CTTĐT - Những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng ủy xã Mường Lai tập trung lãnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến gắn với xây dựng nông thôn mới và các nhiệm chính trị của địa phương. Đến nay toàn xã có 68 mô hình được đăng ký thực hiện, trong đó có 46 mô hình tập thể, 22 mô hình cá nhân, nhiều mô hình đã được nhân rộng và mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Điển hình là mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”.
Đầu nhiệm kỳ, Mường Lai là xã đặc biệt khó khăn, với trên 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thu nhập không ổn định, trình độ dân trí không đồng đều, một số hộ dân vẫn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước... ; tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn của Mường Lai khi đó mới đạt gần 40%. Giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện với 3 khâu đột phá chiến lược. Đảng bộ xã Mường Lai đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, trọng tâm là vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.
Đầu tiên phải kể đến là dự án cải tạo, nâng cấp đường Mường Lai - Liễu Đô. Cuối năm 2020, khi nhận được chủ trương cải tạo, nâng cấp tuyến đường trên với chiều dài 4,2 km, nhận định đây là một nhiệm vụ khó, bởi khi mở rộng sẽ ảnh hưởng đến đất đai, cây cối, vật kiến trúc của nhiều hộ dân, một số hộ dân còn có suy nghĩ đền bù, hỗ trợ. Do đó, cần phải có sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy. Với quyết tâm thực hiện giải phóng “0 đồng” tuyến đường này làm điển hình để nhân rộng ra toàn xã. Đảng ủy đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, bởi như bác nói: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Xã đã thông tin về chủ trương, mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực của Nhân dân khi tuyến đường được đầu tư, thông qua các cuộc họp của xã, thôn, thông tin trên hệ thống truyền thanh xã, đồng thời đăng tải các thông tin quan trọng trên các trang mạng xã hội để Nhân dân được biết, được bàn, tham gia ý kiến, phát huy dân chủ.
Trực tiếp các đồng chí cán bộ chủ chốt xã, các tổ chức đoàn thể, cùng với cán bộ thôn, người uy tín trong thôn đến từng hộ gia đình gặp gỡ, làm công tác tuyên truyền, vận động. Cảm nhận được những khó khăn ban đầu của xã trong triển khai giải phóng tuyến đường, các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy Lục Yên đã sát sao từng bước đi của xã, chỉ đạo, định hướng và gợi ý những cách làm rất mới mẻ. Trực tiếp đồng chí Bí thư Huyện ủy cùng làm công vận động quần chúng, thể hiện bằng việc kịp thời đến đến gặp gỡ, động viên, biểu dương hộ gia đình ông Hoàng Văn Kê, là người tiên phong hiến đất mở đường.
Như Bác đã dạy “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Những thông tin, hình ảnh về hộ gia đình ông Kê hiến đất, đặc biệt là hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện thân mật, gần gũi, đến từng hộ gia đình để thăm hỏi, biểu dương, khích lệ những đóng góp của bà con nhân dân được thông tin kịp thời đến người dân, nhanh chóng lan tỏa trên các trang mạng xã hội đã nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền, tạo phong trào thi đua sôi nổi, tất cả các hộ dân trên tuyến đường đều xung phong hiến đất, phá dỡ cổng xây, tường rào, chặt bỏ cây cối, tạo mặt bằng sạch bàn giao cho đơn vị thi công... Tuyến đường nhanh chóng hoàn thành sau 4 tháng thi công mà không có bất cứ vướng mắc nào; kết quả toàn tuyến có 32 hộ dân hiến trên 3.000m2 đất, trên 1.200 cây cối có giá trị như quế, keo, mít, bồ đề…
