CTTĐT - Trong những năm qua, Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của Ban Văn hoá-Xã hội nói riêng được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đã có nhiều chuyển biến tích cực không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đã có nhiều chuyển biến tích cực
Giám sát là chức năng chủ yếu của HĐND, của đại biểu HĐND có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Qua hoạt động giám sát có thể nắm được tình hình thực tiễn, nắm được ý chí nguyện vọng của nhân dân và cử tri để từ đó đưa ra thảo luận và quyết định đúng đắn và trúng những vấn đề tại các kỳ họp; đồng thời kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của các quyết nghị được thông qua, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan chấp hành, kịp thời phát hiện những vững mắc, khó khăn, những tồn tại, hạn chế để kiến nghị, đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách hiện hành hoặc ban hành chính sách, chủ trương mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân.
Trong những năm qua, Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của Ban Văn hoá-Xã hội nói riêng được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đã có nhiều chuyển biến tích cực không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, giúp các cơ quan hữu quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách nhằm đưa nghị quyết của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Các hoạt động giám sát chuyên đề được thực hiện một cách khoa học, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn “đúng”, “trúng” nội dung giám sát, không chồng chéo về nội dung, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, bức xúc mà đại biểu HĐND, cử tri và Nhân dân quan tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Văn hoá-Xã hội đã tổ chức hoàn thành nhiều cuộc giám sát chuyên đề tại các cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có những chuyên đề phạm vi rộng, ảnh hưởng tác động đến nhiều lĩnh vực, đối tượng như: Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 70, Nghị quyết số 71 của HĐND; Giám sát việc thực hiện quy trình rà soát công nhận hộ nghèo, cận nghèo và xét duyệt hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh; Giám sát việc thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập theo Nghị quyết số 59, Nghị quyết số 24 của HĐND tỉnh; Giám sát việc sử dụng tài chính, các nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các Trường THPT, Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trung cấp nghề.
Qua giám sát, Ban đã phát hiện và chỉ ra nhiều vấn đề, nội dung còn tồn tại, hạn chế và đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân vướng mắc dẫn đến tồn tại trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật của cơ sở. Qua đó đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền có biện pháp khắc phục tồn tại, giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện trong thời gian tới. Nhiều kiến nghị sau giám sát, khảo sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu giải quyết kịp thời, thấu đáo.
Mặc dù vậy, hoạt động giám sát chuyên đề của Ban những năm qua vẫn còn những tồn tại nhất định như: Việc xây dựng kế hoạch giám sát có một số cuộc thời gian quá dài, phạm vi rộng, đòi hỏi sự tham gia đông đủ của các thành viên Ban nhưng khi tiến hành giám sát thì nhiều thành viên kiêm nhiệm do đặc thù công việc nên số lượng tham gia giám sát còn quá ít dẫn đến chất lượng giám sát có lúc, có cuộc còn hạn chế; việc giám sát thực hiện một số cơ chế, chính sách của HĐND tỉnh ban hành ở một số lĩnh vực có mặt chưa thật sự sâu sát và chưa thường xuyên; có ý kiến giám sát còn nể nang, ngại va chạm chưa nêu rõ cụ thể các việc tồn tại, sai sót của cơ sở; một số kết luận, báo cáo giám sát còn chung chung; công tác đôn đốc, “đeo bám” đến cùng việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát có việc chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, quyết liệt.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên, thời gian tới, Ban VH-XH sẽ tập trung tham mưu, thực hiện các giải pháp như: chọn chủ đề giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các ngành và dư luận xã hội quan tâm. Muốn vậy, các đại biểu HĐND phải thường xuyên thu thập, tích lũy và phân tích các nguồn thông tin nhiều chiều liên quan; xem xét, đánh giá vấn đề thận trọng, khách quan, phù hợp. Trên cơ sở đó, xác định đúng những vấn đề quan trọng và bức xúc cần tổ chức giám sát, nhất là những chủ trương, nghị quyết còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoặc những vấn đề mà khi thực hiện sẽ gặp những khó khăn, bất cập liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.
