CTTĐT - Để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm TTATGT, phòng ngừa, không để xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng với thanh thiếu niên, học sinh, Ban ATGT tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông cho thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên.
Tập trung trang bị kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tình trạng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT có chiều hướng gia tăng; TNGT liên quan đến thanh thiếu niên, học sinh có diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê 10 tháng năm 2023, đã xảy ra 14 vụ TNGT liên quan đến học sinh, làm chết 4 người, bị thương 11 người; lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 2.020 trường hợp vi phạm của nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh; ra quyết định xử phạt, thu nộp NSNN số tiền 969 triệu đồng; tạm giữ 1.440 phương tiện (bao gồm 807 xe mô tô, 470 xe gắn máy, 163 xe máy điện). Phát hiện và bắt giữ 05 vụ, tạm giữ 31 phương tiện, xử lý 31 đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách, gây mất trật tự công cộng.
|
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh - sinh viên.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh triển khai ký cam kết cho phụ huynh và học sinh; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, nhắc nhở học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông; Thường xuyên kiểm tra, phối hợp xử lý đối với các trường họp vi phạm; xây dựng mô hình phối hợp giữa cơ quan chức năng - nhà trường - gia đình - thôn/tổ dân phố trong công tác giáo dục, giám sát, quản lý học sinh - sinh viên với mục tiêu “Quản lý khép kín từ gia đình, nơi cư trú, trên đường giao thông, nhà trường”.
2. Công an tỉnh chỉ đạo duy trì thường xuyên công tác tuần tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh; tập trung vào nhóm hành vi là nguyên nhân chủ yếu gây TNGT và các hành vi: không đủ tuổi điều khiển phương tiện, trong đó cần chú trọng xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện giao cho người chưa đủ tuổi điều khiển; hành vi chạy quá tốc độ; hành vi điều khiển xe chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiếm... không để xảy ra tình trạng thanh thiếu niên, học sinh tụ tập, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng, TTATGT. Trao đối thông tin ve các trường họp vi phạm là học sinh - sinh viên đến nhà trường, Công an cấp xã, thôn, tổ dân phố và gia đình để phố hợp quản lý, nhắc nhở, giám sát.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về ATGT tại các Nhà trường, cơ sở giáo dục; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với vi phạm pháp luật TTATGT của người dân, đặc biệt là vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh.
4. Văn phòng Ban ATGT tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2023", quan tâm đến các gia đình có nạn nhân là thanh thiếu niên, học sinh; thay đổi phương pháp tổ chức, nâng cao hiệu ứng tuyên truyền, tác động đến nhận thức của người dân nói chung và của nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh nói riêng. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình tặng mũ bảo hiểm cho toàn bộ học sinh lớp Một trên toàn tỉnh đúng tiến độ và đối tượng.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội, hội viên lồng ghép tuyên truyền ATGT, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong các cuộc sinh hoạt thường kỳ tại cơ sở; đồng thời quán triệt tới toàn thể các hội viên thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở, quản lý chặt chẽ đối với con em mình trong quá trình tham gia giao thông.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đối với cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn tăng cường thời gian phát sóng trên hệ thống loa truyền thanh tại địa phương các chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự, ATGT cho trẻ em. Chỉ đạo các đội quản lý trật tự đô thị theo chức năng, quyền hạn tăng cường kiểm tra đối với các quán cóc, quán nước vỉa hè trên một số tuyến phố chính trong khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn. Yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh ký cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn giao thông, không lấn chiếm hành lang vỉa hè, không cung cấp rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác cho học sinh; kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi các nhóm thanh thiếu niên tụ tập phương tiện, có biểu hiện vi phạm Pháp luật về ATGT và trật tự công cộng.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục, Công an cấp huyện, các đơn vị có liên quan, ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các giải pháp về bảo đảm TTATGT trên tuyến, địa bàn phụ trách, trong đó quan tâm chỉ đạo về công tác phối hợp của lực lượng chức năng với Nhà trường để nắm tình hình, quản lý số học sinh sử dụng mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, kịp thời xử lý các vi phạm và có giải pháp phòng ngừa TNGT với nhóm đối tượng này (cần nắm chắc danh sách học sinh sử dụng phương tiện theo từng loại, số học sinh có biểu hiện vi phạm; trao đổi thông tin với thôn, tổ, gia đình về những trường hợp học sinh vi phạm để phối họp quản lý, răn đe, giáo dục). Yêu cầu phụ huynh cam kết không giao xe cho người khi chưa đủ tuổi điều khiến phương tiện, không “độ”, “chế” phương tiện, phải khôi phục lại như thiết kế ban đầu. Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, yêu cầu các cơ sở, cá nhân sửa chừa phương tiện mô tô, xe máy trên địa bàn cam kết không “độ”, “chế” phương tiện trái quy định của Pháp luật và phải xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình “độ”, “chế” phương tiện mô tô, xe máy.