Tiếp đến là vận động Nhân dân chủ động mở rộng nền đường, sửa chữa, khắc phục tình trạng lầy lội tuyến đường từ thôn 1 nối với trung tâm xã, với chiều dài 6,7km, đây là đường đất, chật hẹp, nên mỗi khi mùa mưa đến con đường rất lầy lội, trơn trượt, nhiều học sinh trên địa bàn thôn 1 phải nghỉ học. Trước thực trạng đó, Đảng ủy đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp với các thôn ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng nền đường. Bức xúc vì đường đi lại khó khăn, cho rằng nếu chỉ mở rộng mà không được bê tông thì vẫn không thể giải quyết được tình trạng lầy lội nên nhiều hộ dân không hợp tác. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã đã huy động tất cả cán bộ, công chức thực hiện “Ngày thứ 7 cùng dân”, trực tiếp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt xã tham gia. Ban đầu tập trung san lấp những điểm lầy lội, làm thật chất lượng, thật hiệu quả. Sau đó tại những điểm đường chật hẹp từng bước tiếp cận và vận động một số hộ dân tiên phong hiến đất, chặt cây, dỡ bỏ tường rào để mở rộng mặt đường, đồng thời vận động xã hội hóa dải đá dăm. Thấy những đoạn đường lầy lội từng bước được cải thiện, những điểm được mở rộng trở nên thông thoáng, đi lại thuận tiện hơn, lần lượt các hộ dân trên trục đường tình nguyện hiến đất. Sau 1 tuần ra quân liên tục, từ lực lượng rất mỏng là cán bộ, công chức, cán bộ thôn, đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân với trên 500 ngày công lao động và Nhân dân tự đóng góp trên 100 triệu đồng để dải đá, lu lèn tạo nền đường cứng để bà con Nhân dân và các cháu học sinh đi lại thuận tiện.
Qua triển khai thực hiện mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”, nhận thức của Nhân dân từng bước được thay đổi, không còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào kinh phí đầu tư của Nhà nước. Từ năm 2020 đến nay, Nhân dân trong xã đã đóng góp được trên 04 tỷ đồng để bê tông hóa trên 20km đường giao thông; có trên 500 hộ gia đình hiến trên 20.000 m2 đất, trên 5.000 cây cối, trên 1.500 m2 vật kiến trúc, đến nay tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trên địa bàn xã đạt trên 75%.
Đầu tháng 7/2023, xã nhận thông tin tỉnh sẽ sớm bố trí nguồn vốn để thi công tuyến đường Mường Lai (Lục Yên, Yên Bái) - Đồng Yên (Bắc Quang, Hà Giang), tuyến đường với chiều dài 7,5 km, nền đường được mở rộng từ 05m lên 10m, đoạn qua trung tâm xã rộng tới 13,5m, khi dự án được thi công sẽ tác động đến 205 hộ dân, trong đó có hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng lớn vì nhiều công trình, kiến trúc như nhà ở, tường rào, trụ cổng sẽ phải tháo dỡ.
Để có sẵn mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công, Đảng ủy xã đã họp ra nghị quyết vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để sẵn sàng thi công khi có vốn đầu tư. Phát huy những kinh nghiệm đã được rút ra từ thực hiện những mô hình đã thành công, xã đã nhanh chóng công khai dự kiến quy mô, thiết kế, kinh phí để làm tuyến đường cho Nhân dân biết. Thay vì trực tiếp đi đến từng hộ gia đình để lắng nghe ý kiến Nhân dân, ứng dụng công nghệ 4.0, tận dụng tối đa tiện ích của mạng xã hội, xã đã thực hiện việc vận động, thăm dò ý kiến Nhân dân thông qua trang Facebook Đảng bộ xã Mường Lai. Theo dõi các bài viết trên Trang Facebook thấy người dân rất đồng tình hưởng ứng, nhận định thời điểm thích hợp đã đến, xã quyết định ra quân đồng loạt để nhân dân ký cam kết ngay. Đầu tiên chọn những hộ là cán bộ, đảng viên để thực hiện trước. Nhờ cách làm mới, hiệu quả này chỉ trong vòng 1,5 ngày ra quân 100% hộ dân bị tác động đã viết đơn tự nguyện hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường, tự tay vạch sơn đánh dấu mốc đường. Theo thống kê ban đầu, 205 hộ dân cam kết hiến trên 11.000 m2 đất các loại; trên 1.000 m tường rào; trên 1.000 m2 sân bê tông; 69 trụ cổng xây; trên 1.600 m2 mái tôn; hàng nghìn cây cối các loại, cùng nhiều công trình xây dựng có giá trị khác.
