CTTĐT - Trong thời gian qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức tốt hoạt động thẩm tra, qua đó góp phần khẳng định sự hợp hiến, hợp pháp và khả thi cũng như có ý kiến đối với một số nội dung cần điều chỉnh trong các báo cáo, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình, làm cơ sở để Đại biểu Hội đồng nhân dân có thêm thông tin và cơ sở để thảo luận, xem xét sự đánh giá khách quan và tính khả thi của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp và từ đó Hội đồng nhân dân đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp.
Tăng cường công tác thẩm tra, đảm bảo tính khả thi của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp
Thẩm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của các Ban của HĐND tỉnh nhằm xem xét tính hợp pháp, khoa học, khả thi của vấn đề được đề cập trong báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh xây dựng và trình kỳ họp HĐND tỉnh. Kết quả thẩm tra là cơ sở phản biện quan trọng để đại biểu HĐND thảo luận và quyết nghị. Từ đó đảm bảo cho nghị quyết của HĐND ban hành hợp hiến, hợp pháp, khoa học, khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; qua đó phát huy hiệu lực, hiệu quả các Nghị quyết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, hoạt động thẩm tra là một trong các nội dung được lãnh đạo HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh đặc biệt chú trọng, yêu cầu phải được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, chất lượng và hiệu quả.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, theo sự phân công của Thường trực HĐND, từ đầu nhiệm kỳ 2021 -2025 đến nay Ban Kinh tế - Ngân sách đã tổ chức 11 hội nghị thẩm tra và ban hành 89 báo cáo thẩm tra các dự thảo Nghị quyết, báo cáo, Tờ trình của UBND tỉnh.
Căn cứ chương trình tổ chức các kỳ họp hằng năm và chương trình tổ chức kỳ họp chuyên đề, Ban chủ động phân công bộ phận giúp việc thu thập, tổng hợp thông tin qua các báo cáo thường kỳ; Chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để nắm bắt thông tin, trình tự, tiến độ xây dựng dự thảo; đối chiếu với các quy trình, quy định để đôn đốc cơ quan soạn thảo thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ trình; Tham gia đầy đủ các hội nghị của cơ quan soạn thảo, các phiên họp của UBND tỉnh có nội dung trình kỳ họp để kịp thời có ý kiến tham gia đóng góp, giúp cơ quan tham mưu hoàn chỉnh nội dung trước khi tổ chức Hội nghị thẩm tra; giảm bớt tình trạng phải thẩm tra lại vì lý do chất lượng dự thảo nghị quyết và thủ tục, quy trình không đảm bảo (đặc biệt là đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ, chính sách đặc thù có thời gian và quy trình xây dựng văn bản phức tạp, kéo dài).
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nội dung phân công thẩm tra, Lãnh đạo Ban phân công thành viên trong Ban, bộ phận giúp việc của Ban nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết chuẩn bị hội nghị thẩm tra. Chuyển tài liệu cho các đại biểu trước ngày thẩm tra theo quy định. Đề nghị UBND tỉnh cung cấp dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết và hồ sơ liên quan của Ban cán sự UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy để nghiên cứu trước, sau đó tổng hợp các vấn đề và xây dựng dự thảo báo cáo thẩm tra lần 1. Sau khi nhận tờ trình, dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết và hồ sơ liên quan của UBND tỉnh trình thẩm tra, tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu, bổ sung dự thảo báo cáo thẩm tra lần 2.
Tùy từng nội dung, Ban lựa chọn tổ chức khảo sát để thu thập thông tin, bên cạnh đó, chú trọng giám sát việc thực hiện quy định lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của nghị quyết, để đảm bảo các cơ quan soạn thảo đã thực hiện đánh giá tác động, tư vấn và xin ý kiến của các đối tượng có liên quan một cách nghiêm túc, công khai. Điều này đảm bảo Nghị quyết ban hành đi vào cuộc sống, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Trước khi họp thẩm tra chính thức, Lãnh đạo ban tổ chức thẩm tra sơ bộ với các ngành tham mưu dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết để nắm thêm thông tin, làm rõ một số nội dung, đồng thời yêu cầu ngành chuẩn bị để giải trình một số một số vấn đề cần quan tâm, làm rõ tại hội nghị thẩm tra.
