CTTĐT - Chiều 2/11, đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Quang cảnh phiên thảo luận ở tổ chiều 2/11
Tham gia thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bày tỏ sự thống nhất sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung Luật BHXH, theo đó bổ sung thêm một số chính sách như mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc; điều chỉnh một số chính sách quan trọng như: hưởng BHXH một lần; quy định thêm các tầng chính sách BHXH.
Về quy định đối tượng tham gia BHXH một lần và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị cần nghiên cứu mức đóng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này phù hợp với thực tế thu nhập vì thực tế hiện nay những người ở nhóm này đều hưởng trợ cấp hàng tháng theo hình thức khoán và mức phụ cấp này thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng và so với các đối tượng hưởng lương khác.
Cho biết nội dung quy định hộ kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu cho rằng đây là quy định mới cũng để giải quyết một số vấn đề phát sinh hiện nay. "Tôi đồng tình với nội dung này và đề nghị có thể mở rộng thêm đối với trường hợp chủ hộ kinh doanh không thuộc diện phải bắt buộc đăng ký kinh doanh. Đối với các chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc cũng cần quy định về độ tuổi. Bởi trên thực tế có nhiều chủ hộ kinh doanh đã lớn tuổi hoặc đã hết độ tuổi lao động. Nếu không quy định về độ tuổi sẽ gây ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện” - đại biểu Duy nêu ý kiến.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đề nghị bổ sung thêm một số chính sách như mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc
Về quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc nhóm đối đối tượng tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 nếu có nhu cầu có thể tham gia BHXH tự nguyện, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng cần cân nhắc quy định này mà thay vào đó nên quy định từ đủ 18 tuổi trở lên.
Đại biểu nêu lý do: Thứ nhất, việc quyết định tham gia BHXH tự nguyện là một quyết định quan trọng đối với người lao động. Trong khi Bộ Luật Dân sự quy định người đủ từ 18 tuổi trở lên mới có đủ hành vi năng lực dân sự. Thứ hai, theo quy định tại 143 của Bộ Luật lao động năm 2019 quy định những người từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi cũng bị hạn chế tham gia một số công việc như người từ đủ 18 tuổi trở lên. Thứ ba, đối tượng từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì việc làm và thu nhập chưa ổn định cho nên đề nghị nghiên cứu nâng mức tuổi tham gia BHXH tự nguyện từ 18 tuổi trở lên.
Tham gia về quy định cơ quan BHXH, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy đề nghị rà soát, biên tập để đảm bảo phù hợp với Luật Thanh tra. Đại biểu đề nghị, mở rộng chức năng của BHXH có chức năng thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT của người sử dụng lao động và người tham gia chế độ chính sách theo quy định của Luật này như vậy mới đảm bảo đầy đủ.
Liên quan đến chế độ BHXH một lần, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản thống nhất với phương án hai. Theo phương án này, hạn chế người lao động rút BHXH một lần, sẽ khó khăn khi đến tuổi già nghỉ hưu. Thay vì được rút 100% một lần, quy định như phương án 2 sẽ rút hai lần. Một lần, rút tại thời điểm có nhu cầu, phần còn lại sẽ rút khi đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 15 năm tham gia BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì vẫn được rút phần còn lại.
Cùng tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội tham gia một số vấn đề cụ thể. Về bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, đại biểu cho rằng đây là chính sách mà ngân sách nhà nước đảm bảo cung cấp 1 khoản trợ cấp cho người cao tuổi.
"Tôi nhất trí việc bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội như đề xuất của Chính phủ sẽ góp phần mở rộng diện bao phủ đối tượng hưởng các chế độ hưu trí đa dạng và không chỉ dựa trên cơ sở đóng góp của cá nhân mà còn dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng, hướng tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân” - đại biểu Trung cho biết.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung phát biểu thảo luận ở tổ
Về mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu đề nghị làm rõ cơ sở để đưa đối tượng "Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố" vào đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc, về thực tế triển khai, số lượng các đối tượng này luôn biến động theo nhiệm kỳ; nên đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định mức hỗ trợ đóng BHXH bắt buộc của Nhà nước cho nhóm đối tượng này.
Về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH, đại biểu cho biết, trong thời gian qua có thực trạng cơ quan BHXH thu sai đối tượng (chủ hộ kinh doanh cá thể); thoái thu tiền đã đóng cho người tham gia do chưa có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và giải pháp bù đắp.
Đại biểu đề nghị rà soát, nghiên cứu, quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH trong dự thảo Luật và các hành vi bị cấm liên quan tới trách nhiệm của cơ quan BHXH, cán bộ BHXH trong việc thu sai đối tượng, thu trùng, thu không đủ, thu thừa; chi sai, chi không đúng…
Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đại biểu Trung tán thành với đề xuất lựa chọn: "Mức chi phí quản lý BHXH được tính trên cơ sở phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội”.
Vì Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện cả 2 nhiệm vụ: đồng thời là phát triển đối tượng, quản lý thu và nhiệm vụ chi trả chế độ, quản lý chi (trong đó có những khoản chi phí cho tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền chi trả và quản lý người nhận tiền qua tài khoản cá nhân, bằng tiền mặt, chi phí thu BHXH… chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý hàng năm của BHXH Việt Nam).
"Do đó, quy định chi phí quản lý BHXH tính theo tỷ lệ trên dự toán thu, chi BHXH là phù hợp, thể hiện được hai nhiệm vụ mà cơ quan BHXH đang được giao thực hiện và cũng là phương án đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện tại Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15” - đại biểu Trung phát biểu.
