Sáng nay - 16/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Chính phú đã chủ trì Phiên họp thứ hai Hội nghị chuyên đề trực tuyến đánh giá về tình hình và kết quả triển khai các giải pháp đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương.
Các đại biểu dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
63 địa phương hoàn thành kết nối hệ thống trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử của các bộ, ngành, địa phương lần lượt đạt 22,48% và 38,94% (cùng kỳ 2022 đạt 8,78% và 13,14%).
Việc chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại các bộ, ngành đạt 81,39% (cùng kỳ 2022 đạt 50,69%), các địa phương đạt 70,24% (cùng kỳ đạt 38,84%). Qua đó, góp phần xây dựng, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia chuyên ngành như dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, hộ tịch điện tử, giấy phép lái xe...
Thực hiện Đề án 06, có 15 bộ, ngành, 63 địa phương hoàn thành kết nối hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổng cộng đã có 1,2 tỷ trường hợp tra cứu, 536 trường hợp đồng bộ thông tin công dân, 91,2 triệu thông tin nhân khẩu được làm sạch giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và dân cư; 64,3 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử, kích hoạt trên 42 triệu tài khoản. Bên cạnh đó, có 24 địa phương hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử.
Yên Bái đã phê duyệt 702 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần
Thời gian qua, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả công tác CCTTHC trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, các dịch vụ công trực tuyến. Tỉnh đã ủy quyền cho Bưu điện tiếp nhận và trả hồ sơ kết quả giải quyết TTHC; thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC; phê duyệt 702 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.
Đến nay, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã kết nối với 20/22 hệ thống CSDL của các Bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại.
Ngoài ra, tỉnh ủy quyền 32 TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cấp tỉnh cho cấp huyện và cấp xã tiếp nhận và trả kết quả; lựa chọn 21 dịch vụ công trực tuyến toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình:"Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các dịch vụ công đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái”.
Với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của các cấp, các ngành, công tác CCHC của tỉnh có sự tiến bộ rõ nét. Năm 2022, chỉ số CCHC của Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành (tăng 07 bậc); chỉ số SIPAS (chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) xếp thứ 11/63 tỉnh, thành (tăng 03 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, năm 2022, là năm đầu tiên tỉnh có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước
Đánh giá chung cả nước, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chất lượng thực hiện TTHC, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa đáng kể; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định; việc nâng cấp hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC tại một số bộ, ngành, địa phương còn chậm; kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm…
Thời gian tới, các giải pháp trọng tâm Văn phòng Chính phủ đề ra để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp là; các bộ, ngành, địa phương tập trung cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền; rà soát sửa đổi, hoàn thiện các quy định; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, quản lý công bố, công khai TTHC. Đồng thời, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ TTHC; rà soát, hoàn thành việc tích hợp, đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ…
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương triển khai ngay các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.
2821 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng nay - 16/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Chính phú đã chủ trì Phiên họp thứ hai Hội nghị chuyên đề trực tuyến đánh giá về tình hình và kết quả triển khai các giải pháp đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương.Dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
63 địa phương hoàn thành kết nối hệ thống trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử của các bộ, ngành, địa phương lần lượt đạt 22,48% và 38,94% (cùng kỳ 2022 đạt 8,78% và 13,14%).
Việc chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại các bộ, ngành đạt 81,39% (cùng kỳ 2022 đạt 50,69%), các địa phương đạt 70,24% (cùng kỳ đạt 38,84%). Qua đó, góp phần xây dựng, đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia chuyên ngành như dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, hộ tịch điện tử, giấy phép lái xe...
Thực hiện Đề án 06, có 15 bộ, ngành, 63 địa phương hoàn thành kết nối hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổng cộng đã có 1,2 tỷ trường hợp tra cứu, 536 trường hợp đồng bộ thông tin công dân, 91,2 triệu thông tin nhân khẩu được làm sạch giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và dân cư; 64,3 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử, kích hoạt trên 42 triệu tài khoản. Bên cạnh đó, có 24 địa phương hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử.
Yên Bái đã phê duyệt 702 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần
Thời gian qua, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả công tác CCTTHC trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, các dịch vụ công trực tuyến. Tỉnh đã ủy quyền cho Bưu điện tiếp nhận và trả hồ sơ kết quả giải quyết TTHC; thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC; phê duyệt 702 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.
Đến nay, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã kết nối với 20/22 hệ thống CSDL của các Bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại.
Ngoài ra, tỉnh ủy quyền 32 TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cấp tỉnh cho cấp huyện và cấp xã tiếp nhận và trả kết quả; lựa chọn 21 dịch vụ công trực tuyến toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình:"Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các dịch vụ công đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái”.
Với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của các cấp, các ngành, công tác CCHC của tỉnh có sự tiến bộ rõ nét. Năm 2022, chỉ số CCHC của Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành (tăng 07 bậc); chỉ số SIPAS (chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) xếp thứ 11/63 tỉnh, thành (tăng 03 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, năm 2022, là năm đầu tiên tỉnh có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước
Đánh giá chung cả nước, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chất lượng thực hiện TTHC, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa đáng kể; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định; việc nâng cấp hệ thống trực tuyến giải quyết TTHC tại một số bộ, ngành, địa phương còn chậm; kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm…
Thời gian tới, các giải pháp trọng tâm Văn phòng Chính phủ đề ra để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp là; các bộ, ngành, địa phương tập trung cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền; rà soát sửa đổi, hoàn thiện các quy định; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, quản lý công bố, công khai TTHC. Đồng thời, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ TTHC; rà soát, hoàn thành việc tích hợp, đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ…
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương triển khai ngay các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.