CTTĐT - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã góp ý hoàn thiện dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi) liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm.
Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Đánh giá cao ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Khang Thị Mào góp ý hoàn thiện dự thảo luật liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm.
Tại Điều 8, khoản 2 quy định cấm xả nước thải vào nguồn nước dưới đất, đại biểu cho rằng quy định như vậy còn bất cập bởi hiện nay khu vực nông thôn chưa có công trình thu gom xử lý nước thải; quy định cấm xả nước thải vào nguồn nước dưới đất là khó khả thi. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành và bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại biểu cũng đề cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung thêm nội dung đưa các loài sinh vật thủy sinh ngoại lai nhập khẩu từ nước ngoài, các loài sinh vật mới chưa được cấp có thẩm quyền cho phép vào nuôi trồng ở các sông suối hồ kênh rạch vào các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật có liên quan vào nội dung các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8.
Về kê khai đăng ký cấp phép thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước tại Điều 53, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét chỉnh sửa để đảm bảo sự thống nhất giữa các luật hiện hành.
Cùng với đó, đại biểu Khang Thị Mào cũng góp ý về kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 52). Theo đại biểu, tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định các dự án xây dựng công trình sử dụng tài nguyên nước phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân, tổ chức liên quan. Như vậy, với quy định về việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan khi đầu tư xây dựng công trình khai thác tài nguyên nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo Khoản 8 Điều 52 của dự thảo Luật lần này dẫn đến nguy cơ dự án phải thực hiện 02 lần công tác lấy ý kiến, hoặc thực hiện 01 lần nhưng lại phải có hai bộ hồ sơ, gây tốn kém về thời gian, chi phí làm thủ tục hành chính. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét, chỉnh sửa để có sự thống nhất giữa các Luật.
1854 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã góp ý hoàn thiện dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi) liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm.
Đánh giá cao ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Khang Thị Mào góp ý hoàn thiện dự thảo luật liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm.
Tại Điều 8, khoản 2 quy định cấm xả nước thải vào nguồn nước dưới đất, đại biểu cho rằng quy định như vậy còn bất cập bởi hiện nay khu vực nông thôn chưa có công trình thu gom xử lý nước thải; quy định cấm xả nước thải vào nguồn nước dưới đất là khó khả thi. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành và bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại biểu cũng đề cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung thêm nội dung đưa các loài sinh vật thủy sinh ngoại lai nhập khẩu từ nước ngoài, các loài sinh vật mới chưa được cấp có thẩm quyền cho phép vào nuôi trồng ở các sông suối hồ kênh rạch vào các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật có liên quan vào nội dung các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8.
Về kê khai đăng ký cấp phép thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước tại Điều 53, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét chỉnh sửa để đảm bảo sự thống nhất giữa các luật hiện hành.
Cùng với đó, đại biểu Khang Thị Mào cũng góp ý về kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 52). Theo đại biểu, tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định các dự án xây dựng công trình sử dụng tài nguyên nước phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân, tổ chức liên quan. Như vậy, với quy định về việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan khi đầu tư xây dựng công trình khai thác tài nguyên nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo Khoản 8 Điều 52 của dự thảo Luật lần này dẫn đến nguy cơ dự án phải thực hiện 02 lần công tác lấy ý kiến, hoặc thực hiện 01 lần nhưng lại phải có hai bộ hồ sơ, gây tốn kém về thời gian, chi phí làm thủ tục hành chính. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét, chỉnh sửa để có sự thống nhất giữa các Luật.