Kế hoạch giám sát, nhất là nội dung giám sát phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của chủ đề giám sát; nội dung yêu cầu báo cáo phải được xây dựng chi tiết, dễ hiểu, nêu rõ những nội dung, số liệu hoặc thông tin cần được cung cấp…; mốc thời gian yêu cầu báo cáo và thời điểm gửi báo cáo phải hợp lý để cơ quan chịu sự giám sát đủ điều kiện chuẩn bị, đáp ứng đúng theo yêu cầu của đoàn giám sát. Việc chọn thời điểm giám sát phải phù hợp với yêu cầu giám sát, với khả năng đáp ứng của cơ quan chịu sự giám sát, tránh giám sát vào những thời điểm cấp ủy, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện những công việc cấp bách; đồng thời cũng cần bảo đảm tính thời sự của vấn đề đặt ra.
Chọn đối tượng chịu sự giám sát phải vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính điển hình cho chủ đề giám sát. Vừa giám sát cơ quan quản lý chung để có cơ sở đánh giá tổng quát tình hình, vừa giám sát đối tượng trực tiếp thực hiện hoặc chịu tác động của vấn đề để làm cơ sở xem xét, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện. Đối với những cuộc giám sát về một vấn đề cụ thể thì không nhất thiết phải chọn đủ các đối tượng nói trên. Khi đơn vị được giám sát chưa có báo cáo chi tiết theo đề cương yêu cầu thì nhất thiết không tổ chức giám sát vì nếu chưa có báo cáo, các cơ quan bị giám sát thường thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu của đoàn và các thành viên đoàn giám sát sẽ rất khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, thông tin để so sánh và tổng hợp việc thực hiện nội dung công việc của đơn vị bị giám sát và các yêu cầu đặt ra.
Thành phần đoàn giám sát phải tinh gọn, có chất lượng nhưng đảm bảo đủ cơ cấu thành phần theo lĩnh vực, đảm bảo bao quát, giám sát được hết các lĩnh vực, nội dung của chuyên đề giám sát. Tùy theo từng chủ đề, có thể mời đại diện các Ban liên quan của HĐND, đại diện những ngành, những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực đó tham gia. Ngoài ra, nên mời đại diện lãnh đạo UBMTTQ cùng cấp, Thường trực HĐND cùng cấp nơi có cơ sở được giám sát tham dự.
Phương thức tiến hành giám sát phải khoa học, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức theo từng giai đoạn, từng chuyên đề, kết hợp nghe báo cáo và chú trọng giám sát trực tiếp tại cơ sở, thực địa, đối thoại với các đối tượng trực tiếp hưởng chính sách trước khi làm việc với chính quyền của địa phương (trước, sau giám sát có tiến hành khảo sát, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học hoặc thâm nhập thực tế), tìm hiểu khai thác thông tin phục vụ yêu cầu giám sát qua nhiều kênh khác nhau để thu thập những thông tin có tính thời sự, phục vụ hoạt động giám sát.
Ý kiến giám sát phải đánh giá, phản ánh đúng thực trạng tình hình, các kiến nghị phải phù hợp với các văn bản pháp luật và có tính khả thi. Muốn vậy, phải nắm chính xác, đầy đủ những văn bản hiện hành và tình hình thực tế liên quan để làm cơ sở so sánh, đối chiếu. Nội dung kết luận giám sát phải đảm bảo tính chính xác, có cơ sở, khách quan trung thực, sát thực tế; quan trọng nhất là phải chỉ rõ những hạn chế, tồn tại cụ thể (có địa chỉ); những vướng mắc, khó khăn, bất cập (về thể chế, thực tiễn) trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND các cấp thông qua cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu ra được những kiến nghị, đề xuất rõ trách nhiệm, rõ chủ thể, đúng thẩm quyền và phù hợp, khả thi để các ngành, các cấp có thể tổ chức thực hiện (trước mắt và lâu dài).
Sau giám sát, tổ chức họp Đoàn giám sát để xem xét, thảo luận dự thảo báo cáo kết quả giám sát, có thể mời các cơ quan chịu sự giám sát tham gia ý kiến; tiếp thu, chỉnh sửa, xin ý kiến lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh để xem xét, chỉ đạo và tiếp thu hoàn chỉnh ban hành báo cáo kết quả giám sát đảm bảo đúng thời gian quy định.