Các bước tại hội nghị thẩm tra được Ban tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát, tuy nhiên để dành nhiều thời gian làm rõ những vấn đề cần quan tâm một số tờ trình, dự thảo nghị quyết Ban không yêu cầu UBND trình bày. Chủ trì hội nghị trực tiếp khái quát ngắn gọn nội dung dự thảo báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết, những nhận định ban đầu qua nghiên cứu tài liệu và làm việc với các ngành trước hội nghị thẩm tra (ưu điểm của văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, giá trị mang lại khi ban hành đề án, dự thảo Nghị quyết, những vấn đề bất hợp lý, không khả thi, trái quy định của pháp luật (nếu có), những vấn đề yêu cầu làm rõ tại hội nghị); các thành viên ban, các ban của HĐND tỉnh nêu ý kiến thẩm tra, sau đó các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo UBND tỉnh giải trình, tiếp thu.
Đối với những nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều, Ban đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn có liên quan nêu quan điểm, các thành viên ban tập trung nghiên cứu kỹ các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn để quyết định. Đồng thời, tham vấn thêm ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo HĐND tỉnh trước khi biểu quyết thống nhất các nội dung trình kỳ họp và nội dung yêu cầu UBND tỉnh giải trình thêm tại kỳ họp để kỳ họp tiếp tục thảo luận. Trong quá trình tổ chức thẩm tra, Ban đều phân công thư ký ghi biên bản nội dung hội nghị để lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Sau hội nghị thẩm tra, Ban xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra báo cáo Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh, trong đó báo cáo các nội dung nhất trí, không nhất trí trình kỳ họp, các nội dung còn có ý kiến khác nhau và các kiến nghị, đề nghị UBND tỉnh báo cáo giải trình trực tiếp tại kỳ họp để báo cáo và xin ý kiến của Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh.
Căn cứ các nội dung thống nhất tại cuộc họp của Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh, Ban hoàn thiện báo cáo thẩm tra theo quy định. Nội dung báo cáo thẩm tra tập trung vào sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nêu tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật hiện hành; nêu rõ ý kiến đánh giá của Ban về những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị (nếu có) làm cơ sở cho các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận, biểu quyết tại kỳ họp.
1149 lượt xem
CTV: Vân Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức tốt hoạt động thẩm tra, qua đó góp phần khẳng định sự hợp hiến, hợp pháp và khả thi cũng như có ý kiến đối với một số nội dung cần điều chỉnh trong các báo cáo, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình, làm cơ sở để Đại biểu Hội đồng nhân dân có thêm thông tin và cơ sở để thảo luận, xem xét sự đánh giá khách quan và tính khả thi của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp và từ đó Hội đồng nhân dân đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp.Thẩm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của các Ban của HĐND tỉnh nhằm xem xét tính hợp pháp, khoa học, khả thi của vấn đề được đề cập trong báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh xây dựng và trình kỳ họp HĐND tỉnh. Kết quả thẩm tra là cơ sở phản biện quan trọng để đại biểu HĐND thảo luận và quyết nghị. Từ đó đảm bảo cho nghị quyết của HĐND ban hành hợp hiến, hợp pháp, khoa học, khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; qua đó phát huy hiệu lực, hiệu quả các Nghị quyết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó, hoạt động thẩm tra là một trong các nội dung được lãnh đạo HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh đặc biệt chú trọng, yêu cầu phải được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, chất lượng và hiệu quả.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, theo sự phân công của Thường trực HĐND, từ đầu nhiệm kỳ 2021 -2025 đến nay Ban Kinh tế - Ngân sách đã tổ chức 11 hội nghị thẩm tra và ban hành 89 báo cáo thẩm tra các dự thảo Nghị quyết, báo cáo, Tờ trình của UBND tỉnh.
Căn cứ chương trình tổ chức các kỳ họp hằng năm và chương trình tổ chức kỳ họp chuyên đề, Ban chủ động phân công bộ phận giúp việc thu thập, tổng hợp thông tin qua các báo cáo thường kỳ; Chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để nắm bắt thông tin, trình tự, tiến độ xây dựng dự thảo; đối chiếu với các quy trình, quy định để đôn đốc cơ quan soạn thảo thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ trình; Tham gia đầy đủ các hội nghị của cơ quan soạn thảo, các phiên họp của UBND tỉnh có nội dung trình kỳ họp để kịp thời có ý kiến tham gia đóng góp, giúp cơ quan tham mưu hoàn chỉnh nội dung trước khi tổ chức Hội nghị thẩm tra; giảm bớt tình trạng phải thẩm tra lại vì lý do chất lượng dự thảo nghị quyết và thủ tục, quy trình không đảm bảo (đặc biệt là đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ, chính sách đặc thù có thời gian và quy trình xây dựng văn bản phức tạp, kéo dài).