Đặc biệt đối với tuyến đường từ thôn 6 nối với Át Thượng xã Minh Xuân khi nhận chủ trương sẽ được triển khai song song với tuyến đường Mường Lai - Đồng Yên, 100% hộ dân bị ảnh hưởng đến đất đai, cây cối, vật kiến trúc khi giải phóng mặt bằng (60/60 hộ) đã có đơn xin hiến đất, với suy nghĩ khi nào Nhà nước làm đường cần lấy bao nhiêu nhân dân sẵn sàng hiến bấy nhiêu.
Những đóp góp nhỏ bé trong hiến đất mở đường của Mường Lai đã góp phần lan tỏa phong trào hiến đất mở đường trên toàn huyện, những tuyến đường giải phóng “0 đồng” tiếp tục được nối dài, điển hình như tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến; tuyến Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh... Hay nhiều tuyến đường đi qua “đất vàng” tại thị trấn Yên Thế như: đường Hoàng Văn Thụ, đường tại tổ dân phố 7...từ khi mô hình được nhân rộng, toàn huyện đã có trên 4.500 hộ dân hiến 556.328 m2 đất; 25.821 công trình, vật kiến trúc trên đất; 160.932 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi trên 213 tỷ đồng.
Cùng với hiến đất mở đường xã đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, như xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê”, mô hình “Tuyến đường hoa”; mô hình “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp”; mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất để làm nhà văn hóa thôn, đóng góp kinh phí để xây dựng nhà văn hóa thôn trở thành không gian văn hóa”, đối với mô hình này có riêng 05 thôn đăng ký thực hiện, Nhân dân đã tự đóng góp trên 550 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, loa đài, trang trí khánh tiết, làm sân thể thao, trồng hàng rào xanh, phấn đấu năm 2023 xã Mường Lai cán đích nông thôn mới và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mô hình học Bác “Vận động Nhân dân hiến đất xây dựng nông thôn mới”, xã Mường Lai rút ra một số bài học như sau:
Một là: Đổi mới mạnh mẽ, hiệu quảphương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, của chính quyền, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể;xây dựng và thực hành hình ảnh về người lãnh đạo gương mẫu, luôn quan tâm, chăm lo cho Nhân dân, nhất là vai trò của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Phát huy được vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Hai là: Đặc biệt coi trọng công tác dân vận, phải có phương pháp dân vận, biết lựa chọn thời điểm, lựa chọn đối tượng để dân vận. Đổi mới hình thức dân vận phù hợp với thời đại 4.0, đối với xã Mường Lai đã thành lập trang Facebook Đảng bộ Mường Lai là trang thông tin chính thống của Đảng bộ xã, người dân được tiếp cận các chủ trương một cách nhanh nhất, phát huy dân chủ; những tấm gương người thật, việc thật thường xuyên được đăng tải đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
Ba là: Cần bám sát sự định hướng, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, ban hành được nghị quyết lãnh đạo sát thực tế, xây dựng được kế hoạch cụ thể, khả thi, phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành trong triển khai, tổ chức thực hiện.
Bốn là: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nhất là sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò nòng cốt của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, người có uy tín, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trong tuyên truyền, vận động và tổ chức “Ngày cùng dân” đảm bảo rộng khắp, hiệu quả.
Năm là: Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết phong trào, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới.
Trên đây là những chia sẻ về việc học Bác của Đảng bộ xã Mường Lai, đây là những nhìn nhận từ góc độ của một địa phương với mong muốn qua Hội thảo này cá nhân tôi cùng các đại biểu về dự Hội thảo sẽ được học tập, tiếp thu thêm nhiều bài học quý trong học Bác để góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển, Nhân dân ngày càng hạnh phúc hơn.