Quan tâm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát; trường hợp cơ quan bị giám sát không thực hiện hoặc thực hiện chậm thì cần có biện pháp thực hiện như: ban hành văn bản nhắc nhở; tiếp tục đưa ra kiến nghị giải quyết tại báo cáo thẩm tra của Ban; nêu thành câu hỏi chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh; tổ chức tái giám sát hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
1772 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của Ban Văn hoá-Xã hội nói riêng được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đã có nhiều chuyển biến tích cực không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.Giám sát là chức năng chủ yếu của HĐND, của đại biểu HĐND có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Qua hoạt động giám sát có thể nắm được tình hình thực tiễn, nắm được ý chí nguyện vọng của nhân dân và cử tri để từ đó đưa ra thảo luận và quyết định đúng đắn và trúng những vấn đề tại các kỳ họp; đồng thời kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của các quyết nghị được thông qua, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan chấp hành, kịp thời phát hiện những vững mắc, khó khăn, những tồn tại, hạn chế để kiến nghị, đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách hiện hành hoặc ban hành chính sách, chủ trương mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân.
Trong những năm qua, Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của Ban Văn hoá-Xã hội nói riêng được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đã có nhiều chuyển biến tích cực không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, giúp các cơ quan hữu quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách nhằm đưa nghị quyết của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Các hoạt động giám sát chuyên đề được thực hiện một cách khoa học, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn “đúng”, “trúng” nội dung giám sát, không chồng chéo về nội dung, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, bức xúc mà đại biểu HĐND, cử tri và Nhân dân quan tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Văn hoá-Xã hội đã tổ chức hoàn thành nhiều cuộc giám sát chuyên đề tại các cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có những chuyên đề phạm vi rộng, ảnh hưởng tác động đến nhiều lĩnh vực, đối tượng như: Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 70, Nghị quyết số 71 của HĐND; Giám sát việc thực hiện quy trình rà soát công nhận hộ nghèo, cận nghèo và xét duyệt hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh; Giám sát việc thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập theo Nghị quyết số 59, Nghị quyết số 24 của HĐND tỉnh; Giám sát việc sử dụng tài chính, các nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các Trường THPT, Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trung cấp nghề.
Qua giám sát, Ban đã phát hiện và chỉ ra nhiều vấn đề, nội dung còn tồn tại, hạn chế và đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân vướng mắc dẫn đến tồn tại trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật của cơ sở. Qua đó đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền có biện pháp khắc phục tồn tại, giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện trong thời gian tới. Nhiều kiến nghị sau giám sát, khảo sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu giải quyết kịp thời, thấu đáo.
Mặc dù vậy, hoạt động giám sát chuyên đề của Ban những năm qua vẫn còn những tồn tại nhất định như: Việc xây dựng kế hoạch giám sát có một số cuộc thời gian quá dài, phạm vi rộng, đòi hỏi sự tham gia đông đủ của các thành viên Ban nhưng khi tiến hành giám sát thì nhiều thành viên kiêm nhiệm do đặc thù công việc nên số lượng tham gia giám sát còn quá ít dẫn đến chất lượng giám sát có lúc, có cuộc còn hạn chế; việc giám sát thực hiện một số cơ chế, chính sách của HĐND tỉnh ban hành ở một số lĩnh vực có mặt chưa thật sự sâu sát và chưa thường xuyên; có ý kiến giám sát còn nể nang, ngại va chạm chưa nêu rõ cụ thể các việc tồn tại, sai sót của cơ sở; một số kết luận, báo cáo giám sát còn chung chung; công tác đôn đốc, “đeo bám” đến cùng việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát có việc chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, quyết liệt.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên, thời gian tới, Ban VH-XH sẽ tập trung tham mưu, thực hiện các giải pháp như: chọn chủ đề giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các ngành và dư luận xã hội quan tâm. Muốn vậy, các đại biểu HĐND phải thường xuyên thu thập, tích lũy và phân tích các nguồn thông tin nhiều chiều liên quan; xem xét, đánh giá vấn đề thận trọng, khách quan, phù hợp. Trên cơ sở đó, xác định đúng những vấn đề quan trọng và bức xúc cần tổ chức giám sát, nhất là những chủ trương, nghị quyết còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoặc những vấn đề mà khi thực hiện sẽ gặp những khó khăn, bất cập liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.
