CTTĐT - Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái giám sát công trình nước sạch tại huyện Yên Bình.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức hiệp thương xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả với các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, Mặt trận các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Thực tiễn công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, được cấp ủy Đảng, và nhân dân đánh giá cao; góp phần vào việc phát hiện những điểm chưa tốt, còn hạn chế để kiến nghị khắc phục.
Nhờ tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp.
Đặc biệt, với việc đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả GSVPBXH của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội theo trọng tâm, trọng điểm, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tiếp thu, giải trình, trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, các đề xuất, kiến nghị sau GSVPBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Từ năm 2020 đến nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện 3.917 cuộc giám sát; phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 1.896 cuộc giám sát; ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát 1.125 cuộc; ban giám sát đầu tư cộng đồng tiến hành giám sát trên 2.212 dự án đầu tư…
Đặc biệt, nêu cao vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện công tác GSVPBXH, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tăng cường thực hiện giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân…, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh.
Tại Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò GSVPBXH”.
Ông Hoàng Trọng Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Văn Chấn cho biết, điểm nổi bật của Ủy ban MTTQ huyện là triển khai Quyết định số 217-218/QĐ-TW của Bộ Chính trị về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở. Qua đó, MTTQ đã phối hợp với các ban của HĐND huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ ở, chi trả phí dịch vụ môi trường rừng… Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó, phát huy quyền làm chủ và vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân để tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
Những ngày thu tháng 9, Chúng tôi đến với huyện vùng cao Trạm Tấu là huyện còn nhiều khó khăn, nhưng với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp đã đưa ra các hình thức giám sát khác nhau trên nhiều lĩnh vực; đồng thời có những kiến nghị, đề xuất sát thực, hiệu quả.
Ông Giàng A Chang - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Trạm Tấu cho biết, khi địa phương triển khai giám sát và phản biện xã hội, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện đã phối hợp với các ban của HĐND huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở một số ngành và các địa phương. Bên cạnh đó, MTTQ huyện cũng tổ chức giám sát các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy chế làm việc tại các xã, thị trấn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Qua kiểm tra, giám sát, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh đến cơ quan cấp trên xem xét, giải quyết theo thời gian luật định.
Đặc biệt, khi huyện Trạm Tấu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp đã tuyên truyền đến 100% hộ dân trong huyện giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, gia đình xanh - sạch - đẹp, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Hiện nay, huyện đã có xã Hát Lừu duy trì đạt chuẩn nông thôn mới. “Thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Trạm Tấu tiếp tục tăng cường xây dựng khối đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong các công trình hạ tầng cơ sở; xây dựng và công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa, thôn bản, tổ dân phố và gia đình văn hóa…”, ông Lầu A Kỷ nói.
Không chỉ huyện Trạm Tấu tích cực đẩy mạnh các hoạt động giám sát và phản biện xã hội mà thời gian gần đây, huyện Văn Chấn cũng là đơn vị thực hiện khá tốt việc này. Trong đó, MTTQ huyện đã tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; giám sát thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng các hoạt động tiếp xúc cử tri; theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của cử tri…
Trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND các cấp tổ chức tiếp xúc với cử tri tại 7.025 điểm với 85.297 lượt ý kiến, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh.
MTTQ tỉnh Yên Bái đã tiến hành giám sát bằng việc nghiên cứu, xem xét 68 văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực hiện phối hợp giám sát với các cơ quan liên quan, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tham gia trên 1.896 cuộc (cấp tỉnh 86 cuộc, cấp huyện 358 cuộc; cấp xã 1.035 cuộc).
Trong đó, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức 56 cuộc kiểm sát, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, dân sự, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; phối hợp với Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 30 cuộc giám sát.
Thực hiện giám sát theo đoàn, MTTQ các cấp trong tỉnh tổ chức 3.917 cuộc, trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì 45 cuộc; Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì 298 cuộc; Ủy ban MTTQ cấp xã 3.574 cuộc.