1036 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng ủy xã Mường Lai tập trung lãnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến gắn với xây dựng nông thôn mới và các nhiệm chính trị của địa phương. Đến nay toàn xã có 68 mô hình được đăng ký thực hiện, trong đó có 46 mô hình tập thể, 22 mô hình cá nhân, nhiều mô hình đã được nhân rộng và mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Điển hình là mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”.Đầu nhiệm kỳ, Mường Lai là xã đặc biệt khó khăn, với trên 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thu nhập không ổn định, trình độ dân trí không đồng đều, một số hộ dân vẫn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước... ; tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn của Mường Lai khi đó mới đạt gần 40%. Giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện với 3 khâu đột phá chiến lược. Đảng bộ xã Mường Lai đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, trọng tâm là vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.
Đầu tiên phải kể đến là dự án cải tạo, nâng cấp đường Mường Lai - Liễu Đô. Cuối năm 2020, khi nhận được chủ trương cải tạo, nâng cấp tuyến đường trên với chiều dài 4,2 km, nhận định đây là một nhiệm vụ khó, bởi khi mở rộng sẽ ảnh hưởng đến đất đai, cây cối, vật kiến trúc của nhiều hộ dân, một số hộ dân còn có suy nghĩ đền bù, hỗ trợ. Do đó, cần phải có sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy. Với quyết tâm thực hiện giải phóng “0 đồng” tuyến đường này làm điển hình để nhân rộng ra toàn xã. Đảng ủy đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, bởi như bác nói: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Xã đã thông tin về chủ trương, mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực của Nhân dân khi tuyến đường được đầu tư, thông qua các cuộc họp của xã, thôn, thông tin trên hệ thống truyền thanh xã, đồng thời đăng tải các thông tin quan trọng trên các trang mạng xã hội để Nhân dân được biết, được bàn, tham gia ý kiến, phát huy dân chủ.
Trực tiếp các đồng chí cán bộ chủ chốt xã, các tổ chức đoàn thể, cùng với cán bộ thôn, người uy tín trong thôn đến từng hộ gia đình gặp gỡ, làm công tác tuyên truyền, vận động. Cảm nhận được những khó khăn ban đầu của xã trong triển khai giải phóng tuyến đường, các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy Lục Yên đã sát sao từng bước đi của xã, chỉ đạo, định hướng và gợi ý những cách làm rất mới mẻ. Trực tiếp đồng chí Bí thư Huyện ủy cùng làm công vận động quần chúng, thể hiện bằng việc kịp thời đến đến gặp gỡ, động viên, biểu dương hộ gia đình ông Hoàng Văn Kê, là người tiên phong hiến đất mở đường.
Như Bác đã dạy “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Những thông tin, hình ảnh về hộ gia đình ông Kê hiến đất, đặc biệt là hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện thân mật, gần gũi, đến từng hộ gia đình để thăm hỏi, biểu dương, khích lệ những đóng góp của bà con nhân dân được thông tin kịp thời đến người dân, nhanh chóng lan tỏa trên các trang mạng xã hội đã nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền, tạo phong trào thi đua sôi nổi, tất cả các hộ dân trên tuyến đường đều xung phong hiến đất, phá dỡ cổng xây, tường rào, chặt bỏ cây cối, tạo mặt bằng sạch bàn giao cho đơn vị thi công... Tuyến đường nhanh chóng hoàn thành sau 4 tháng thi công mà không có bất cứ vướng mắc nào; kết quả toàn tuyến có 32 hộ dân hiến trên 3.000m2 đất, trên 1.200 cây cối có giá trị như quế, keo, mít, bồ đề…