Kế hoạch giám sát, nhất là nội dung giám sát phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của chủ đề giám sát; nội dung yêu cầu báo cáo phải được xây dựng chi tiết, dễ hiểu, nêu rõ những nội dung, số liệu hoặc thông tin cần được cung cấp…; mốc thời gian yêu cầu báo cáo và thời điểm gửi báo cáo phải hợp lý để cơ quan chịu sự giám sát đủ điều kiện chuẩn bị, đáp ứng đúng theo yêu cầu của đoàn giám sát. Việc chọn thời điểm giám sát phải phù hợp với yêu cầu giám sát, với khả năng đáp ứng của cơ quan chịu sự giám sát, tránh giám sát vào những thời điểm cấp ủy, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện những công việc cấp bách; đồng thời cũng cần bảo đảm tính thời sự của vấn đề đặt ra.
Chọn đối tượng chịu sự giám sát phải vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính điển hình cho chủ đề giám sát. Vừa giám sát cơ quan quản lý chung để có cơ sở đánh giá tổng quát tình hình, vừa giám sát đối tượng trực tiếp thực hiện hoặc chịu tác động của vấn đề để làm cơ sở xem xét, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện. Đối với những cuộc giám sát về một vấn đề cụ thể thì không nhất thiết phải chọn đủ các đối tượng nói trên. Khi đơn vị được giám sát chưa có báo cáo chi tiết theo đề cương yêu cầu thì nhất thiết không tổ chức giám sát vì nếu chưa có báo cáo, các cơ quan bị giám sát thường thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu của đoàn và các thành viên đoàn giám sát sẽ rất khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, thông tin để so sánh và tổng hợp việc thực hiện nội dung công việc của đơn vị bị giám sát và các yêu cầu đặt ra.
Thành phần đoàn giám sát phải tinh gọn, có chất lượng nhưng đảm bảo đủ cơ cấu thành phần theo lĩnh vực, đảm bảo bao quát, giám sát được hết các lĩnh vực, nội dung của chuyên đề giám sát. Tùy theo từng chủ đề, có thể mời đại diện các Ban liên quan của HĐND, đại diện những ngành, những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực đó tham gia. Ngoài ra, nên mời đại diện lãnh đạo UBMTTQ cùng cấp, Thường trực HĐND cùng cấp nơi có cơ sở được giám sát tham dự.
Phương thức tiến hành giám sát phải khoa học, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức theo từng giai đoạn, từng chuyên đề, kết hợp nghe báo cáo và chú trọng giám sát trực tiếp tại cơ sở, thực địa, đối thoại với các đối tượng trực tiếp hưởng chính sách trước khi làm việc với chính quyền của địa phương (trước, sau giám sát có tiến hành khảo sát, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học hoặc thâm nhập thực tế), tìm hiểu khai thác thông tin phục vụ yêu cầu giám sát qua nhiều kênh khác nhau để thu thập những thông tin có tính thời sự, phục vụ hoạt động giám sát.
Ý kiến giám sát phải đánh giá, phản ánh đúng thực trạng tình hình, các kiến nghị phải phù hợp với các văn bản pháp luật và có tính khả thi. Muốn vậy, phải nắm chính xác, đầy đủ những văn bản hiện hành và tình hình thực tế liên quan để làm cơ sở so sánh, đối chiếu. Nội dung kết luận giám sát phải đảm bảo tính chính xác, có cơ sở, khách quan trung thực, sát thực tế; quan trọng nhất là phải chỉ rõ những hạn chế, tồn tại cụ thể (có địa chỉ); những vướng mắc, khó khăn, bất cập (về thể chế, thực tiễn) trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND các cấp thông qua cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu ra được những kiến nghị, đề xuất rõ trách nhiệm, rõ chủ thể, đúng thẩm quyền và phù hợp, khả thi để các ngành, các cấp có thể tổ chức thực hiện (trước mắt và lâu dài).
Sau giám sát, tổ chức họp Đoàn giám sát để xem xét, thảo luận dự thảo báo cáo kết quả giám sát, có thể mời các cơ quan chịu sự giám sát tham gia ý kiến; tiếp thu, chỉnh sửa, xin ý kiến lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh để xem xét, chỉ đạo và tiếp thu hoàn chỉnh ban hành báo cáo kết quả giám sát đảm bảo đúng thời gian quy định.
Quan tâm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát; trường hợp cơ quan bị giám sát không thực hiện hoặc thực hiện chậm thì cần có biện pháp thực hiện như: ban hành văn bản nhắc nhở; tiếp tục đưa ra kiến nghị giải quyết tại báo cáo thẩm tra của Ban; nêu thành câu hỏi chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh; tổ chức tái giám sát hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.