Thông qua giám sát, MTTQ đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; tiếp nhận 362 đơn thư của đoàn viên, hội viên và nhân dân, trong đó, các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết hơn 90% đơn thư.
Sau giám sát, các ý kiến đề xuất, kiến nghị của MTTQ tỉnh Yên Bái, các đoàn thể chính trị tỉnh và các đoàn giám sát đều được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đánh giá cao và tiếp thu, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, quyền lợi của người dân đã được đảm bảo, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thực hiện công tác PBXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đều có văn bản gửi UBND cùng cấp trao đổi cung cấp thông tin đến MTTQ về chủ trương và quyết định đầu tư các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng để tuyên truyền đến nhân dân.
Cùng đó, trao đổi thống nhất những nội dung cần tổ chức hội nghị PBXH, những nội dung cần lấy ý kiến tham gia của MTTQ trước khi trình HĐND ban hành nghị quyết, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND các cấp.
Trong 5 năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức phản biện xã hội đối với 90 dự thảo văn bản, trong đó: cấp tỉnh tổ chức PBXH đối với 12 dự thảo văn bản; cấp huyện 78 dự thảo văn bản. MTTQ các cấp đã triển khai lấy ý kiến tham gia bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến của các tổ chức thành viên, các hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ đối với 131 dự thảo như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Luật Bầu cử ĐBQH và Đại biểu HĐND; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)...
Theo ông Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái, để đẩy mạnh các hoạt động giám sát và phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tiến hành giám sát bằng nghiên cứu, xem xét văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; “Thông qua giám sát, MTTQ đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương. Sau giám sát, các ý kiến đề xuất, kiến nghị của MTTQ tỉnh Yên Bái, các đoàn thể chính trị tỉnh và các đoàn giám sát đều được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đánh giá cao và tiếp thu, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nhờ đó, quyền lợi của người dân được đảm bảo, bà con đồng tình ủng hộ cao”, ông Phùng Quang Huy chia sẻ.
Với nhiều đổi mới đồng bộ, phù hợp, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp nhân dân, được Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận./.
778 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức hiệp thương xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả với các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, Mặt trận các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Thực tiễn công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, được cấp ủy Đảng, và nhân dân đánh giá cao; góp phần vào việc phát hiện những điểm chưa tốt, còn hạn chế để kiến nghị khắc phục.
Nhờ tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp.
Đặc biệt, với việc đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả GSVPBXH của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội theo trọng tâm, trọng điểm, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tiếp thu, giải trình, trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, các đề xuất, kiến nghị sau GSVPBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Từ năm 2020 đến nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện 3.917 cuộc giám sát; phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 1.896 cuộc giám sát; ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát 1.125 cuộc; ban giám sát đầu tư cộng đồng tiến hành giám sát trên 2.212 dự án đầu tư…
Đặc biệt, nêu cao vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện công tác GSVPBXH, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tăng cường thực hiện giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân…, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh.
Tại Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò GSVPBXH”.
Ông Hoàng Trọng Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Văn Chấn cho biết, điểm nổi bật của Ủy ban MTTQ huyện là triển khai Quyết định số 217-218/QĐ-TW của Bộ Chính trị về giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở. Qua đó, MTTQ đã phối hợp với các ban của HĐND huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ ở, chi trả phí dịch vụ môi trường rừng… Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó, phát huy quyền làm chủ và vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân để tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
Những ngày thu tháng 9, Chúng tôi đến với huyện vùng cao Trạm Tấu là huyện còn nhiều khó khăn, nhưng với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp đã đưa ra các hình thức giám sát khác nhau trên nhiều lĩnh vực; đồng thời có những kiến nghị, đề xuất sát thực, hiệu quả.
Ông Giàng A Chang - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Trạm Tấu cho biết, khi địa phương triển khai giám sát và phản biện xã hội, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện đã phối hợp với các ban của HĐND huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở một số ngành và các địa phương. Bên cạnh đó, MTTQ huyện cũng tổ chức giám sát các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy chế làm việc tại các xã, thị trấn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Qua kiểm tra, giám sát, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh đến cơ quan cấp trên xem xét, giải quyết theo thời gian luật định.