1607 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm TTATGT, phòng ngừa, không để xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng với thanh thiếu niên, học sinh, Ban ATGT tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông cho thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tình trạng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT có chiều hướng gia tăng; TNGT liên quan đến thanh thiếu niên, học sinh có diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê 10 tháng năm 2023, đã xảy ra 14 vụ TNGT liên quan đến học sinh, làm chết 4 người, bị thương 11 người; lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 2.020 trường hợp vi phạm của nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh; ra quyết định xử phạt, thu nộp NSNN số tiền 969 triệu đồng; tạm giữ 1.440 phương tiện (bao gồm 807 xe mô tô, 470 xe gắn máy, 163 xe máy điện). Phát hiện và bắt giữ 05 vụ, tạm giữ 31 phương tiện, xử lý 31 đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách, gây mất trật tự công cộng.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh - sinh viên.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh triển khai ký cam kết cho phụ huynh và học sinh; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, nhắc nhở học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông; Thường xuyên kiểm tra, phối hợp xử lý đối với các trường họp vi phạm; xây dựng mô hình phối hợp giữa cơ quan chức năng - nhà trường - gia đình - thôn/tổ dân phố trong công tác giáo dục, giám sát, quản lý học sinh - sinh viên với mục tiêu “Quản lý khép kín từ gia đình, nơi cư trú, trên đường giao thông, nhà trường”.
2. Công an tỉnh chỉ đạo duy trì thường xuyên công tác tuần tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh; tập trung vào nhóm hành vi là nguyên nhân chủ yếu gây TNGT và các hành vi: không đủ tuổi điều khiển phương tiện, trong đó cần chú trọng xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện giao cho người chưa đủ tuổi điều khiển; hành vi chạy quá tốc độ; hành vi điều khiển xe chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiếm... không để xảy ra tình trạng thanh thiếu niên, học sinh tụ tập, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng, TTATGT. Trao đối thông tin ve các trường họp vi phạm là học sinh - sinh viên đến nhà trường, Công an cấp xã, thôn, tổ dân phố và gia đình để phố hợp quản lý, nhắc nhở, giám sát.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về ATGT tại các Nhà trường, cơ sở giáo dục; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với vi phạm pháp luật TTATGT của người dân, đặc biệt là vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh.
4. Văn phòng Ban ATGT tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2023", quan tâm đến các gia đình có nạn nhân là thanh thiếu niên, học sinh; thay đổi phương pháp tổ chức, nâng cao hiệu ứng tuyên truyền, tác động đến nhận thức của người dân nói chung và của nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh nói riêng. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình tặng mũ bảo hiểm cho toàn bộ học sinh lớp Một trên toàn tỉnh đúng tiến độ và đối tượng.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội, hội viên lồng ghép tuyên truyền ATGT, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong các cuộc sinh hoạt thường kỳ tại cơ sở; đồng thời quán triệt tới toàn thể các hội viên thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở, quản lý chặt chẽ đối với con em mình trong quá trình tham gia giao thông.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đối với cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn tăng cường thời gian phát sóng trên hệ thống loa truyền thanh tại địa phương các chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự, ATGT cho trẻ em. Chỉ đạo các đội quản lý trật tự đô thị theo chức năng, quyền hạn tăng cường kiểm tra đối với các quán cóc, quán nước vỉa hè trên một số tuyến phố chính trong khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn. Yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh ký cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn giao thông, không lấn chiếm hành lang vỉa hè, không cung cấp rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác cho học sinh; kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi các nhóm thanh thiếu niên tụ tập phương tiện, có biểu hiện vi phạm Pháp luật về ATGT và trật tự công cộng.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục, Công an cấp huyện, các đơn vị có liên quan, ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các giải pháp về bảo đảm TTATGT trên tuyến, địa bàn phụ trách, trong đó quan tâm chỉ đạo về công tác phối hợp của lực lượng chức năng với Nhà trường để nắm tình hình, quản lý số học sinh sử dụng mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, kịp thời xử lý các vi phạm và có giải pháp phòng ngừa TNGT với nhóm đối tượng này (cần nắm chắc danh sách học sinh sử dụng phương tiện theo từng loại, số học sinh có biểu hiện vi phạm; trao đổi thông tin với thôn, tổ, gia đình về những trường hợp học sinh vi phạm để phối họp quản lý, răn đe, giáo dục). Yêu cầu phụ huynh cam kết không giao xe cho người khi chưa đủ tuổi điều khiến phương tiện, không “độ”, “chế” phương tiện, phải khôi phục lại như thiết kế ban đầu. Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, yêu cầu các cơ sở, cá nhân sửa chừa phương tiện mô tô, xe máy trên địa bàn cam kết không “độ”, “chế” phương tiện trái quy định của Pháp luật và phải xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình “độ”, “chế” phương tiện mô tô, xe máy.