1690 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 2/11, đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).Tham gia thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bày tỏ sự thống nhất sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung Luật BHXH, theo đó bổ sung thêm một số chính sách như mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc; điều chỉnh một số chính sách quan trọng như: hưởng BHXH một lần; quy định thêm các tầng chính sách BHXH.
Về quy định đối tượng tham gia BHXH một lần và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị cần nghiên cứu mức đóng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này phù hợp với thực tế thu nhập vì thực tế hiện nay những người ở nhóm này đều hưởng trợ cấp hàng tháng theo hình thức khoán và mức phụ cấp này thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng và so với các đối tượng hưởng lương khác.
Cho biết nội dung quy định hộ kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu cho rằng đây là quy định mới cũng để giải quyết một số vấn đề phát sinh hiện nay. "Tôi đồng tình với nội dung này và đề nghị có thể mở rộng thêm đối với trường hợp chủ hộ kinh doanh không thuộc diện phải bắt buộc đăng ký kinh doanh. Đối với các chủ hộ kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc cũng cần quy định về độ tuổi. Bởi trên thực tế có nhiều chủ hộ kinh doanh đã lớn tuổi hoặc đã hết độ tuổi lao động. Nếu không quy định về độ tuổi sẽ gây ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện” - đại biểu Duy nêu ý kiến.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đề nghị bổ sung thêm một số chính sách như mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc
Về quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc nhóm đối đối tượng tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 nếu có nhu cầu có thể tham gia BHXH tự nguyện, đại biểu Đỗ Đức Duy cho rằng cần cân nhắc quy định này mà thay vào đó nên quy định từ đủ 18 tuổi trở lên.
Đại biểu nêu lý do: Thứ nhất, việc quyết định tham gia BHXH tự nguyện là một quyết định quan trọng đối với người lao động. Trong khi Bộ Luật Dân sự quy định người đủ từ 18 tuổi trở lên mới có đủ hành vi năng lực dân sự. Thứ hai, theo quy định tại 143 của Bộ Luật lao động năm 2019 quy định những người từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi cũng bị hạn chế tham gia một số công việc như người từ đủ 18 tuổi trở lên. Thứ ba, đối tượng từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì việc làm và thu nhập chưa ổn định cho nên đề nghị nghiên cứu nâng mức tuổi tham gia BHXH tự nguyện từ 18 tuổi trở lên.
Tham gia về quy định cơ quan BHXH, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy đề nghị rà soát, biên tập để đảm bảo phù hợp với Luật Thanh tra. Đại biểu đề nghị, mở rộng chức năng của BHXH có chức năng thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT của người sử dụng lao động và người tham gia chế độ chính sách theo quy định của Luật này như vậy mới đảm bảo đầy đủ.
Liên quan đến chế độ BHXH một lần, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản thống nhất với phương án hai. Theo phương án này, hạn chế người lao động rút BHXH một lần, sẽ khó khăn khi đến tuổi già nghỉ hưu. Thay vì được rút 100% một lần, quy định như phương án 2 sẽ rút hai lần. Một lần, rút tại thời điểm có nhu cầu, phần còn lại sẽ rút khi đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 15 năm tham gia BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì vẫn được rút phần còn lại.
Cùng tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội tham gia một số vấn đề cụ thể. Về bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, đại biểu cho rằng đây là chính sách mà ngân sách nhà nước đảm bảo cung cấp 1 khoản trợ cấp cho người cao tuổi.
"Tôi nhất trí việc bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội như đề xuất của Chính phủ sẽ góp phần mở rộng diện bao phủ đối tượng hưởng các chế độ hưu trí đa dạng và không chỉ dựa trên cơ sở đóng góp của cá nhân mà còn dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng, hướng tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân” - đại biểu Trung cho biết.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung phát biểu thảo luận ở tổ
Về mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đại biểu đề nghị làm rõ cơ sở để đưa đối tượng "Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố" vào đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc, về thực tế triển khai, số lượng các đối tượng này luôn biến động theo nhiệm kỳ; nên đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định mức hỗ trợ đóng BHXH bắt buộc của Nhà nước cho nhóm đối tượng này.
Về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH, đại biểu cho biết, trong thời gian qua có thực trạng cơ quan BHXH thu sai đối tượng (chủ hộ kinh doanh cá thể); thoái thu tiền đã đóng cho người tham gia do chưa có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và giải pháp bù đắp.
Đại biểu đề nghị rà soát, nghiên cứu, quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH trong dự thảo Luật và các hành vi bị cấm liên quan tới trách nhiệm của cơ quan BHXH, cán bộ BHXH trong việc thu sai đối tượng, thu trùng, thu không đủ, thu thừa; chi sai, chi không đúng…
Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đại biểu Trung tán thành với đề xuất lựa chọn: "Mức chi phí quản lý BHXH được tính trên cơ sở phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội”.
Vì Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện cả 2 nhiệm vụ: đồng thời là phát triển đối tượng, quản lý thu và nhiệm vụ chi trả chế độ, quản lý chi (trong đó có những khoản chi phí cho tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền chi trả và quản lý người nhận tiền qua tài khoản cá nhân, bằng tiền mặt, chi phí thu BHXH… chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý hàng năm của BHXH Việt Nam).
"Do đó, quy định chi phí quản lý BHXH tính theo tỷ lệ trên dự toán thu, chi BHXH là phù hợp, thể hiện được hai nhiệm vụ mà cơ quan BHXH đang được giao thực hiện và cũng là phương án đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện tại Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15” - đại biểu Trung phát biểu.