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nội dung phân công thẩm tra, Lãnh đạo Ban phân công thành viên trong Ban, bộ phận giúp việc của Ban nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết chuẩn bị hội nghị thẩm tra. Chuyển tài liệu cho các đại biểu trước ngày thẩm tra theo quy định. Đề nghị UBND tỉnh cung cấp dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết và hồ sơ liên quan của Ban cán sự UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy để nghiên cứu trước, sau đó tổng hợp các vấn đề và xây dựng dự thảo báo cáo thẩm tra lần 1. Sau khi nhận tờ trình, dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết và hồ sơ liên quan của UBND tỉnh trình thẩm tra, tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu, bổ sung dự thảo báo cáo thẩm tra lần 2.
Tùy từng nội dung, Ban lựa chọn tổ chức khảo sát để thu thập thông tin, bên cạnh đó, chú trọng giám sát việc thực hiện quy định lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của nghị quyết, để đảm bảo các cơ quan soạn thảo đã thực hiện đánh giá tác động, tư vấn và xin ý kiến của các đối tượng có liên quan một cách nghiêm túc, công khai. Điều này đảm bảo Nghị quyết ban hành đi vào cuộc sống, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Trước khi họp thẩm tra chính thức, Lãnh đạo ban tổ chức thẩm tra sơ bộ với các ngành tham mưu dự thảo báo cáo, dự thảo nghị quyết để nắm thêm thông tin, làm rõ một số nội dung, đồng thời yêu cầu ngành chuẩn bị để giải trình một số một số vấn đề cần quan tâm, làm rõ tại hội nghị thẩm tra.
Các bước tại hội nghị thẩm tra được Ban tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát, tuy nhiên để dành nhiều thời gian làm rõ những vấn đề cần quan tâm một số tờ trình, dự thảo nghị quyết Ban không yêu cầu UBND trình bày. Chủ trì hội nghị trực tiếp khái quát ngắn gọn nội dung dự thảo báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết, những nhận định ban đầu qua nghiên cứu tài liệu và làm việc với các ngành trước hội nghị thẩm tra (ưu điểm của văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, giá trị mang lại khi ban hành đề án, dự thảo Nghị quyết, những vấn đề bất hợp lý, không khả thi, trái quy định của pháp luật (nếu có), những vấn đề yêu cầu làm rõ tại hội nghị); các thành viên ban, các ban của HĐND tỉnh nêu ý kiến thẩm tra, sau đó các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo UBND tỉnh giải trình, tiếp thu.
Đối với những nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều, Ban đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn có liên quan nêu quan điểm, các thành viên ban tập trung nghiên cứu kỹ các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn để quyết định. Đồng thời, tham vấn thêm ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo HĐND tỉnh trước khi biểu quyết thống nhất các nội dung trình kỳ họp và nội dung yêu cầu UBND tỉnh giải trình thêm tại kỳ họp để kỳ họp tiếp tục thảo luận. Trong quá trình tổ chức thẩm tra, Ban đều phân công thư ký ghi biên bản nội dung hội nghị để lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Sau hội nghị thẩm tra, Ban xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra báo cáo Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh, trong đó báo cáo các nội dung nhất trí, không nhất trí trình kỳ họp, các nội dung còn có ý kiến khác nhau và các kiến nghị, đề nghị UBND tỉnh báo cáo giải trình trực tiếp tại kỳ họp để báo cáo và xin ý kiến của Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh.
Căn cứ các nội dung thống nhất tại cuộc họp của Đảng đoàn, Thường trực HĐND tỉnh, Ban hoàn thiện báo cáo thẩm tra theo quy định. Nội dung báo cáo thẩm tra tập trung vào sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nêu tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật hiện hành; nêu rõ ý kiến đánh giá của Ban về những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị (nếu có) làm cơ sở cho các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận, biểu quyết tại kỳ họp.