Đặc biệt, khi huyện Trạm Tấu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp đã tuyên truyền đến 100% hộ dân trong huyện giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, gia đình xanh - sạch - đẹp, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Hiện nay, huyện đã có xã Hát Lừu duy trì đạt chuẩn nông thôn mới. “Thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Trạm Tấu tiếp tục tăng cường xây dựng khối đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong các công trình hạ tầng cơ sở; xây dựng và công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa, thôn bản, tổ dân phố và gia đình văn hóa…”, ông Lầu A Kỷ nói.
Không chỉ huyện Trạm Tấu tích cực đẩy mạnh các hoạt động giám sát và phản biện xã hội mà thời gian gần đây, huyện Văn Chấn cũng là đơn vị thực hiện khá tốt việc này. Trong đó, MTTQ huyện đã tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; giám sát thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng các hoạt động tiếp xúc cử tri; theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của cử tri…
Trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND các cấp tổ chức tiếp xúc với cử tri tại 7.025 điểm với 85.297 lượt ý kiến, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh.
MTTQ tỉnh Yên Bái đã tiến hành giám sát bằng việc nghiên cứu, xem xét 68 văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực hiện phối hợp giám sát với các cơ quan liên quan, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tham gia trên 1.896 cuộc (cấp tỉnh 86 cuộc, cấp huyện 358 cuộc; cấp xã 1.035 cuộc).
Trong đó, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức 56 cuộc kiểm sát, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, dân sự, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; phối hợp với Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 30 cuộc giám sát.
Thực hiện giám sát theo đoàn, MTTQ các cấp trong tỉnh tổ chức 3.917 cuộc, trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì 45 cuộc; Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì 298 cuộc; Ủy ban MTTQ cấp xã 3.574 cuộc.
Thông qua giám sát, MTTQ đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; tiếp nhận 362 đơn thư của đoàn viên, hội viên và nhân dân, trong đó, các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết hơn 90% đơn thư.
Sau giám sát, các ý kiến đề xuất, kiến nghị của MTTQ tỉnh Yên Bái, các đoàn thể chính trị tỉnh và các đoàn giám sát đều được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đánh giá cao và tiếp thu, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, quyền lợi của người dân đã được đảm bảo, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thực hiện công tác PBXH, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đều có văn bản gửi UBND cùng cấp trao đổi cung cấp thông tin đến MTTQ về chủ trương và quyết định đầu tư các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng để tuyên truyền đến nhân dân.
Cùng đó, trao đổi thống nhất những nội dung cần tổ chức hội nghị PBXH, những nội dung cần lấy ý kiến tham gia của MTTQ trước khi trình HĐND ban hành nghị quyết, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND các cấp.
Trong 5 năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức phản biện xã hội đối với 90 dự thảo văn bản, trong đó: cấp tỉnh tổ chức PBXH đối với 12 dự thảo văn bản; cấp huyện 78 dự thảo văn bản. MTTQ các cấp đã triển khai lấy ý kiến tham gia bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến của các tổ chức thành viên, các hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban MTTQ đối với 131 dự thảo như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Luật Bầu cử ĐBQH và Đại biểu HĐND; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)...
Theo ông Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái, để đẩy mạnh các hoạt động giám sát và phản biện xã hội trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tiến hành giám sát bằng nghiên cứu, xem xét văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; “Thông qua giám sát, MTTQ đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương. Sau giám sát, các ý kiến đề xuất, kiến nghị của MTTQ tỉnh Yên Bái, các đoàn thể chính trị tỉnh và các đoàn giám sát đều được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đánh giá cao và tiếp thu, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nhờ đó, quyền lợi của người dân được đảm bảo, bà con đồng tình ủng hộ cao”, ông Phùng Quang Huy chia sẻ.
Với nhiều đổi mới đồng bộ, phù hợp, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp nhân dân, được Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận./.