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Cạnh đó, Chính phủ còn giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023; nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan đến tự chủ đại học; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.
(Theo VTC)