Tiếp đến là vận động Nhân dân chủ động mở rộng nền đường, sửa chữa, khắc phục tình trạng lầy lội tuyến đường từ thôn 1 nối với trung tâm xã, với chiều dài 6,7km, đây là đường đất, chật hẹp, nên mỗi khi mùa mưa đến con đường rất lầy lội, trơn trượt, nhiều học sinh trên địa bàn thôn 1 phải nghỉ học. Trước thực trạng đó, Đảng ủy đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp với các thôn ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng nền đường. Bức xúc vì đường đi lại khó khăn, cho rằng nếu chỉ mở rộng mà không được bê tông thì vẫn không thể giải quyết được tình trạng lầy lội nên nhiều hộ dân không hợp tác. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã đã huy động tất cả cán bộ, công chức thực hiện “Ngày thứ 7 cùng dân”, trực tiếp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt xã tham gia. Ban đầu tập trung san lấp những điểm lầy lội, làm thật chất lượng, thật hiệu quả. Sau đó tại những điểm đường chật hẹp từng bước tiếp cận và vận động một số hộ dân tiên phong hiến đất, chặt cây, dỡ bỏ tường rào để mở rộng mặt đường, đồng thời vận động xã hội hóa dải đá dăm. Thấy những đoạn đường lầy lội từng bước được cải thiện, những điểm được mở rộng trở nên thông thoáng, đi lại thuận tiện hơn, lần lượt các hộ dân trên trục đường tình nguyện hiến đất. Sau 1 tuần ra quân liên tục, từ lực lượng rất mỏng là cán bộ, công chức, cán bộ thôn, đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân với trên 500 ngày công lao động và Nhân dân tự đóng góp trên 100 triệu đồng để dải đá, lu lèn tạo nền đường cứng để bà con Nhân dân và các cháu học sinh đi lại thuận tiện.
Qua triển khai thực hiện mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”, nhận thức của Nhân dân từng bước được thay đổi, không còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào kinh phí đầu tư của Nhà nước. Từ năm 2020 đến nay, Nhân dân trong xã đã đóng góp được trên 04 tỷ đồng để bê tông hóa trên 20km đường giao thông; có trên 500 hộ gia đình hiến trên 20.000 m2 đất, trên 5.000 cây cối, trên 1.500 m2 vật kiến trúc, đến nay tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trên địa bàn xã đạt trên 75%.
Đầu tháng 7/2023, xã nhận thông tin tỉnh sẽ sớm bố trí nguồn vốn để thi công tuyến đường Mường Lai (Lục Yên, Yên Bái) - Đồng Yên (Bắc Quang, Hà Giang), tuyến đường với chiều dài 7,5 km, nền đường được mở rộng từ 05m lên 10m, đoạn qua trung tâm xã rộng tới 13,5m, khi dự án được thi công sẽ tác động đến 205 hộ dân, trong đó có hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng lớn vì nhiều công trình, kiến trúc như nhà ở, tường rào, trụ cổng sẽ phải tháo dỡ.
Để có sẵn mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công, Đảng ủy xã đã họp ra nghị quyết vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để sẵn sàng thi công khi có vốn đầu tư. Phát huy những kinh nghiệm đã được rút ra từ thực hiện những mô hình đã thành công, xã đã nhanh chóng công khai dự kiến quy mô, thiết kế, kinh phí để làm tuyến đường cho Nhân dân biết. Thay vì trực tiếp đi đến từng hộ gia đình để lắng nghe ý kiến Nhân dân, ứng dụng công nghệ 4.0, tận dụng tối đa tiện ích của mạng xã hội, xã đã thực hiện việc vận động, thăm dò ý kiến Nhân dân thông qua trang Facebook Đảng bộ xã Mường Lai. Theo dõi các bài viết trên Trang Facebook thấy người dân rất đồng tình hưởng ứng, nhận định thời điểm thích hợp đã đến, xã quyết định ra quân đồng loạt để nhân dân ký cam kết ngay. Đầu tiên chọn những hộ là cán bộ, đảng viên để thực hiện trước. Nhờ cách làm mới, hiệu quả này chỉ trong vòng 1,5 ngày ra quân 100% hộ dân bị tác động đã viết đơn tự nguyện hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường, tự tay vạch sơn đánh dấu mốc đường. Theo thống kê ban đầu, 205 hộ dân cam kết hiến trên 11.000 m2 đất các loại; trên 1.000 m tường rào; trên 1.000 m2 sân bê tông; 69 trụ cổng xây; trên 1.600 m2 mái tôn; hàng nghìn cây cối các loại, cùng nhiều công trình xây dựng có giá trị khác.
Đặc biệt đối với tuyến đường từ thôn 6 nối với Át Thượng xã Minh Xuân khi nhận chủ trương sẽ được triển khai song song với tuyến đường Mường Lai - Đồng Yên, 100% hộ dân bị ảnh hưởng đến đất đai, cây cối, vật kiến trúc khi giải phóng mặt bằng (60/60 hộ) đã có đơn xin hiến đất, với suy nghĩ khi nào Nhà nước làm đường cần lấy bao nhiêu nhân dân sẵn sàng hiến bấy nhiêu.
Những đóp góp nhỏ bé trong hiến đất mở đường của Mường Lai đã góp phần lan tỏa phong trào hiến đất mở đường trên toàn huyện, những tuyến đường giải phóng “0 đồng” tiếp tục được nối dài, điển hình như tuyến đường Lục Yên - Bảo Yên; tuyến Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến; tuyến Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh... Hay nhiều tuyến đường đi qua “đất vàng” tại thị trấn Yên Thế như: đường Hoàng Văn Thụ, đường tại tổ dân phố 7...từ khi mô hình được nhân rộng, toàn huyện đã có trên 4.500 hộ dân hiến 556.328 m2 đất; 25.821 công trình, vật kiến trúc trên đất; 160.932 cây cối, ước tổng giá trị quy đổi trên 213 tỷ đồng.
Cùng với hiến đất mở đường xã đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, như xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê”, mô hình “Tuyến đường hoa”; mô hình “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp”; mô hình “Vận động Nhân dân hiến đất để làm nhà văn hóa thôn, đóng góp kinh phí để xây dựng nhà văn hóa thôn trở thành không gian văn hóa”, đối với mô hình này có riêng 05 thôn đăng ký thực hiện, Nhân dân đã tự đóng góp trên 550 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, loa đài, trang trí khánh tiết, làm sân thể thao, trồng hàng rào xanh, phấn đấu năm 2023 xã Mường Lai cán đích nông thôn mới và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mô hình học Bác “Vận động Nhân dân hiến đất xây dựng nông thôn mới”, xã Mường Lai rút ra một số bài học như sau:
Một là: Đổi mới mạnh mẽ, hiệu quảphương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, của chính quyền, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể;xây dựng và thực hành hình ảnh về người lãnh đạo gương mẫu, luôn quan tâm, chăm lo cho Nhân dân, nhất là vai trò của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Phát huy được vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Hai là: Đặc biệt coi trọng công tác dân vận, phải có phương pháp dân vận, biết lựa chọn thời điểm, lựa chọn đối tượng để dân vận. Đổi mới hình thức dân vận phù hợp với thời đại 4.0, đối với xã Mường Lai đã thành lập trang Facebook Đảng bộ Mường Lai là trang thông tin chính thống của Đảng bộ xã, người dân được tiếp cận các chủ trương một cách nhanh nhất, phát huy dân chủ; những tấm gương người thật, việc thật thường xuyên được đăng tải đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
Ba là: Cần bám sát sự định hướng, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, ban hành được nghị quyết lãnh đạo sát thực tế, xây dựng được kế hoạch cụ thể, khả thi, phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành trong triển khai, tổ chức thực hiện.
Bốn là: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nhất là sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò nòng cốt của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, người có uy tín, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trong tuyên truyền, vận động và tổ chức “Ngày cùng dân” đảm bảo rộng khắp, hiệu quả.
Năm là: Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết phong trào, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới.
Trên đây là những chia sẻ về việc học Bác của Đảng bộ xã Mường Lai, đây là những nhìn nhận từ góc độ của một địa phương với mong muốn qua Hội thảo này cá nhân tôi cùng các đại biểu về dự Hội thảo sẽ được học tập, tiếp thu thêm nhiều bài học quý trong học Bác để góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển, Nhân dân ngày càng hạnh phúc hơn.